Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại Việt Nam trong thị trường cạnh tranh

MỤC LỤC

GIỚI THIỆU ĐỂ TÀI

Một số các nghiên cứu trước đây cho thấy có rất nhiều nhân tố tác động đến lợi nhuận ngân hàng gồm có các nhân tố bên trong như: Tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, thanh khoản, chi phí hoạt động… và các nhân tố bên ngoài như GDP, lạm phát… Tuy nhiên tại thị trường Việt Nam thì có những nhân tố nào thực sự tác động, chiều tác động và nhân tố nào tác động mạnh nhất đến lợi nhuận đang là một câu hỏi vô cùng cấp thiết. Biến độc lập bao gồm hai nhóm biến khác nhau có tác động đến lợi nhuận ngân hàng đó là: Nhóm các biến bên trong (tỷ lệ chi phí trên doanh thu, vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ, nhóm các biến bên ngoài (tỷ lệ tăng trưởng GDP). Về mặt ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần củng cố, nối dài các nghiên cứu trước đây trong việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận của các ngân hàng thương mại và xác định chiều ảnh hưởng của các nhân tố này đến lợi nhuận trong thị trường ngân hàng tại Việt Nam.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN VỀ LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Theo cách tính này thì muốn gia tăng lợi nhuận các ngân hàng thương mại cần tăng cường các hoạt động tạo thu nhập như: mở rộng tín dụng, tăng đầu tư và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đồng thời tiết giảm chi phí. Theo bài nghiên cứu của Trịnh Quốc Trung & Nguyễn Văn Sang (2013) khi nghiên cứu dữ liệu của 39 NHTM Việt Nam giai đoạn 2005-2012 thì tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng chịu sự tác động ngược chiều của tỷ lệ chi phí hoạt động trên doanh thu. Trong bài nghiên cứu này tỷ số chi phí hoạt động trên doanh thu được kì vọng có tác động ngược chiều lên khả năng sinh lợi cũng theo như kết quả nghiên cứu của Abreu và Mendes (2001) khi nghiên cứu tại một số quốc gia châu Âu.

Bảng 2.1
Bảng 2.1

THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM

Vào thời điểm này với sự hình thành của VAMC giúp cho các ngân hàng cải thiện thanh khoản bằng cách bán nợ xấu lại cho VAMC và cải thiện tổng tài sản của mình giúp cho tổng tài sản phục hồi và tăng trưởng tốt. Các ngân hàng tăng vốn chủ sở hữu chủ yếu cho mục đích xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư công nghệ, mở rộng mạng lưới và tăng vốn để nâng cao năng lực tài chính nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh và đảm bảo hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) trước sự cạnh tranh gay gắt khi Việt Nam gia nhập WTO. Tuy nhiên động thái này cũng thể hiện thái độ tích cực của ngân hàng cũng như của các cơ quan quản lý trong việc thể hiện trung thực các chỉ số tài chính và góp phần làm lành mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng.

Tăng trưởng tín dụng quá nóng giai đoạn 2007-2011 cộng với những khó khăn của nền kinh tế khi xảy ra khủng hoảng toàn cầu: sản xuất, tiêu thụ chậm, doanh nghiệp thu hẹp nhu cầu đầu tư, các công nợ phải thu thì chưa thu được. Giai đoạn từ năm 2012 trở lại đây, trước tình trạng các khó khăn của nền kinh tế chưa được tháo gỡ, tổng cầu giảm mạnh, thị trường bất động sản đóng băng, doanh nghiệp đình trệ sản xuất thì tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng xuống thấp ở mức kỉ lục. Năm 2008, dưới áp lực của khủng hoảng kinh tế cộng với lãi suất huy động cao trong phần lớn thời gian của năm, tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp, tín dụng bất động sản và tiêu dùng thu hẹp, đầu tư tài chính khó khăn… làm cho lợi nhuận của toàn ngành tăng trưởng thấp.

Sang năm 2012, với việc trích lập dự phòng tăng vọt do nợ xấu (Hình 3.2), nợ có khả năng mất vốn tăng cao khiến lợi nhuận nhiều ngân hàng sụt giảm mạnh kéo theo tổng lợi nhuận trước thuế của tám ngân hàng giảm 14%. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng các ngân hàng 2013-2014 Nguồn: Vietstock.vn Sang năm 2013-2014, việc trích lập dự phòng tăng cao tiếp tục là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến lợi nhuận các ngân hàng bị bào mòn. Tuy ngân hàng vẫn có lãi từ các mảng kinh doanh khác, nhưng bình quân thu nhập từ tín dụng của hệ thống ngân hàng vẫn chiếm đa số trong tổng thu nhập, nên sự sụt giảm trong kinh doanh tín dụng truyền thống đã tác động mạnh vào suy giảm chung của lợi nhuận.

Kể từ cuối năm 2011, khi vấn đề nợ xấu vốn đã xuất hiện từ lâu bắt đầu bộc lộ và trở nên nhức nhối, các ngân hàng tích cực trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cộng với những khó khăn chung từ nền kinh tế thì lợi nhuận có dấu hiệu sụt giảm nghiêm trọng, các chỉ tiêu ROA, ROE cũng giảm thấp trong hầu hết các ngân hàng.

Bảng 3.1. Tốc độ gia tăng tổng tài sản các ngân hàng từ 2007-2014
Bảng 3.1. Tốc độ gia tăng tổng tài sản các ngân hàng từ 2007-2014

PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Số liệu về các biến tỷ lệ chi phí hoạt động trên doanh thu, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ được lấy từ báo cáo tài chính của ngân hàng trên các website. Sau đó, nghiên cứu sử dụng phương pháp bình quân tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS) để khắc phục hiện tượng tự tương quan giữa các sai số và hiện tượng phương sai thay đổi nhằm đảm bảo ước lượng thu được vững và hiệu quả. Bởi vì phương sai của sai số thay đổi làm mất tính hiệu quả của ước lượng, nên cần thiết phải tiến hành kiểm định giả thuyết phương sai của sai số không đổi bằng kiểm định White, với giả thuyết H0: Không có hiện tượng phương sai thay đổi.

Hệ số VIF của tất cả các biến độc lập đều nhỏ hơn 5 (theo bảng 4.5) nên hiện tượng đa cộng tuyến được đánh giá là không nghiêm trọng hay không có hiện tượng đa cộng tuyến hoàn hảo trong mô hình hồi qui OLS. Do vậy, tác giả dùng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS) để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan nhằm đảm bảo ước lượng thu được vững và hiệu quả (theo Wooldridge (2002). Sau khi chạy hồi quy với biến phụ thuộc là ROEit bằng phương pháp FGLS nhằm khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi và hiện tượng tự tương quan để đảm bảo ước lượng thu được vững và hiệu quả, ta thu được kết quả như trong bảng 4.14.

Điều này có thể là do khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tăng đồng nghĩa với việc vốn chủ sở hữu tăng, lợi nhuận sau thuế có thể không tăng kịp tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu, hoặc sự gia tăng trong vốn chủ sở hữu không tỷ lệ thuận với gia tăng trong trình độ quản lý, sử dụng vốn dẫn đến ROE giảm. Thật vậy nền kinh tế càng tăng trưởng thì có càng nhiều cơ hội cho vay tốt, đơn vị đi vay cũng dễ dàng sản xuất kinh doanh để trả nợ cho ngân hàng từ đó hoạt động ngân hàng được thuận lợi hơn, các hoạt động tín dụng có thể đạt được hiệu quả cao và đem lại lợi nhuận. Mối tương quan này cũng phù hợp với tình hình lợi nhuận các ngân hàng trong thời gian qua khi mà từ năm 2012 đến nay, nền kinh tế bất ổn do suy thoái, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị đình trệ khiến cho chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Bởi vì biến dự phòng rủi ro tín dụng có ảnh hưởng lớn nhất đến tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng cho nên mọi giải pháp để gia tăng lợi nhuận cần tập trung ngay vào việc xử lý nợ xấu và đảm bảo chất lượng tín dụng cho các khoản vay mới. Do ảnh hưởng chung của sự suy thoái kinh tế và ảnh hưởng riêng từ một số cá nhân chưa đủ năng lực chuyên môn hoặc xuống cấp về đạo đức, có hành vi trục lợi cá nhân trên công việc cho nên tình hình nợ xấu diễn biến phức tạp và gây khó khăn cho hoạt động của các ngân hàng. Quá trình kiểm định các giả thuyết về đa cộng tuyến, phương sai sai số không đổi, tự tương quan đề xuất tác giả sự dụng mô hình hợp lý hơn là mô hình FGLS để thu được các kết quả kiểm định vững và hiệu quả.

Bảng 1.18. Chức năng của mỗi lớp trong PRM của B-ISDN
Bảng 1.18. Chức năng của mỗi lớp trong PRM của B-ISDN