Đánh giá tác dụng chống viêm của cao đặc KNC trên thực nghiệm

MỤC LỤC

Định nghĩa

Viêm là một phần đáp ứng sinh học phức tạp của các mao mạch với các vị trí bị tổn thương trên cơ thể do bị kích thích bởi các mầm bệnh nhằm bảo vệ các cơ quan, loại bỏ hay sửa chữa những vị trí bị tổn thương [36].

Nguyên nhân gây viêm 1. Nguyên nhân ngoại sinh

Cơ chế bệnh sinh của viêm và các thành phần tham gia vào phản ứng viêm

    Cơ chế đầu tiên dẫn đến viêm phụ thuộc AA, khi AA và acid béo được giải phóng bởi phospholipase từ lớp phospholipid ở màng sinh chất, được chuyển hóa qua con đường COX để tổng hợp thromboxane A2 (TXA2) và prostaglandin (PG) hoặc thông qua cơ chế LOX để sản sinh ra hydroperoxyeicosatetraenoic acid (HPETE) và leucotrien (LT) [8]. Hầu hết các tế bào trong cơ thể khi bị hoạt hóa bởi các chấn thương cơ học, cytokines đặc hiệu, yếu tố phát triển, kích thích noron, hormone dạ dày- ruột hay các kích thích khác (collagen, histamin, bradykinin, thrombin ở nội bào) đều có khả năng sinh tổng hợp prostaglandin [35].

    Thuốc chống viêm và cơ chế tác dụng của thuốc chống viêm 1. Định nghĩa

    Cơ chế tác dụng của thuốc chống viêm

      Cơ chế tác dụng nhóm thuốc kháng viêm non-steroid (NSAID) Nhóm thuốc NSAID ức chế sự hoạt động của các enzym cyclooxygenase (COX) tham gia vào quá trình sản xuất prostaglandin (PG). Trong quá trình viêm, các bạch cầu thoát ra khỏi mạch máu để xâm nhập các mô bị viêm chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus…Các thuốc kháng viêm corticosteroid ngăn chặn quá trình này do làm giảm số lượng của tế bào lympho, bạch cầu ưa eosin, bạch cầu đơn nhân trong máu ngoại biên, làm giảm sự di chuyển của chúng đến các mô bị viêm và ức chế sự hoạt động của các tế bào lympho và các đại thực bào.

      Một số mô hình in vitro nghiên cứu tác dụng chống viêm của thuốc Trong giai đoạn sàng lọc các dược liệu có tiềm năng chống viêm, việc

      • Mô hình ức chế giải phóng NO trên tế bào đại thực bào RAW 264.7 Phương pháp này có ưu điểm là độ nhạy cao và đặc hiệu, giúp tìm hiểu
        • Mô hình đánh giá sự ức chế biến tính của protein

          Do vậy, để đánh giá tác dụng chống viêm của các thuốc, các nghiên cứu tiến hành cho tế bào hồng cầu có nguồn gốc từ người hoặc động vật (chuột) tiếp xúc với các tác nhân gây ly giải là nhiệt độ hoặc dung dịch nhược trương, hóa chất lỏng một thời gian thích hợp và thuốc nghiên cứu với các nồng độ khác nhau. Trong các tế bào miễn dịch trên, đại thực bào là các tế bào tiền viêm chính, trong quá trình viêm chúng giải phóng ra các chất trung gian gây viêm như nitric oxide (NO) và các cytokines gây viêm. Dòng tế bào đại thực bào RAW 264.7 được sử dụng phổ biến để sàng lọc ban đầu các hoạt tính sinh học của sản phẩm tự nhiên và dự đoán hiệu quả tiềm năng của chúng trên cơ thể hoặc trên tế bào chính [48]. Các tế bào đại thực bào có nguồn gốc khác nhau như nguồn gốc từ chuột nhắt BALB/c. amin không thiết yếu, 100U/mL penicillin, streptomycin và 10% huyết thanh bò – FBS).

          Phương pháp nghiên cứu

          Đánh giá tác dụng chống viêm của cao đặc KNC qua tác dụng làm bền vững màng tế bào hồng cầu người

            Bước 5: Thể tích máu được đo và được hoàn nguyên thành dịch treo 10% v/v với isosaline. Bước 9: Tính hàm lượng huyết sắc tố trong phần dịch nổi bằng máy đo quang phổ ở bước sóng 560 nm.

            Đánh giá tác dụng của cao đặc KNC lên prostaglandin E 2 (PGE2), nitric oxide (NO), và các cytokines tiền viêm trên tế bào RAW 264.7

              Ảnh hưởng của thuốc thử trên khả năng sống của tế bào được đánh giá bằng thử nghiệm so màu MTT. Thu lấy phần nổi, xác định nồng độ các cytokines tiền viêm IL-1𝛽, TNF-𝛼, và IL-6 bằng ELISA kits.

              Phương pháp xử lý số liệu

              Đánh giá tác dụng chống viêm của cao đặc KNC qua tác dụng làm bền.

              Đánh giá tác dụng chống viêm của cao đặc KNC qua tác dụng làm bền vững màng tế bào hồng cầu người

              Hiệu quả của cao đặc KNC và Diclofenac lên phần trăm ổn định màng hồng cầu (n = 3). Không có sự khác biệt nhiều về phần trăm ổn định màng hồng cầu của cao đặc KNC so với Diclofenac sodium.

              BÀN LUẬN

              Tác dụng chống viêm của cao đặc KNC qua tác dụng làm bền vững màng tế bào hồng cầu người

              Cao đặc KNC thể hiện tác dụng làm giảm sự ly giải màng hồng cầu và tăng sự ổn định màng hồng cầu với mức độ tác dụng tăng theo nồng độ thuốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác có ý nghĩa thống kê khi so sánh tác dụng làm giảm sự ly giải màng hồng cầu của cao đặc KNC với Diclofenac sodium (p > 0,05). Trong một số công trình nghiên cứu cả trên in vivo và in vitro đã chứng minh rằng acid phenolic trong Độc hoạt, Phòng phong và flavonoid có trong Cam thảo, Tang ký sinh thể hiện khả năng ổn định màng lysosome, ngoài ra saponin và tannin có trong thành phần hóa học của một số dược liệu có khả năng liên kết các cation và các phân tử sinh học khác và có khả năng ổn định màng hồng cầu [60],[40].

              Hầu hết các loại thuốc chống viêm ổn định màng lysosome và ức chế quá trình viêm bằng cách hạn chế giải phóng các enzyme từ lysosome. Có một số giả thiết rằng thành phần acid phenolic và flavonoid với tác dụng chống oxy hóa cũng thể hiện khả năng ổn định màng hồng cầu. Màng tế bào hồng cầu chứa lipid giàu acid béo không bão hòa, chúng thường xuyên tiếp xúc với oxy hơn các mô cơ khác và dễ bị tổn thương oxy hóa hơn.

              Kết quả nghiên cứu cho thấy cao đặc KNC có tác dụng tốt, làm giảm sự ly giải màng hồng cầu, thể hiện tác dụng làm bền vững màng hồng cầu, đồng nghĩa với việc có tác dụng làm bền vững màng lysosomal, đây là cơ chế chống viêm quan trọng.

              Tác dụng của cao đặc KNC lên prostaglandin E 2 (PGE2), nitric oxide (NO), và các cytokines tiền viêm trên tế bào RAW

                Ở độ pha loãng không gây độc tế bào 1/10000, 1/5000 và 1/2000, chiết xuất Phòng phong không ảnh hưởng đến sản xuất nitric oxide (NO) bởi các tế bào RAW 264.7 không kích thích, nhưng phụ thuộc vào liều lượng và giảm đáng kể sản xuất NO bởi lipopolysaccharide (LPS) đã kích hoạt đại thực bào RAW 264.7; Người ta kết luận rằng chiết xuất ethanol của Phòng phong có đặc tính chống tăng sinh mạnh mẽ chống lại một số dòng tế bào khối u ở người, một đặc tính biệt hóa bạch cầu hạt nhẹ trên các tế bào HL60, và các đặc tính chống oxy hóa, chống viêm và bảo vệ mạnh mẽ trên các tế bào RAW 264.7 được kích thích bởi LPS. Nghiên cứu Tang và cộng sự [77] đã đánh giá hoạt tính chống viêm của saponin trong cây Ngưu tất chống lại sự sản sinh NO do lipopolysacarit trong RAW 264.7 (dòng tế bào đại thực bào bạch cầu đơn nhân của chuột) và các hợp chất này ức chế đáng kể việc sản xuất NO, ức chế tác dụng làm giãn mạch, giảm tính thấm thành mạch, giảm sản xuất các PG, ức chế phản ứng viêm. Vai trò sinh học của IL-1β được biết đến hiện nay: tăng biểu hiện của các phân tử kết dính, tăng sự di cư của neutrophils và macrophage, gây ra tình trạng sinh lý giống sock, tăng tạo protein ở gan, sốt, tăng sản xuất protein và sự tạo mới hồng cầu, thoái hóa sụn, kích hoạt iNOS, gây phản ứng viêm cấp tính.

                IL-6 ảnh hưởng tới khớp thông qua sản xuất yếu tố tăng trưởng nội mạc mạch máu (vascular endothelial growth factor- VEGF) góp phần hình thành màng máu màng hoạt dịch Pannus, kích thích hủy cốt bào trưởng thành và tăng hoạt hóa và là chất trung gian trong quá trình viêm mạn tính (tập hợp bạch cầu). Nghiên cứu tác dụng giảm đau chống viêm của Đương quy được Chunchao Han và Jianyou Guo cùng thực hiện vào năm 2011 về “Hoạt động kháng khuẩn và chống viêm của cặp thảo mộc truyền thống Trung Quốc, Angelica sinensis (Đương quy) và Sophora flavescens (Hoàng. cầm râu)” cho kết quả là: Khả năng chống viêm của chiết xuất Đương quy (AE), chiết xuất Hoàng cầm râu (SE) và chiết xuất kết hợp 2 vị thảo mộc thông qua việc điều hòa yếu tố hạt nhân kappa B (NF-B), maleic dialdehyde (MDA), tế bào đa hình (PMN), interleukin-1β (IL-1β), nitric oxide cảm ứng synthase (iNOS) và yếu tố hoại tử khối u (TNF-α), phân tử bám dính (ICAM-1) và cyclooxygenase-2 (COX-2) được xác định bằng ELISA [43]. Trong nghiên cứu của Xu Y về tác dụng điều trị thoái hóa khớp của Độc hoạt và Tế Tân được báo cáo năm 2014 đã chứng minh khả năng ức chế phá hủy sụn khớp và phản ứng viêm hoạt dịch, ức chế sự chết theo chương trình của các tế bào sụn và sự giải phóng các IL-1β và TNF-α, giảm sự biểu hiện các mARN TNF-α đồng thời tăng biểu hiện proteoglycan và collagen [87],[88].

                Dựa trên các kết quả nghiên cứu trước đó về thành phần hóa học của dược liệu có trong cao đặc KNC, kết hợp với kết quả nghiên cứu trên mô hình ổn định màng hồng cầu, mô hình ức chế giải phóng NO, prostaglandin (PGE2) và các cytokine tiền viêm trên tế bào đại thực bào RAW 246.7, nhóm nghiên cứu đã chứng minh được: nồng độ NO, nồng độ PGE2, mức độ protein và mARN của TNF-α, IL-1β và IL-6 đã tăng đáng kể trong các tế bào RAW264.7 khi được kích thích bằng LPS và cao đặc KNC có tác dụng làm giảm nồng độ NO, giảm nồng độ PGE2 và giảm các cytokine tiền viêm như TNF-α, IL-1β và IL-6 trong các tế bào đại thực bào RAW 246.7.