Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty BULL LINES từ góc nhìn của nhân viên sale logistics

MỤC LỤC

GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN BULL LINES VÀ VỊ TRÍ SALE LOGISTICS

    Bên cạnh đó, khi nhận được sự quan tâm trực tiếp của các ban ngành liên quan, công ty đã tiến hành triển khai nhiều chiến lược kinh tế theo đề án sắp xếp gọn nhẹ, tuyển dụng lao động, công nhân lành nghề, cán bộ nhân viên có nghiệp vụ vững vàng, có ý thức chấp hành kỷ luật, năng động sáng tạo trong công việc, luôn học hỏi và tiếp thu khoa học kỹ thuật để áp dụng vào thực tế. Với những khó khăn sớm nhận được, Ban lãnh đạo công ty đã huy động toàn bộ nguồn lực và năng lực của mình, đề ra chiến lược kinh doanh và phát huy tính sáng tạo của cán bộ công nhân viên để mở rộng thị trường, nhanh chóng tiếp cận với khách hàng và đầu tư nhiều hơn trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ.

    Bảng 1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP Bull Lines  giai đoạn 2020 – 2022
    Bảng 1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP Bull Lines giai đoạn 2020 – 2022

    THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BULL LINES

    • Quy định pháp lý của nghiệp vụ Sale logistics 1. Quy định pháp luật
      • Đánh giá thực trạng

        Bên cạnh đó, WMS (Web Map Service) cũng được sử dụng để tích hợp hệ thống mã vạch cho phép quản lý các quy trình hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy, Bull Lines đã có nhiều cố gắng để ứng dụng các thành tựu công nghệ thông tin, đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng với đó là củng cố cơ sở hạ tầng giúp tăng cường cho hoạt động logistics và nâng cao chất lượng dịch vụ của mình. Những hạn chế tồn tại trong công ty. a) Trang thiết bị và cơ sở hạ tầng kho bãi chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng tiềm năng. Cơ sở hạ tầng kho bãi của Công ty hiện mới chỉ ở mức trung bình với tổng diện tích kho là khoảng 40.000m. Tuy nhiên trang thiết bị trong kho vẫn chưa được2 hoàn thiện với cac thiết bị như cầu nâng thuỷ lực hay hệ thống xe nâng điện. Điều này khiến cho phạm vị hoạt động bị hạn chế và khó đáp ứng nhu cầu lưu trữ và vận chuyển hàng hoá của khách hàng có quy mô lớn. So với một số công ty khác trên thị trường, diện tích kho của Bull Lines quá nhỏ bé. Các công ty có kho tại khu vực tiết kiệm chi phí và đến cả các khu vực trung tâm đều có diện tích kho lớn hơn rất nhiều với hàng trăm nghìn mét vuông. Điều này cho thấy lợi thế thế của các đối thủ cạnh tranh của Bull Lines trong việc cung cấp dịch vụ lưu trữ và vận chuyển hàng hoá, đặc biệt là những khách hàng có nhu cầu lưu trữ hàng hoá với số lượng lớn. Nguyên nhân là do thiếu đầu tư vào phát triển kết cấu hạ tầng làm cho hoạt động kho bãi của công ty kém hiệu quả và gặp nhiều khó khăn. Ngoài yếu tố vốn đầu tư, chính sách đầu tư và yếu tố nhân lực cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kho bãi. b) Ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế. Có thể nói thông tin là trái tim của hoạt động logistics và nó rất quan trọng để quản lý chuỗi cung ứng và cung cấp dịch vụ logistics tối ưu hoá, kết nối, tăng tốc 31. độ cấp và kiểm soát thông tin. Hiện tại, Bull Lines vẫn đang sử dụng hệ thống thông tin truyền thống như điện thoại, fax, email để trao đổi thông tin, gửi và nhận chứng từ với khách hàng và hải quan, điều này khiến cho việc tương tác thông tin kém hiệu quả và không đáp ứng được yêu cầu quản lý chuỗi cung ứng hiện đại. Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử tại Bull Lines vẫn chưa cao và chưa đồng bộ, hệ thống chứng từ và hợp đồng điện tử chưa được áp dụng. Trên website Công ty CP Bull Lines chỉ được thiết kế để giới thiệu về doanh nghiệp và dịch vụ mà công ty kinh doanh, không cung cấp được các tiện ích cần thiết như cụng cụ theo dừi đơn hàng, lịch tàu, đăng ký điện tử, theo dừi chứng từ,…. Trong khi đó, các doanh nghiệp lớn trong ngành logistics tại Việt Nam đã tiên phong trong việc áp dụng công nghệ thồng tin và thương mại điện tử để cung cấp dịch vụ logistics tốt hơn như hệ thống thông tin của Maersk – hệ thống trao đổi thông tin giữa các văn phòng Maerch logistics trên khắp thế giới, MODS – hệ thống quản lý đơn hàng,… Việc áp dụng công nghệ mới và đồng bộ hoá hệ thống thông tin sẽ giúp tăng cường khả năng liên kết với đối tác, nâng cao chất lượng dịch vụ và quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả hơn. Một trong những nguyên nhân chính khiến cho việc áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động cung cấp dịch vụ logistics của Công ty là vốn đầu tư. Để áp dụng bất kỳ chương trình quản trị hay hỗ trợ hoạt động nào cũng đòi hỏi việc đầu tư một khoản tiền rất lớn cũng như việc xây dựng một đội ngũ nhân viên tiếp quản và triển khai các ứng dụng đó. Việc ứng dụng nhiều hơn nữa những thành tựu trong lĩnh vực công nghệ thông tin vào viêc cung cấp dịch vụ của công ty là một vấn đề cấp thiết, và để ứng dụng thành công thì phải có kế hoạch lâu dài. c) Đối thủ cạnh tranh có tiềm năng lớn. Thị trường logistics tại Việt Nam đang được xem là một trong những thị trường hấp dẫn và tiềm năng để các đối thủ logistics quốc tế mở rộng hoạt động điển hình như những công ty nổi tiếng lâu năm trong lĩnh vực logistics như DHL, FedEx,. UPS,… Các đối thủ này có kinh nghiệm lâu năm trong ngành, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và đảm bảo uy tín cho khách hàng của mình. Tiếp theo, các đối thủ trong khu vực như Kerry Logistics, YCH Group, Damco,. … Những công ty này cũng đã có mặt lâu đời tại các nước trong khu vực Đông Nam Á và có những lợi thế về mạng lưới hoạt động và kinh nghiệm địa phương, giúp tăng cường hiệu quả vận hành trên thị trường logistics tại Việt Nam. Đặc biệt là các ông lớn trong ngành logistics tại Việt Nam như VinaFreight, Bee Logistics,… đã là những tên tuổi quen thuộc trong lĩnh vực logistics bởi giá cả hợp lý và dịch vụ giao hàng tiện lợi. Nhìn chung công ty gặp phải sự cạnh tranh lớn từ nhiều đối thủ khác có tiềm lực tài chính rất lớn. d) Hoạt động Marketing còn yếu kém. Từ việc đánh giá lại chặng đường hoạt động trong ba năm gần đây để thấy được những thành tựu đã đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của công ty, chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến việc tồn đọng những hạn chế đó, tiếp nối chương 3 sẽ đi sâu phân tích phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian sắp tới để làm cơ sở đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty.

        Bảng 2.1: Số lượng, chất lượng nguồn nhân lực của Công ty  Cổ phần Bull Lines năm 2022
        Bảng 2.1: Số lượng, chất lượng nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Bull Lines năm 2022

        GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BULL LINES

        Định hướng phát triển của Công ty CP Bull Lines

        Một số giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho công ty.

        Một số giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho công ty Cổ phần Bull Lines

        Một số giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho công ty. Xây dựng hoặc nâng cấp cơ sở hạ tầng và kho bãi: Cần xác định mục tiêu về cơ sở hạ tầng và kho bãi từ đó triển khai các hoạt động xây dựng hoặc nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng và tối ưu hóa chi phí. Áp dụng công nghệ mới: Bull Lines cần áp dụng công nghệ mới để tối ưu hoá thông tin vận chuyển, quản lý cảnh báo rủi ro và tối ưu hoá vận tải, giảm thiểu các rủi ro và chi phí. Bull Lines cần đầu tư tăng diện tích kho lưu trữ hàng hoá và nâng cao các trang thiết bị cũng như các phương tiện hiện đại khác. Công ty cần phải đưa ra chiến lược đầu tư hợp lý để nâng cao chất lượng dịch vụ của mình, tiếp cận được khách hàng nhắm tới các dịch vụ lưu trữ và vận chuyển hàng hoá lớn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng trong thời gian tới. c) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin. - Khuyến khích sử dụng hệ thống EDI (Electronic Data Interchange) – Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử. EDI cho phép việc truyền dữ liệu một cách nhanh nhất và chính xác nhất. Với việc đầu tư tốt vào hệ thống phần mềm này, trong trường hợp cần phát hành nhiều bill, công ty có thể mã hoá toàn bộ chứng từ của mình gửi cho hãng tàu, sau đó hãng tàu chỉ cần giải mã thông tin từ công ty gửi đến và cập nhật vào hệ thống của họ. Nhờ đó, thời gian soạn thảo BL giảm đi đáng kể giúp rút ngắn thời gian xử lý lô hàng, tạo sự thuận lợi và thoải mái cho khách hàng. - Sử dụng cỏc ứng dụng, phần mềm theo dừi lịch trỡnh, tỡnh trạng lụ hàng giỳp cho công ty có thể kiểm soát mọi hoạt động, kịp thời xử lý khi có vấn đề phát sinh. d) Thị trường và mạng lưới hoạt động. Hiện nay, điều kiện cần thiết để phát triển dịch vụ logistics với giá cả cạnh tranh không thể bỏ qua sự kiện kết, công tác giữa các doanh nghiệp cùng ngành và khác ngành. Thị trường logistics ngày càng cạnh tranh nên để phát triển bền vững và mạnh thì công ty phải liên minh với các doanh nghiệp hoạt động trong và ngoài nước. Mặt khác, với vốn đầu tư hạn chế, công ty không thể tổ chức hoạt động logistics cho tất cả các thị trường mà cần lựa chọn cho mình thị trường mục tiêu rồi từ đó mở rộng sang các thị trường khác thông qua một số khách hàng lớn của công ty. Qua đây, ta thấy được có hai hình thức mở rộng thị trường: theo chiều rộng và theo chiều sâu:. - Mở rộng thị trường theo chiều rộng là mở rộng theo phạm vị địa lý. Hiện nay, thị trường công ty bao phủ các quốc gia châu Á, tuy nhiên một số thị trường tiềm năng như châu Phi, Nam Mỹ vẫn chưa thực sự được khai thác triệt để, bộ phận kinh doanh cần nghên cứu các thị trường này về nhu cầu giao nhận hàng hoá, đối thủ cạnh tranh cũng như phong tục tập quán, pháp luật để tiến hành thâm nhập và kinh doanh trên các thị trường này. - Mở rộng thị trường theo chiều sâu: thu hút thêm khách hàng, củng cố quan hệ lâu dài với khách hàng có sẵn bằng chất lượng dịch vụ chăm sóc khách. Hình thức này cần tiến hành trước nhất ở thị trường trong nước và các thị trường rộng lớn có nét tương đồng về văn hoá và pháp luật như Trung Quốc, Nhật Bản,…. Hơn nữa, với sự thiếu liên kết trong hoạt động kinh doanh logistics, công ty cũng cần có một chiến lược liên kết toàn diện với các đối tác chuyên về phần mềm quản lý trong lĩnh vực logistics và vận tải. Việc đẩy mạnh liên kết này sẽ giúp tăng cường khả năng cung ứng dịch vụ của công ty và nâng cao chất lượng dịch vụ. d) Hoạt động Marketing và dịch vụ khách hàng. Hoạt động marketing ngày nay rất quan trọng đối với sự thành bại của các doanh nghiệp, đặc biệt là trong ngành logistics với sự cạnh tranh khốc liệt và sự đồng đều về chất lượng và giá cả của các dịch vụ logistics. Bull Lines cần tập trung nâng cao hoạt động dịch vụ của khách hàng để thu hút và giữ chân khách hàng cũng như tạo ra giá trị tiên phong trên thị trường. Công tác dịch vụ khách hàng là một trong những cuộc hoạt động quan trọng nhất để tạo cơ hội kinh doanh và tăng doanh thu. Để đạt được mục tiêu này công ty cần lên kế hoạch và triển khai các công việc liên quan đến dịch vụ khách hàng bao gồm:. - Tìm hiểu thị trường, xây dựng mục tiêu và kế hoạch dịch vụ khách hàng:. Nghiên cứu thị trường và xác định nhu cầu của khách hàng từ đó đưa ra các giải pháp dịch vụ phù hợp và mang tính đột phá. Thực hiện phân khúc thị trường, xác định nhóm khách hàng có nhu cầu cao về logistics, đặc biệt là các công ty sản xuất gia công từ đó xác định nhu cầu mục tiêu của từng nhóm để thiết kế logistics phù hợp. - Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa công ty và khách hàng: Hệ thống chăm sóc khách hàng cần dựa trên trang thiết bị công nghệ hiện đại, tư vấn cho khách hàng. Với kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ logistics, thường xuyên tiến hành khảo sát ý kiến khách hàng về chất lượng dịch vụ của công ty. - Theo dừi sản phẩm cụng ty cần theo dừi sản phẩm và cỏc hoạt động dịch vụ khách hàng để luôn cập nhật và hoàn thiện các giải pháp để mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất. e) Nâng cao tay nghề và chính sách hỗ trợ đội ngũ công nhân viên.

        Khuyến nghị đối với Chính phủ, bộ ban ngành a) Củng cố hành lang pháp lý thông thoáng, hợp lý

        Cuối cùng nhà nước cần có các quy định hải quan về giấy phép người chuyên chở khụng cú tàu (NVOCC- Non-vessel operating of common carrier) và phõn định rừ trách nhiệm của đại lý khai hải quan chứng từ xuất nhập khẩu phải phù hợp với thông lệ quốc tế tin học hóa thủ tục hải quan là một giải pháp đem lại hiệu quả và tính chính xác cho việc quản lý và kiểm soát hàng hóa khi xuất khẩu. b) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin. Việc đẩy nhanh việc áp dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan ban ngành liên quan sẽ đem lại nhiều lợi ích cho lĩnh vực này, từ việc quản lý hàng hóa vận tải đến việc giảm thiểu thời gian xử lý thủ tục đảm bảo an toàn cho các tài sản vật chất và tài sản trí tuệ của các doanh nghiệp. Hơn nữa, việc xây dựng hệ thống thông tin cập nhật thông suốt giữa các cơ quan quản lý nhà nước với cảng và các doanh nghiệp sẽ giúp cho thông tin truyền tải giữa các bên được nhanh chóng và chính xác hơn. Điều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định trong suốt và hiệu quả đồng thời giúp cho nhà nước quản lý và điều hành logistics đặc biệt là cảng biển một cách tốt hơn. c) Hoàn thiện công tác xây dựng cơ sở hạ tầng vận tải. Vận tải biển là phương tiện vận chuyển hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động logistics ở Việt Nam nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho vận tải biển, phát triển cảng container và cảng nước sâu là một điều tất yếu để bảo phát triển ngành logistics tại Việt Nam. Việc phát triển hệ thống cảng nội địa - ICD cũng là một trong những yêu cầu cần thiết để giúp cho vận tải đa phương thức phát triển. Vận tải đa phương thức cũng đang ngày càng được ưu tiên phát triển để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa của người dân và doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc mở rộng các tuyến đường vận tải nội địa và quốc tế như đường sông, đường bộ, đường sắt, đường hàng không là rất cần thiết để tăng cường khả năng vận chuyển hàng hóa và giảm chi phí vận chuyển. Việc sắp xếp lại cảng và tập trung hàng xuất, phân phối hàng nhập khẩu hay thành phẩm tại các trung tâm logistics, xây dựng hệ thống kho và phân phối là rất quan trọng. Nhà nước cần phải đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng logistics hiện đại để hỗ trợ cho các hoạt động vận tải và giao nhận hàng hóa. Việc lập trung tâm logistics tại các vùng trọng điểm kinh tế giúp tăng cường hiệu quả vận hành của các hoạt động, giảm chi phí và tăng cường sức cạnh tranh của các doanh nghiệp. Chính phủ nên cho phép Hiệp hội Giao nhận khi vận Việt Nam – VIFFAS thu xếp đứng ra tổ chức nghiên cứu, đầu tư, xây dựng khu vực giành cho các đại lý gom hàng, khai quan tại khu vực các sân bay quốc tế như TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng. Ngoài ra, chính phủ cũng cần xem xét việc xây dựng nhà ga hàng hoá chuyên dụng với các khu vực giao hàng, tiếp nhận, chuyển tải và theo các quy trình nghiệp vụ như các nước trong khu vực đã và đang làm là một giải pháp tốt để nâng cao hiệu quả hoạt động giúp tăng cường sức cạnh tranh của ngành này trên thị trường quốc tế. d) Chính sách chủ động ứng phó kịp thời, linh hoạt trước những biến động trên thế giới. Với mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ tại công ty Cổ phần Bull Lines, chuyên đề này đã tập trung giải quyết những vấn đề sau: Giới thiệu tổng quan về công ty Bull Lines, phân tích và đánh giá thực trạng kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty giai đoạn 2020-2022, chỉ ra nhưng nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty trong thời gian qua và những định hướng trong tương lai, trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty, đồng thời đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà nước.