MỤC LỤC
Đặc điểm của các doanh nghiệp khởi nghiệp là còn non trẻ, nguồn vốn không nhiều, chưa có được hệ thống quản trị nhõn sự hoàn thiện, văn húa cụng ty chưa rừ nột, chưa được nhiều người biết đến nên càng gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút những nhân sự có tài năng và nếu may mắn sở hữu được những người tài thì việc giữ chân họ lại càng khó khăn hơn nữa trong khi đây là nguồn lực rất cần thiết cho các doanh nghiệp khởi nghiệp ở những bước khởi sự kinh doanh đầu tiên. Suy cho cùng, một doanh nghiệp khởi nghiệp dù có nguồn vốn mạnh, thị trường rộng lớn, sản phẩm tiềm năng như thế nào thì những yếu tố trên cũng không thể tự mình chuyển hóa thành lợi nhuận cho doanh nghiệp mà đòi hỏi phải có sự tham gia bắt buộc của một đội ngũ nhân viên phù hợp, giàu kinh nghiệm.
Như vậy, nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động con người của một quốc gia đã được chuẩn bị ở một mức độ nhất định, có khả năng huy động vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; “tiềm năng đó bao hàm tổng hòa các năng lực về thể lực, trí lực, nhân cách con người của một quốc gia, đáp ứng với một cơ cấu nhất định của lao động do nền kinh tế đòi hỏi. Theo nghiên cứu của Michaels và cộng sự (2001), nguồn nhân lực trong tổ chức được chia thành ba nhóm: Nhóm “A” là nhóm nhân viên chuẩn mực với hiệu quả hoạt động luôn vượt mức yêu cầu, không ngừng hoàn thành nhiệm vụ và đồng thời tạo cảm hứng và khuyến khích các nhân viên khác làm việc; Nhóm “B” là nhóm nhân viên tương đối thuần nhất, luôn hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu nhưng không có ý chí phấn đấu tiến thủ; và nhóm “C” là nhóm nhân viên hiếm khi hoàn thành được nhiệm vụ với kết quả đạt yêu cầu.
Tuy Maslow (1954) cho rằng những nhu cầu cơ bản ở phía đáp tháp cần phải được thỏa mãn trước khi nghĩ tới những nhu cầu ở bậc cao hơn nhưng trong một số trường hợp người lao động quan tâm đến những nhu cầu ở bậc cao hơn (nhu cầu xã hội, nhu cầu tôn trọng, nhu cầu tự hoàn thiện bản thân) mà sẵn sàng hi sinh những nhu cầu ở bậc thấp chứ không nhất thiết phải đi theo đúng thứ tự các bậc nhu cầu trong tháp Maslow. Áp dụng thuyết kỳ vọng vào thực tế, nhà quản trị cần tăng kỳ vọng và nỗ lực của nhân viên bằng cách chọn đúng người vào đúng vị trí để nhân viên phát huy được chuyên môn và khả năng của mình, cung cấp đầy đủ các phương tiện cần thiết để hỗ trợ nhân viên hoàn thành công việc, đo lường hiệu quả công việc một cách công bằng, chính xác, đảm bảo về các phần thưởng có giá trị nếu nhân viên hoàn thành tốt công việc của mình, cá nhân hóa các phần thưởng vì mỗi cá nhân có các nhu cầu và mong muốn khác nhau.
Con người là tài sản quan trọng nhất; tất cả bắt đầu bằng nhân tài; cần chiến thắng trong cuộc chiến giành nhân tài (Ulrich and Smallwood, 2011), chính vì vậy trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang tham gia vào một cuộc cạnh tranh để có đội ngũ nhân viên giỏi, các nhân sự cấp cao chuyên nghiệp. Đối với những doanh nghiệp đi theo hướng đào tạo họ có xu hướng tuyển dụng những lao động có ít kinh nghiệm làm việc và chấp nhận bỏ ra một khoản chi phí ban đầu khá lớn để đào tạo cho những nhân viên này đi theo đúng những mong muốn của doanh nghiệp và hy vọng trong tương lai những giá trị họ đóng góp sẽ bù đắp được khoản chi phí đào tạo ban đầu.
Theo công ước về bảo vệ tiền lương (1949), tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập, bất kể tên gọi hay cách tính mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, hoặc bằng pháp luật quốc gia, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo một hợp đồng thuê mướn lao động, bằng viết hoặc bằng miệng, cho một công việc đã thực hiện hoặc sẽ phải thực hiện, hoặc cho những dịch vụ đã làm hoặc sẽ phải làm. Các công ty khởi nghiệp luôn được biết đến là những doanh nghiệp đang trong gia đoạn hình thành, cần hoàn thiện dần về mọi mặt thì việc các công ty khởi nghiệp chứng minh cho các ứng viên thấy được tầm nhìn và định hướng phát triển của mình trong tương lai sẽ mang lại những giá trị và lợi ích như thế nào giúp doanh nghiệp thu hút được những nhân tài khi họ nhận thấy được những cơ hội, những tiềm năng phát triển mà doanh nghiệp có thể gặt hái được trong những năm tới.
Sau khi khảo sát thực tế và tìm hiểu các thông tin về doanh nghiệp và nhân viên thì tác giả đã lựa chọn được năm đáp viên cho nhóm nhân tài và ba đáp viên cho nhóm lãnh đạo, đồng thời liên lạc qua điện thoại với các đáp viên để xin hẹn phỏng vấn cá nhân. Có một số trường hợp trong phỏng vấn đáp viên sẽ không trả lời thành thật hoặc né tránh một vài câu hỏi đặc biệt là những câu hỏi nhạy cảm như hỏi về tiền lương, mối quan hệ với đồng nghiệp, mối quan hệ với sếp, cảm nhận về môi trường làm việc do họ lo ngại về việc câu trả lời sẽ bị tiết lộ cho những người có liên quan và gây ảnh hưởng tiêu cực đến họ.
Môi trường làm việc: đây là phần có nhiều câu hỏi nhất vì trong yếu tố này lại bao gồm nhiều yếu tố nhỏ khác như: cơ sở vật chất, mối quan hệ giữa đồng nghiệp, giữa nhân viên với lãnh đạo, tác phong làm việc của nhân viên, đồng phục, văn hóa công ty. Do phương pháp thu thập dữ liệu mà nghiên cứu này sử dụng là phỏng vấn bán cấu trúc (chương 3) nên trong quá trình phỏng vấn, người hỏi có thể linh hoạt điều chỉnh câu hỏi tùy vào tình huống và câu trả lời của đáp viên.
Mức lương hiện tại của các đáp viên dao động từ 3 đến 5,5 triệu đồng/tháng cho vị trí toàn thời gian và đa số các đáp viên không cảm thấy hài lòng vì mức lương đó vì họ cho rằng với khả năng của họ thì xứng đáng được mức lương cao hơn tuy nhiên họ vẫn chấp nhận làm công việc này vì muốn có thêm kinh nghiệm hoặc họ cũng hiểu được rằng công ty đang khởi nghiệp nên không thể trả một mức lương quá cao. Khi được hỏi về ý định gắn bó lâu dài với công ty thì đa phần các đáp viên đều chưa cú ý định nghỉ việc nhưng cũng khụng rừ ràng trong việc mỡnh cú muốn gắn bó lâu dài với công ty không vì một số đáp viên cho rằng khởi nghiệp thì mọi thứ chưa có gì chắc chắn, chưa biết được công ty tồn tại lâu dài trên thị trường, hoặc nhân viên cũng có những trăn trở riêng của họ.
Bản thân nhân tài trong các doanh nghiệp khởi nghiệp còn rất trẻ tuổi, họ quan tâm nhiều hơn đến các cơ hội được học tập, phát triển bản thân hơn là tiền lương nên đối với các doanh nghiệp tạo ra được các chương trình đào tạo và phát triển kỹ năng cho nhân viên sẽ giữ chân họ ở lại với doanh nghiệp và đồng thời đây cũng là một thế mạnh giúp doanh nghiệp thu hút được những người trẻ có tiềm năng. Sau khi phân tích các câu trả lời của đáp viên trong cả nhóm nhân tài và nhóm lãnh đạo thì nghiên cứu đã phát hiện công tác thu hút và giữ chân nhân tài tại các công ty khởi nghiệp trong giai đoạn đầu chịu tác động nhiều nhất của các yếu tố: (1) môi trường làm việc, (2) tính chất công việc, (3) cơ hội được đào tạo và phát triển nghề nghiệp và yếu tố ít tác động nhất là (1) tiền lương và (2) cơ hội thăng tiến, (3) được công nhận.
Dẫu biết rằng các công ty khởi nghiệp không thể tuyển dụng nhiều nhân viên về làm việc vì luôn trong tình trạng thiếu vốn nhưng tình trạng để cho một nhân viên đảm nhận quá nhiều công việc và mỗi công việc lại thuộc các mảng khác nhau sẽ gây ra những áp lực và sự không hài lòng cho nhân viên. Khi nhân viên được trao dồi kỹ năng, làm việc có năng suất, tích cực và hiệu quả hơn thì không chỉ nhân viên cảm thấy công việc nhẹ nhàng, làm việc trôi chảy mà công ty còn đang tạo ra được đội ngũ nhân sự lành nghề có nét riêng biệt để tạo ra lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cùng ngành.