Báo cáo quản trị chuỗi cung ứng tinh bột sắn ứng dụng công nghệ số, công nghệ 4.0

MỤC LỤC

Phân tích vai trò của Doanh nghiệp

Chuyển đổi nguyên liệu:Xưởng chế biến tinh bột sắn đóng vai trò quan trọng trong việc biến đổi nguyên liệu sắn thành sản phẩm tinh bột sắn thành phẩm,là nơi thực hiện các quy trình chế biến và làm sạch để tạo ra sản phẩm chất lượng cao,sản xuất sản phẩm, quản lý chất lượng, vận chuyển sản phẩm. Đáp ứng nhu cầu thị trường: Xưởng chế biến tinh bột sắn cung cấp tinh bột cho các nhà phân phối, nhà bán sỉ và nhà bán lẻ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Quyền lực lựa chọn thị trường: Doanh nghiệp tự quyết định thị trường tiêu thụ sản phẩm, tập trung vào thị trường nội địa hay xuất khẩu.

Quyền lựa chọn đối tác cung cấp và phân phối: Thiết lập mối quan hệ với các nhà cung cấp nguyên liệu và nhà phân phối phù hợp, dựa trên các tiêu chí như chất lượng, độ tin cậy, và giá cả. Hợp tác với các đối tác khác:Xưởng chế biến tinh bột sắn có thể hợp tác với các nhà phân phối, nhà bán sỉ và nhà bán lẻ để tối ưu hóa quy trình cung ứng và giảm chi phí. Hiệu quả hoạt động:Nhà sản xuất có thể tối ưu hóa hiệu quả hoạt động bằng cách áp dụng các công nghệ tiên tiến, tự động hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu lãng phí và tăng năng suất.Ngoài ra, Nhà sản xuất có thể giảm chi phí sản xuất bằng cách tối ưu hóa quy trình sản xuất, sử dụng nguyên liệu đầu vào giá rẻ và đàm phán giá cả nguyên liệu.

Thiệt hại về quản lý chuỗi cung ứng:Mất mát trong quản lý mối quan hệ với các nhà cung cấp và nhà phân phối có thể dẫn đến sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng, gây ra mất mát về doanh thu và khách hàng. Thiệt hại về chất lượng nguyên liệu: Nếu sắn cung cấp không đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng yêu cầu hoặc bị nhiễm bẩn, có thể dẫn đến sự giảm chất lượng của sản phẩm cuối cùng.

Mô tả hạ nguồn của chuỗi cung ứng

Tính hiện hữu của đơn hàng: Tính hiện hữu của đơn hàng nêu bật khả năng mà khách hàng có thể kiểm tra đơn hàng từ khi đặt cho đến khi nhận hàng. Chính vì vậy, để đáp ứng nhu cầu đó thì doanh nghiệp luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và hỗ trợ khách hàng giải quyết các vấn đề liên quan đến đơn hàng thông qua hotline. Khả năng trả lại hàng: Yếu tố này phản ánh khả năng dễ dàng trong việc trả lại hàng hoá và khả năng mạng lưới xử lý việc này .Nếu tinh bột sắn không đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng đã cam kết, khách hàng có thể muốn trả lại hàng để đổi hoặc hoàn lại tiền, doanh nghiệp cú chớnh sỏch đổi trả hàng rừ ràng, cụ thể và dễ hiểu cho khách hàng.

 Phương án Omni channel: Xây dựng Website tích hợp hệ thống đặt hàng trực tuyến vào cửa hàng và xây dựng kho chứa giao hàng tận nơi cho khách hàng. Tăng cường sự hiện diện trực tuyến: Website sẽ giúp cửa hàng của bạn có mặt trên không gian mạng lớn, thu hút được khách hàng tiềm năng và tăng cơ hội tiếp cận đối tượng khách hàng mới. Tạo trải nghiệm mua sắm nhất quán: Khách hàng có thể trải nghiệm việc mua sắm qua website với thông tin sản phẩm chi tiết, hình ảnh và đánh giá từ các khách hàng khác.

Tăng tính tương tác và trung thành của khách hàng: Qua việc cung cấp nhiều kênh tiếp cận và dịch vụ sau bán hàng như hệ thống đặt hàng trực tuyến và giao hàng, chat trực tuyến hoặc hỗ trợ qua điện thoại, bạn có thể tạo ra một môi trường tương tác tích cực với khách hàng và tăng độ trung thành của họ với thương hiệu của bạn. Thu thập dữ liệu và phản hồi: Phương án omnichannel cung cấp cơ hội để thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau và phản hồi lại khách hàng một cách linh hoạt và kịp thời, từ đó cải thiện và tinh chỉnh chiến lược kinh doanh của bạn theo thời gian. Khách hàng truy cập vào Website: khi đó khách hàng sẽ cung cấp các thông tin cần thiết để đặt hàng, bao gồm: tên, số điện thoại, địa chỉ giao hàng,..và dữ liệu sẽ được chuyển đến hệ thống quản lý đơn hàng của doanh nghiệp.

Tiếp đến, hệ thống sẽ phân tích tệp dữ liệu để xác định khách hàng thuộc khu vực nào, sau đó thông tin về số lượng sản phẩm và khách hàng sẽ được gửi đến kho hàng gần đó nhất.

Hình 6. Sơ đồ hạ nguồn
Hình 6. Sơ đồ hạ nguồn

Mô tả thiết kế mạng lưới

Phân tích vị trí của một số CSHT trong chuỗi

  • Phân tích, đánh giá sự phù hợp của vị trí .1 Ưu điểm

    Vị trí nhà phân phối: Nhà phân phối Tinh Bột Sắn Xanh: Đường Trần Phú, Thị trấn Lăng Cô, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế.  Bán sỉ Tinh bột sắn Việt: Lô A2 Khu đô thị An Cựu City, Thị trấn Phú Bài, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế. Những địa điểm này có khả năng đại diện cho ba hướng: đông, tây, nam, giúp tăng cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng, đảm bảo việc phủ sóng toàn diện cho khu vực xung quanh.

    (Địa điểm phân phối được đặt ở TP Huế, điều này là hợp lý vì TP Huế là trung tâm của khu vực, dễ dàng tiếp cận và có nhiều cơ hội tiếp cận đến nhiều khách hàng tiềm năng: thị trường tiêu thụ tinh bột sắn lớn, tập trung đông dân cư và nhiều doanh nghiệp chế biến thực phẩm như bánh kẹo, bún, miến,.. Phong Điền và Phú Lộc cũng là những vị trí chiến lược, với một số lượng lớn người tiêu dùng tiềm năng.). Điều này hợp lý vì sự đa dạng trong vị trí địa lý giúp giảm thiểu thời gian và chi phí vận chuyển, cũng như tối ưu hóa việc tiếp cận khách hàng ở nhiều khu vực. Điều này có thể tạo ra môi trường cạnh tranh khốc liệt và đòi hỏi nhà phân phối phải nỗ lực để duy trì và tăng cường lợi thế cạnh tranh.

    Việc cung cấp cho các nhà phân phối ở xa có thể gây ra khó khăn trong việc điều khiển chất lượng và quản lý hàng hóa. Ví dụ: chịu ảnh hưởng của yếu tố thời tiết và môi trường, đặc biệt là trong mùa mưa và mùa lũ, điều này có thể gây ra các rủi ro cho việc vận chuyển và lưu trữ hàng hóa.

    Đề xuất phương án thiết kế mạng lưới trong phát triển omnichannel Với phương án phát triển omnichannel ở mục III.3, nhóm đề xuất phương án

    Vị trí ở mọi khu vực đều dễ dàng tiếp cận sản phẩm thu hút nhiều doanh nghiệp cạnh tranh. Nhà sản xuất cần tích hợp hệ thống quản lý hàng tồn kho với hệ thống website đặt hàng trực tuyến để có thể xử lý đơn đặt hàng một cách nhanh chóng và chính xác. Quản lý và vận hành các kho: Nhà sản xuất cần xem xét việc quản lý và vận hành các kho ở các địa điểm mới.

    Vị trí địa lý không thay đổi (vẫn duy trì hoạt động tại địa điểm hiện tại) đồng thời xây dựng thêm kho chứa mới ở vị trí gần trung tâm thành phố hoặc khu vực có mật độ đặt hàng cao nhất, giúp giảm thời gian vận chuyển đến khách hàng và tăng sự linh hoạt trong quy trình giao hàng. Đề xuất ứng dụng công nghệ số, công nghệ 4.0 vào quản lý chuỗi cung ứng.

    Đề xuất ứng dụng công nghệ số, công nghệ 4.0 vào quản lý chuỗi cung ứng Doanh nghiệp của tôi đang gặp phải các vấn đề trong hoạt động chuỗi cung

    Chủ thể nào trên chuỗi bỏ vốn đầu tư

    Các chủ thể tham gia (ngoại trừ nông dân, khách hàng, và nhà làm bánh, làm bún) vào chuỗi cung ứng tinh bột sắn VIINDOO đều cần bỏ vốn đầu tư để thực hiện các hoạt động của mình. Mức độ đầu tư của mỗi chủ thể có thể khác nhau tùy thuộc vào quy mô sản xuất, kinh doanh và chiến lược kinh doanh của họ. Đối với chuỗi cung ứng tinh bột sắn của chúng tôi thì các chủ thể đều bỏ vốn đầu tư tuy nhiên, nhà sản xuất là người bỏ vốn đầu tư lớn nhất.

    Nhà sản xuất mong muốn rằng có thể đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường, chính vì vậy nhà sản xuất sẽ áp dụng công nghệ 4.0 để có thể tăng khả năng dự đoán cũng như giảm thiểu hiệu ứng Bullwhip.

    Mô tả nhiệm vụ của mọi chủ thể trên chuỗi khi ứng dụng công nghệ VIINDOO vào chuỗi cung ứng

    Viindoo tạo ra nền tảng để nông dân kết nối với các xưởng, giúp họ dễ dàng tìm kiếm thị trường cho sản phẩm của mình. Chia sẻ dữ liệu về sản lượng, hàng tồn kho và nhu cầu thị trường với các nhà phân phối và nhà bán lẻ. Phân phối sản phẩm đến các nhà bán lẻ một cách hiệu quả và đúng thời gian.

    Thu thập dữ liệu về nhu cầu của khách hàng và chia sẻ dữ liệu này với các nhà sản xuất. Thu thập dữ liệu về nhu cầu của khách hàng và chia sẻ dữ liệu này với các nhà sản xuất, nhà phân phối và nhà bán sỉ.