MỤC LỤC
Nhóm các công trình liên quan đến chính sách xóa đói, giảm nghèo - Công trình nghiên cứu Giảm nghèo ở Việt Nam: Thành tựu và thách thức do Viện Khoa học xã hội Việt nam công bố năm 2012: Công trình một mặt đánh giá Việt Nam là quốc gia có thành tích giảm nghèo xếp thứ hạng cao trên thế giới, mặt khác đã chỉ ra những vấn đề cần giải quyết trong công tác xóa đói, giảm nghèo như: những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường; khoảng cách giàu nghèo; sự tiếp cận các dịch vụ cơ bản của người nghèo; vấn đề nguồn lực trong thực hiện an sinh xã hội,… Từ đó khẳng định rằng, để công tác giảm nghèo ở nước ta tiếp tục đạt được những hiệu quả tích. - Công trình nghiên cứu Chính sách xóa đói giảm nghèo, thực trạng và giải pháp của tác giả Lê Quốc Lý công bố năm 2012: Công trình đề cập và làm rừ cỏc vấn đề liờn quan đến nghốo đúi; tiến hành phõn tớch thực trạng nghèo đói tại nước ta; đồng thời hệ thống các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước liên quan đến xóa đói giảm nghèo.
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu các nội dung liên quan đến thực thi chính sách GNBV, bao gồm các bước như sau: (1) Xây dựng kế hoạch và ban hành các văn bản thực thi chính sách GNBV; (2) Phổ biến, tuyên truyền về chính sách GNBV; (3) Huy động, phân bổ nguồn lực để thực thi chính sách GNBV; (4) Phân công, phối hợp thực thi chính sách GNBV;. - Phương pháp phân tích và tổng hợp: trên cơ sở thu thập thông tin tài liệu, số liệu thu thập được, tác giả sử dụng phương pháp này để tiến hành nghiên cứu, xử lý các số liệu đã thu thập; tóm tắt các thông tin từ các nguồn khác nhau từ đó đưa ra những nhận định, kết luận trong luận văn.
- Phương pháp thu thập số liệu: phương pháp này được sử dụng nhằm giúp thu thập các số liệu thứ cấp phục vụ cho việc phân tích, chứng minh những luận đề, luận điểm được nêu trong luận văn.
- Chính sách hỗ trợ và khuyến khích phát triển sản xuất, kinh tế đối với người nghèo: nhiều chính sách được triển khai thực hiện như hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số định canh, định cư ổn định sản xuất, giao rừng cho người dân chăm sóc tạo công ăn việc làm, giảm nạn phá rừng; chính sách đầu tư tài chính để phát triển khoa học công nghệ vùng nghèo; cử các cán bộ, độ ngũ nhà khoa học về vùng sâu vùng xa, các địa phương nghèo để chuyển giao công nghệ nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất cho các địa phương, góp phần thay đổi phương thức sản xuất, nâng cao năng lực, trình độ sản xuất cho người dân, nâng cao năng suất, tăng thu nhập. - Nhóm chính sách hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội: các chính sách hỗ trợ về y tế như khám chữa bệnh miễn phí, cấp thẻ Bảo hiểm y tế miễn phí, xây dựng các trung tâm, trạm y tế; chính sách hỗ trợ về Giáo dục - Đào tạo cho người nghèo như xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ, trợ cấp cho học sinh, sinh viên nghèo, người dân tộc thiểu số; các chính sách hỗ trợ về nhà ở, hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh kiên cố, hệ thống nước sạch, chính sách trợ cấp xã hội, chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo, chính sách văn hóa truyền thông, chính sách cho cán bộ, công chức ở các địa phương nghèo.
Từ việc phân tích các khái niệm bao gồm: GNBV, thực thi chính sách và thành phố thuộc tỉnh, tác giả hiểu thực thi chính sách GNBV tại cấp huyện:“là quá trình cơ quan nhà nước tại cấp huyện đưa ra chính sách GNBV vào triển khai thực tiễn thông qua thông qua việc ban hành văn bản, chương trình dự án và tổ chức thực hiện nhằm thực hiện hóa mục tiêu giảm nghèo của địa phương”. Huy động và phân bổ nguồn lực để thực hiện chính sách GNBV là quá trình tập hợp, quản lý và sử dụng các tài nguyên và yếu tố cần thiết để thực thi chính sách giảm nghèo một cách hiệu quả và bền vững bởi quá trình thực thi chính sách GNBV cần nhiều nguồn lực khác nhau như: con người (đội ngũ CB, CC); tài chính; khoa học công nghệ, tài nguyên,.
Ngược lại, nếu bộ máy thực thi chính sách GNBV cồng kềnh, chồng chéo; cán bộ công chức, viên chức năng lực không đáp ứng, thiếu trách nhiệm sẽ khiến việc triển khai chính sách gặp khó khăn, cản trở; nghiêm trọng hơn là không phát huy được tính đúng đắn của chính sách, làm sai lệch mục tiêu nhân văn của chính sách. Tóm lại, nhân dân chính là người thụ hưởng những lợi ích của chính sách công, đặc biệt là những người dân nghèo trong xã hội khi thực hiện chính sách GNBV mang lại, nên vấn đề nâng cao nhận thức trách nhiệm cho người nghèo để họ tham gia nhiệt tình vào công cuộc GNBV và làm giàu cho đất nước, cho bản thân và cho xã hội là một quá trình đầy khó khăn mà các cấp chính quyền cần cố gắng nhiều hơn bằng những hành động thiết thực.
Để thể hiện ý kiến và yêu cầu của mình về những vấn đề liên quan đến phục vụ công ở địa phương hay về vấn đề chính sách, người dân có thể thực hiện thông qua nhiều cách như: đại biểu dân cử, qua đơn thư phản ánh, kiến nghị; qua khiếu nại và tố cáo; qua hoạt động tiếp công dân ở. Theo hướng tiếp cận nghiên cứu của tác giả, nội dung thực thi chính sách GNBV gồm 06 nội dung: (1) Xây dựng kế hoạch và ban hành các văn bản thực thi chính sách giảm nghèo bền vững; (2) Phổ biến, tuyên truyền về chính sách giảm nghèo bền vững; (3) Huy động và phân bổ nguồn lực để thực thi chính sách giảm nghèo bền vững; (4) Phân công, phối hợp thực thi chính sách giảm nghốo bền vững; (5) Theo dừi, kiểm tra, giỏm sỏt quỏ trỡnh thực thi chớnh sỏch giảm nghèo bền vững; (6) Đánh giá, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm thực thi chính sách giảm nghèo bền vững.
Mặt khác thành phố đã tập trung triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nhất là các chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các chương trình giảm nghèo,…. Việc phân tích những mặt thuận lợi và những thách thức của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đối với công tác thực thi chính sách GNBV trên địa bàn thành phố là một trong những nội dung quan trọng, đồng thời là căn cứ để tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm thực hiện tốt chính sách GNBV trên địa bàn thành phố.
Thứ nhất, hiện nay vùng kinh tế phát triển tập trung ở các phường, xã ven biển, chính vì vậy đã tạo ra sự phân hóa trong điều kiện tiếp cận các dịch vụ của các đối tượng trên địa bàn thành phố, tạo ra khoảng cách về thu nhập giữa các địa phương. Đặc biệt trong năm 2021 – 2022 do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 mà ngành du lịch của thành phố binh ảnh hưởng nặng nề, dẫn đến người dân (trong đó có những người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo) mất việc làm, thu nhập ít đi hoặc thậm chí không có thu nhập.
UBND thành phố chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, các thành viên Ban chỉ đạo GNBV thành phố thường xuyên phối hợp các ngành liên quan kiểm tra, giám sát công tác giảm nghèo, tạo việc làm và dạy nghề ở các xã, thị trấn; phối hợp với UBND các xã, thị trấn thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ, chất lượng thi công các công trình đầu tư cơ sở hạ tầng, giám sát, đánh giá hiệu quả các nội dung triển khai hỗ trợ phát triển sản xuất và các chính sách khác có liên quan thực hiện giảm nghèo. Hàng năm, thành phố cử cán bộ lãnh đạo các cấp và cán bộ làm công tác giảm nghèo từ thành phố đến phường, xã tham dự các lớp tập huấn giảm nghèo do tỉnh tổ chức; đồng thời tổ chức hội nghị gồm các thành viên Ban Chỉ đạo thành phố, lãnh đạo và cán bộ làm công tác giảm nghèo UBND các phường, xã, 100% cán bộ khu phố/thôn triển khai Chương trình, kế hoạch giảm nghèo và tập huấn, hướng dẫn quy trình, công cụ điều tra, rà soát, cách ghi phiếu, các mẫu, biểu tổng hợp.
Thực hiện Quyết định số 1621/QĐ-UBND ngày 09/5/2017 của UBND tỉnh Bình Định phân bổ kinh phí bổ sung từ ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững năm 2016; Hướng dẫn số 2261/HD-SNN ngày 28/6/2017 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2017 trên địa bàn tỉnh Bình Định; Công văn số 1329/SLĐTBXH-BTXHPCTNXH ngày 12/6/2017 của Sở Lao động Thương binh và Xã hội về việc kiểm tra, hướng dẫn lập dự án, thẩm định từng dự án. Ngoài ra, còn có các chương trình: Hỗ trợ 117.784 kg giống lúa thuần các loại để nông dân gieo sạ khắc phục thiệt hại do thiên tai; hỗ trợ 213.314 kg giống lúa lai các loại, giá trị 4.213 triệu đồng; hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản, lâm nghiệp để khôi phục sản xuất với kinh phí 6.866 triệu đồng; Chương trình Quỹ Thiên Tâm hỗ trợ 67 con bò lai cho 67 hộ nghèo xã Phước Mỹ; Chương trình khuyến công hỗ trợ 69 triệu đồng cho cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống Hương Thanh, xã Nhơn Lý… đã góp phần thực hiện Chương trình giảm nghèo của thành phố đạt kết quả.
Một số phường, xã triển khai điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo chậm so với kế hoạch chung của toàn thành phố làm trở ngại cho việc tổng hợp kết quả Thứ ba, công tác kiện toàn bộ máy thực thi chính sách GNBV còn tồn tại nhiều hạn chế nhất định như: việc điều chỉnh quy chế tổ chức và hoạt động, phân công các thành viên trong Ban chỉ đạo còn chậm, chưa phù hợp chức năng nghiệp vụ, chuyên môn của các thành viên. Thứ tư, việc phân cấp, trách nhiệm cho các phòng, ban liên quan, UBND các xã, phường thực hiện các chương trình, dự án thuộc Chương trình GNBV đụi khi vẫn chưa rừ ràng; chưa cú những giải phỏp cụ thể đẩy mạnh việc tăng cường sự tham gia của người dân khi triển khai thực thi chính sách GNBV trên địa bàn thành phố.
Mục tiêu của Chương trình thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt nghèo. Bao gồm các nhóm chính sách: Chính sách tín dụng ưu đãi giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo, các nhóm đối tượng khác được tiếp cận các nguồn vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội để tham gia phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo và làm giàu; Chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế tập trung giúp người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, người dân sinh sống vùng đặc biệt khó khăn được hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế; Chính sách hỗ trợ về giáo dục đào tạo hỗ trợ miễn giảm học phí, học bổng, chi phí sinh học tập cho học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, trợ cấp học bổng, tiền ăn trưa cho trẻ em từ 3 đến 5 tuổi; Hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo;.
Đổi mới cơ chế điều hành, phân công phối hợp trong công tác thực thi chính sách GNBV: công tác thực thi chính sách GNBV cần triển khai một cách quyết liệt, hiệu quả, triển khai đồng bộ từ khâu lập kế hoạch đến tổ chức thực thi, đánh giá; đẩy mạnh công tác phân cấp trong thực hiện các chương trình, dự án liên quan đến phát triển sản xuất, cần phân cấp cho cấp xã làm chủ đầu tư; cần lồng ghép các chương trình, dự án, nguồn vốn trên địa bàn huyện để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bằng một cơ chế chỉ đạo tập trung thống nhất từ huyện đến cơ sở. Đồng thời, luận văn đề xuất 6 giải pháp cụ thể căn cứ vào thực trạng thực thi chính sách GNBV để nâng cao hiệu quả công tác thực thi chính sách GNBV trên địa bàn thành phố gồm: Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác giảm nghèo bền vững; Nâng cao năng lực công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp; Kiện toàn bộ máy thực thi chính sách giảm nghèo bền vững; Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành trong thực thi chính sách giảm nghèo bền vững; Huy động vốn, lồng ghép nguồn lực để thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững; Thực hiện tốt các giải pháp hỗ trợ và an sinh xã hội.