Giải pháp thúc đẩy cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn 2020-2030

MỤC LỤC

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, đề xuất giải pháp thúc đẩy thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Cấu trúc luận văn

Cơ sở lý luận về thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại các bệnh viện công lập

Tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp theo 4 mức độ: (i) Tự chủ tài chính đối với đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; (ii) Tự chủ tài chính đối với đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên; (iii) Tự chủ tài chính đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (do giá, phí dịch vụ sự nghiệp công chưa kết cấu đủ chi phí, được Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá, phí chưa tính đủ chi phí); (iv) Tự chủ tài chính đối với đơn vị được Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, không có nguồn thu hoặc nguồn thu thấp). * Việc sử dụng các quỹ trong đơn vị sự nghiệp được quy định như sau + Quỹ phát triển HĐSN dùng để đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng HĐSN, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm TTB, phương tiện làm việc, chi áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, trợ giúp thêm đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề năng lực công tác cho cán bộ viên chức trong và ngoài nước để tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao, phù hợp với khả năng của đơn vị theo quy định của pháp luật.

Cơ sở thực tiễn về thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại các bệnh viện công lập

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm, chú trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của bộ máy lãnh đạo từ Ban Giám đốc đến lãnh đạo các khoa, phòng, trung tâm; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ; không ngừng cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ, giảm thời gian chờ đợi của người bệnh, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hướng đến bệnh viện thông minh, bệnh án điện tử,. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, để Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ chức thực hiện một cách hiệu quả nhất cơ chế tự chủ, đẩy nhanh tốc độ phát triển toàn diện, chuyên sâu, sớm trở thành Bệnh viện tuyến cuối về chuyên môn kỹ thuật của Bộ Y tế, là trung tâm khám, chữa bệnh chất lượng cao trong tỉnh và khu vực, góp phần cùng Ngành Y tế Thanh Hóa hướng đến mục tiêu y tế là 1 trong 5 trụ cột phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhất thiết cần phải có những giải pháp hoàn thiện từ Trung ương đến địa phương và cơ sở y tế. Cùng với việc xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao, BVĐK tỉnh cũng không ngừng cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng, đầu tư trang thiết bị hiện đại với máy cộng hưởng từ 1.5 tesla (MRI); máy chụp cắt lớp (64 lát cắt và 32 lát cắt); máy đo loãng xương; hệ thống máy nội soi chẩn đoán và can thiệp tiêu hóa, tiết niệu, cơ xương khớp, lồng ngực, sản phụ khoa, tai mũi họng; máy siêu lọc máu liên tục CRRT, máy phẫu thuật Phaco; máy siêu âm (2D, 3D, tim); máy điện tim, điện não; máy chụp X quang; đo chức năng hô hấp; máy huyết học, sinh hóa, miễn dịch tự động,.

Hình 2.1: Sơ đồ Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình
Hình 2.1: Sơ đồ Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình

Phương pháp nghiên cứu

- Bệnh viện phải thực hiện cân đối nguồn chi cho số giường bệnh vượt mức kế hoạch hằng năm, chi phí chưa được tính vào cơ cấu giá dịch vụ, cân đối bổ sung nguồn thực hiện tăng lương tối thiểu và các chế độ phụ cấp khác cho người lao động. Đề tài điều tra 65 cán bộ, nhân viên y tế bao gồm: 05 cán bộ Sở Y tế; 10 cán bộ quản lý Bệnh viện Đa khoa tỉnh; 20 người là đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa tỉnh; 30 người là cán bộ quản lý 03 Trung tâm Y tế huyện Lương Sơn, Trung tâm Y tế huyện Mai Châu, Trung tâm Y tế thành phố Hoà Bình và 60 bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình là đối tượng thụ hưởng từ cơ chế tự chủ tài chính. Trong luận văn, để phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian, tác giả sử dụng 3 chỉ tiêu để phân tích, đó là: lượng tăng (giảm) tuyệt đối; tốc độ phát triển; tốc độ tăng (giảm) để biểu hiện xu hướng, sự biến động tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình.

Bảng 2.2. Mức điểm đánh giá
Bảng 2.2. Mức điểm đánh giá

Kết quả thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2020-2022

Trong tổng nguồn NSNN cấp, nguồn kinh phí sự nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu, bình quân trong giai đoạn 2020 – 2022 đạt 70%; nguồn NSNN dùng để đầu tư, mua sắm TSCĐ có quy mô tăng lên nhưng tỷ trọng lớn thứ hai, bình quân đạt 24,5%, còn lại là các khoản NSNN cấp cho chương trình MTQG và kinh phí quản lý môi trường. Nguồn thu từ viện phí, BHYT đã góp phần không nhỏ vào trong việc đảm bảo kinh phí hoạt động của các bệnh viện trong điều kiện NSNN còn hạn hẹp, cải thiện chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu KCB của nhân dân, đồng thời góp phần nâng cao đời sống công nhân viên trong bệnh viện. Điều này cho thấy Bệnh viện đó xõy dựng quy chế chi tiờu nội bộ rừ ràng, cỏc khoản chi của bệnh viện hầu hết được phản ánh trong quy chế chế tiêu nội bộ và có công bố công bố công khai đến cán bộ viên chức và người lao động thông qua đại hội cán bộ viên chức hàng năm tại Bệnh viện.

Bảng 3.1. Tổng nguồn thu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn 2020 - 2022
Bảng 3.1. Tổng nguồn thu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn 2020 - 2022

Phân tích các yếu tố ảnh tưởng đến thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình

(Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2023) Cán bộ tài chính kế toán chuyên môn giỏi sẽ giúp cho công tác quản lý tài chính, kế toán tại đơn vị theo đúng với những quy định của Nhà nước sử dụng nguồn kinh phí tiết kiệm, có hiệu quả, phát huy tối đa những ưu thế mà cơ chế tài chính đem lại cho đơn vị, đồng thời tham mưu cho thủ trưởng để có những quyết sách đúng đắn cho việc quản lý tài chính, kế toán tại đơn vị. Theo đó, đối với dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước được xác định theo cơ chế thị trường; đối với dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước được xác định trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí theo quy định và lộ trình tính giá theo quy định tại Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Việc kiểm tra, kiểm soát tiến hành trước, trong và sau khi thực hiện kế hoạch tài chính và nếu được tiến hành thường xuyên sẽ giúp cho đơn vị sử dụng nguồn tài chính đúng mục đích, thúc đẩy việc sử dụng hợp lý các khoản thu, chi nhằm tăng hiệu quả kinh tế xã hội của nguồn tài chính, đồng thời giúp đơn vị phát triển kịp thời những sai sót và có biện pháp khắc phục, xử lý.

Bảng 3.9. Tổng hợp kết quả đánh giá về tổ chức bộ máy
Bảng 3.9. Tổng hợp kết quả đánh giá về tổ chức bộ máy

Đánh giá chung tình hình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2020-2022

Một số cán bộ, viên chức vẫn muốn duy trì cơ chế quản lý cũ, vẫn tồn tại tâm lý lo ngại bị Nhà nước cắt giảm kinh phí và băn khoăn về chất lượng hoạt động chuyên môn bị giảm hoặc xuất hiện tâm lý so bì về sự bất bình đẳng, không công bằng về phân phối thu nhập trong nội bộ đơn vị nói riêng và giữa các đơn vị trong ngành nói chung. Tuy nhiên, nhận thức về tự chủ một bộ phận cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn y tế còn thiếu chủ động sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ; chưa đưa ra được các biện pháp và hoạt động cụ thể, kiến thức, kỹ năng về quản lý kinh tế y tế, tài chính y tế, quản trị các khoa phòng còn hạn chế; trong khi hệ thống thông tin, giám sát còn yếu kém dẫn đến việc triển khai thực hiện ở một số khoa, phòng còn nhiều lúng túng. Thứ tư, do đội ngũ cán bộ nhân viên nhất là đội ngũ quản lý tài chính và nhân viên kế toán có trình độ và năng lực tiếp cận cái mới còn nhiều hạn chế, mới chỉ dừng ở cấp độ kế toán tài chính thông thường, chưa đứng trên góc độ tiếp cận kế quán quản trị nên việc phân tích, lập kế hoạch, tham mưu cho lãnh đạo trong quá trình thực hiện tự chủ tài chính tại Bệnh viện vẫn còn nhiều hạn chế.

Giải pháp thúc đẩy thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Yêu cầu các giai đoạn kiểm tra, kiểm soát tài chính phải tiến hành theo đúng tuần tự, quy định, đảm bảo kết quả thu được sẽ giúp cho công tác quản lý tài chính kế toán của các đơn vị sự nghiệp ngày càng đi vào nề nếp, tuân thủ các quy định về tài chính kế toán cũng như các quy định của nhà nước. Công khai tài chính là biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của CBVC và tập thể người lao động trong việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát quá trình quản lý sử dụng kinh phí của đơn vị; huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp theo quy định của pháp luật; phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý, sử dụng kinh phí; bảo đảm sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;. Dự toán thu chi của bệnh viện được lập hàng năm, trong đó bệnh viện phải lập kế hoạch mua sắm, sửa chữa tài sản được Bộ y tế phê duyệt, trên cơ sở đó lập kế hoạch đấu thầu mua sắm tài sản theo quy định hiện hành của pháp luật về đấu thầu mua sắm tài sản, do vậy cũng hạn chế được việc mua sắm các tài sản không cần thiết đảm bảo việc mua sắm phù hợp với điều kiện, năng lực của bệnh viện.

Kiến nghị

Trên cơ sở đánh giá những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế tự chủ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới như Nâng cao hiệu quả quản lý các nguồn thu; Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và giám sát chặt chẽ các khoản chi;. Tăng cường quản lý tài sản của đơn vị; Tăng cường thanh tra, kiểm tra và công khai tài chính nhằm nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm; Nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ tài chính kế toán; Nâng cao nhận thức cán bộ viên chức và người lao động trong Bệnh viện. Trong phạm vi của đề tài, học viên đã cố gắng trình bày một cách đầy đủ nhất các nội dung nghiên cứu để có thể hoàn thành mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, tuy nhiên do năng lực nghiên cứu còn hạn chế nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết, thiếu sót.