Phương án phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

MỤC LỤC

Đánh giá tổng hợp về tỉnh Quảng Nam 1. Điểm mạnh

Điểm yếu

Các thành phố này chiếm tỉ trọng lớn trong kinh tế cả nước, là đầu mối giao thông (các cảng hàng không quốc tế, các tuyến cao tốc, tuyến đường sắt), các cơ sở đào tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao, năng lực khoa học – công nghệ, trung tâm hành chính, chính trị,…. Hàng năm Quảng Nam đón hàng triệu lượt khách du lịch, đặc biệt là du khách quốc tế nhưng thời gian lưu trú ở các khách sạn trên địa bàn hạn chế, chủ yếu lưu trú ở Đà Nẵng và đến thăm các địa điểm du lịch ở Quảng Nam trong ngày, phản ánh ở tỉ lệ khách thuê phòng trên địa bàn chỉ bằng 45-50% tổng số du khách.

Cơ hội

Những năm gần đây, do biến đổi khí hậu tình trạng này có kéo dài từ tháng 9 đến tháng 1.

Thách thức

- Kinh tế của các tỉnh trong Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung mang tính cạnh tranh/thay thế hơn là hợp tác/bổ sung, liên kết giữa các địa phương còn hạn chế: Hiện nay, Vùng có đến 11/18 khu kinh tế ven biển của cả nước, xu hướng này rất dễ dẫn đến nguy cơ các tỉnh trong Vùng cạnh tranh gay gắt để thu hút các doanh nghiệp, các dự án đầu tư, đồng thời đặt ra thách thức cho Quảng Nam phải luôn đổi mới cơ chế, chính sách để duy trì và nâng cao khả năng cạnh tranh, tiếp tục tạo sức hút lớn đối với các doanh nghiệp. Ngoài ra, thu hút đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các hạ tầng khu và cụm công nghiệp, hạ tầng bến cảng, hạ tầng dân dụng ở các khu đô thị và nông thôn, hạ tầng giao thông nội tỉnh, các hạ tầng liên quan đến xử lý môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu cũng rất quan trọng.

Các tác động quốc tế, quốc gia đến phát triển kinh tế Quảng Nam Trong bối cảnh thế giới đang có những biến động, tăng trưởng kinh tế thế

Các FTA được xem là “đòn bẩy” quan trọng giúp Việt Nam trở thành một nền kinh tế có khả năng cạnh tranh và đổi mới, sáng tạo mạnh mẽ hơn. Việt Nam đã luôn nằm trong nhóm 20 quốc gia/nền kinh tế thu hút FDI lớn nhất thế giới kể từ năm 2017.

PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN TỈNH I. Quan điểm và mục tiêu phát triển

Các nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá phát triển 1. Hoàn thiện hệ thống hạ tầng

    Quảng Nam phát triển toàn diện, hiện đại và bền vững, mang đậm bản chất văn hoá đặc trưng con người Xứ Quảng; phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc trung ương, đóng góp lớn cho ngân sách trung ương; là trung tâm du lịch quốc tế quan trọng trên cơ sở phát huy tối đa giá trị các di sản văn hoá thế giới và khu dự trữ sinh quyển thế giới. - Chuyển đổi sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp gắn với tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp, trong đó khuyến khích các loại hình kinh tế tập thể liên kết với doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, đảm bảo ổn định vùng nguyên liệu cho chế biến sâu; phát triển mạnh về số lượng và chất lượng các sản phẩm OCOP gắn với hoạt động khởi nghiệp.

    PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH VÀ LĨNH VỰC I. Phương hướng phát triển các ngành kinh tế quan trọng

    Ngành công nghiệp Định hướng phát triển

    Thời gian tới Quảng Nam cần thu hút các nhà đầu tư phát triển các thiết bị tái tạo năng lượng (như: phát triển tấm silicon tinh thể cho các tấm pin mặt trời, sản xuất hộp số cho các tháp phong điện, các loại pin, hệ thống tích điện, hệ thống tích nhiệt, dây chuyền sản xuất sinh khối, thiết bị xây hầm biogas,…) và các thiết bị sử dụng NLTT (như: máy phát điện,…). - Tiếp tục rà soát, khoanh vùng tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh, có kế hoạch bảo vệ, khai thác hợp lý đối với nguồn tài nguyên khoáng sản chưa khai thác; đặc biệt, quản lý nghiêm ngặt và hạn chế việc khai thác đối với nguồn tài nguyên khoáng sản không có khả năng tái tạo, các nguồn tài nguyên khoáng sản quý hiếm như: Quặng thiếc, quặng titan, vàng sa khoáng,….

    Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản 1. Định hướng phát triển

    Giải pháp về liên kết phát triển du lịch: Khuyến khích liên kết giữa các địa phương trong cùng một địa bàn trọng điểm du lịch của tỉnh để tổ chức đánh giá, phát huy lợi thế tài nguyên; tổ chức xây dựng và thực hiện quy hoạch, phát triển sản phẩm, kết nối tour tuyến du lịch, xúc tiến quảng bá đầu tư du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch phù hợp với định hướng chung phát triển du lịch Quảng Nam. Hợp tác với các cơ quan ban ngành của Trung ương và liên kết các tỉnh phụ cận trong lĩnh vực quy hoạch thiết kế và xúc tiến đầu tư xây dựng mới và nâng cấp mở rộng mạng lưới đường bộ liên vùng, cầu, bãi đỗ xe và trạm nghỉ dừng chân, các đường tỉnh lộ kết nối Tam Kỳ, Hội An với các địa phương cấp huyện, đặc biệt ở các địa bàn trọng điểm để phát triển hệ thống sản phẩm du lịch, nhất là sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh.

    Phương án phát triển các ngành, lĩnh vực xã hội 1. Giáo dục và đào tạo

      Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động văn học, nghệ thuật; đẩy mạnh phát triển văn học, nghệ thuật chuyên nghiệp; nhân rộng các mô hình câu lạc bộ văn nghệ quần chúng ở cơ sở, đặc biệt là tại các xã, thôn vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng có nhiều dân tộc thiểu số; đối với các huyện có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, tổ chức định kỳ Ngày hội Văn hóa – Thể thao các dân tộc để tôn vinh tinh thần đoàn kết dân tộc anh em cùng chung sống trên một địa bàn, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa riêng của từng dân tộc và của cả cộng đồng, gắn kết chặt chẽ với các hoạt động du lịch. Phát triển đa dạng, đồng bộ và hiện đại tất cả các các ngành công nghiệp văn hóa của tỉnh một cách bền vững, tập trung vào những ngành có lợi thế, tiềm năng như điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, quảng cáo, thủ công mỹ nghệ, du lịch văn hóa; đồng thời phát triển các ngành như kiến trúc, thiết kế, xuất bản, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm… thành những ngành kinh tế dịch vụ quan trọng, có đóng góp tích cực, hiệu quả vào phát triển kinh tế-xã hội chung, góp phần quảng bá hình ảnh danh lam thắng cảnh và con người của tỉnh.

      Phương án tổ chức không gian các hoạt động kinh tế - xã hội Mô hình cấu trúc không gian phát triển “hai vùng, hai cụm động lực, ba

        Kết nối các không gian kinh tế của 03 đơn vị hành chính này thành khu vực phát triển kinh tế công nghiệp, dịch vụ logistic cảng biển, hàng không, thương mại, du lịch biển, y tế, giáo dục – đào tạo, đô thị thông minh, trong đó sáp nhập huyện Núi Thành với thành phố Tam Kỳ để phát triển thành đô thị loại I. - Hành lang dọc đường Đông Trường Sơn và đường Hồ Chí Minh thuộc không gian phía Tây của tỉnh, tập trung công nghiệp thuỷ điện, khai thác, chế biến khoáng sản, nông, lâm nghiệp, bảo tồn, phát huy văn hoá đặc sắc của đồng bào dõn tộc thiểu số; là cửa ngừ giao thương với cỏc tỉnh Tõy Nguyờn và tỉnh Thừa Thiên Huế.

        Phương hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật 1. Phương án phát triển hạ tầng giao thông

          Xây dựng và nâng cấp tuyến cáp quang liên tỉnh và nội tỉnh, đảm bảo dung lượng cao, kết nối liên vùng, liên huyện, đặc biệt là các trung tâm kinh tế - chính trị, vùng động lực, vùng trọng điểm, đảm bảo độ dự phòng khi thiên tai, sự cố; phát triển hạ tầng băng rộng cố định và băng rộng di động thúc đẩy phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, là cơ sở phục vụ chuyển đổi số cho các ngành lĩnh vực quan trọng như: giao thông, du lịch, công nghiệp, y tế, giáo dục, quản lý đô thị, ứng dụng công nghệ thông tin, giám sát bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai…; nâng cấp và hoàn thiện việc xây dựng mạng truyền số liệu chuyên dùng kết nối liên thông với mạng WAN nội tỉnh, đảm bảo được tốc độ đường truyền, tính bảo mật; ngầm hóa mạng ngoại vi thuộc các phường trong thành phố Tam Kỳ, Thành phố Hội An, thị xã Điện Bàn và các thị trấn, đối với khu đô thị mới, khu du lịch dự kiến hệ thống mạng ngoại vi ngầm hóa; phát triển các trạm thu phát sóng 5G/4G phủ sóng toàn bộ khu vực dân cư sinh sống;. Căn cứ đặc điểm các KCN trong vùng chủ yếu tập trung Vùng Đông của tỉnh, chủ yếu khu vực KTM Chu Lai, đối với CTR công nghiệp thông thường phát sinh từ các khu công nghiệp sẽ được xử lý chung với CTR sinh hoạt tại các khu xử lý chất thải của từng đô thị; Chất thải công nghiệp nguy hại sẽ được thu gom vận chuyển và xử lý theo tuyến, như sau: (1) KCN Điện Nam - Điện Ngọc, An Hoà - Nông Sơn, và các KCN, CCN huyện Đại Lộc, TP Hội An và huyện Điện Bàn, (2) KCN Đông Quế Sơn và các KCN, CCN huyện Quế Sơn, Thăng Bình và Duy Xuyên, (3) KCN trong khu KTM Chu Lai, và các KCN, CCN huyện Núi Thành, Tam Kỳ, Phú Ninh.

          Phương án phát triển hạ tầng xã hội 1. Hạ tầng giáo dục, giáo dục nghề nghiệp

            Tiếp tục đầu tư cải tạo nâng cấp sân vận động Tam Kỳ đảm bảo điều kiện để tổ chức thi đấu, tập luyện, ăn ở và sinh hoạt của các vận động viên; tập trung đầu tư hoàn chỉnh khu thể thao tại KĐT Thanh Hà-Hội An; cải tạo, nâng cấp các Trung tâm văn hoá, thể thao cấp huyện, thị xã, thành phố và cấp xã, phường, thị trấn đáp ứng các tiêu chí quy định của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Tập trung vào việc hình thành hệ thống thu thập, chia sẻ thông tin về việc làm trống, người tìm việc để phục vụ kết nối, tăng cường tổ chức các phiên giao dịch việc làm; tổ chức thực hiện các gói hỗ trợ kết nối việc làm thành công để nâng cao hiệu quả, chất lượng tư vấn, giới thiệu việc làm; hiện đại hóa hệ thống Trung tâm Dịch vụ việc làm; phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và hạ tầng số của hoạt động kết nối cung - cầu lao động.

            Phát triển không gian lãnh thổ

              + Khu di sản văn hóa thế giới Hội An và vùng phụ cận: Định hướng phát triển thế mạnh du lịch văn hoá (tham quan các di tích, công trình kiến trúc, nghiên cứu di chỉ khảo cổ, tham dự các lễ hội, các chương trình nghệ thuật dân tộc), tham quan Công viên Văn hoá Du lịch Hội An, mua sắm hàng thủ công mỹ nghệ, may mặc, du thuyền trên sông, tham quan làng nghề, du lịch hội nghị, du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái. Căn cứ theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC; việc lập và thực hiện quy hoạch sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030 ngoài tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số, cần phải tính đến kết quả sắp xếp giai đoạn trước, ĐVHC ổn định từ lâu, có vị trí biệt lập, có các yếu tố đặc thù và các ĐVHC nông thôn đã được quy hoạch thành ĐVHC đô thị.

              Hình  3- Mô hình mạng lưới đô thị
              Hình 3- Mô hình mạng lưới đô thị

              Phương án phát triển vùng liên huyện, vùng huyện 1. Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện

              Vùng phía Tây kết nối Đông Tây thuận lợi thông qua các tuyến QL 40B, QL 14E, QL 14G, QL 14B; Cửa khẩu quốc tế Nam Giang là cửa ngừ giao thương giữa tỉnh Quảng Nam nói riêng và Vùng trọng điểm kinh tế miền Trung với Lào và các nước Asean; sở hữu cảnh quan tự nhiên sinh thái nhiều tiềm năng cho phát triển du lịch. Hướng phát triển trọng tâm của vùng là bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên kết hợp với khai thác du lịch sinh thái gắn hệ sinh thái, cảnh quan; tăng cường kết nối Đông Tây thông qua việc nâng cấp các trục giao thông Đông Tây, hình thành các không gian kinh tế dọc hành lang kinh tế quốc tế Đông Tây này; phát triển giao thương quốc tế với các nước Asean thông qua cửa khẩu Nam Giang và cửa khẩu Tây Giang; phát triển vùng nguyên liệu và chế biến dược liệu tại Nam Trà My, đẩy mạnh thương hiệu sâm Ngọc Linh.

              Phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai

                - Vùng huyện Bắc Trà My: Phát triển nông, lâm nghiệp và dược liệu; khai thác năng lượng thủy điện phù hợp, đảm bảo điều kiện môi trường; phát triển dịch vụ du lịch gắn với cảnh quan tự nhiên các hồ thủy điện, di tích lịch sử cách mạng, văn hoá đặc trưng của đồng bào dân tộc. - Vùng huyện Tây Giang: Là khu vực có vai trò kết nối giao lưu kinh tế, văn hóa, du lịch phía Tây Bắc của tỉnh, phát triển cửa khẩu phụ Tây Giang - Kạ Lừm thành cửa khẩu chính; phát triển nông lâm nghiệp, năng lượng và cung ứng các nguyên vật liệu phục vụ công nghiệp; bảo tồn đa dạng sinh học.

                Phương án bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học; sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước

                  Bao gồm vựng lừi, cỏc phõn khu bảo vệ nghiờm ngặt thuộc cỏc khu bảo tồn thiên nhiên: Vườn quốc gia Sông Thanh, Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm (bao gồm rừng trên các đảo), Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Sao La, Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Voi, Khu bảo vệ 1 của Khu di tích văn hoá Mỹ Sơn (bao gồm rừng cảnh quan), Chà vá chân xám Tam Mỹ Tây; vùng bảo hộ vệ sinh các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước; các khu dân cư tập trung ở đô thị loại II, III, bao gồm nội thành của thành phố Tam Kỳ, thành phố Hội An, thị xã Điện Bàn. * Giải pháp bảo vệ nguồn nước: Bảo vệ và phát triển rừng; bảo vệ hồ, ao, đầm, vùng đất ngập nước có chức năng tạo nguồn sinh thuỷ; xây dựng mạng lưới quan trắc tài nguyên nước, giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên các khu dùng nước, các sông suối chính; xây dựng hành lang bảo vệ nguồn nước; phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm nước và môi trường; xác định dòng chảy tối thiểu cho các sông, suối và cần giám sát chặt chẽ để duy trì được dòng chảy tối thiểu; điều tra, đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải lưu vực sông; điều tra, đánh giá, khoanh định, công bố vùng hạn chế khai thác sử dụng nước dưới đất; thực hiện quy hoạch phân bổ nguồn nước dưới đất, xây dựng định hướng khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên nước dưới đất.

                  Phương án phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu 1. Phân vùng rủi ro đối với các hoạt động thiên tai

                    Phát triển công nghiệp VLXD tỉnh Quảng Nam trên cơ sở sử dụng tài nguyên tiết kiệm và hiệu quả, gắn với bảo vệ môi trường, với quy mô đầu tư hợp lý; tăng cường đầu tư công nghệ và thiết bị tiên tiến, từng bước nâng cấp và thay thế công nghệ tiêu hao nguyên liệu và năng lượng thấp để nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh; da dạng hóa các hình thức đầu tư để thu hút các nguồn vốn phát triển công nghiệp sản xuất VLXD; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất và kinh doanh ngành VLXD; đẩy mạnh thu hút và phát triển các loại vật liệu thay thế, vật liệu mới, vật liệu không nung, vật liệu nhẹ, vật liệu tái chế,… đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Áp dụng đối với các điểm mỏ, các diện tích chứa khoáng sản chưa được thăm dò nhưng đã được điều tra đánh giá chi tiết, có chất lượng tốt; các mỏ đã được cấp phép thăm dò chưa phê duyệt trữ lượng, các mỏ đã khai thác nhưng còn trữ lượng; các điểm mỏ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt là khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ, các điểm mỏ Tỉnh đang đề xuất Bộ Tài nguyên và Môi trường công nhận là khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ; các điểm mỏ đã được Tỉnh cho phép điều tra, đánh giá khoáng sản; không nằm trong các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, Các mỏ nằm trong quy hoạch cũ, không nằm trong quy hoạch của Bộ Công Thương và đáp ứng các tiêu chí hiện nay.

                    GIẢI PHÁP, NGUỒN LỰC THỰC HIỆN QUY HOẠCH I. Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

                      Thứ năm, có chính sách ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp nỗ lực tăng mức độ chuyển đổi số và triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, làm kinh tế số, điển hình là: (i) Triển khai các giải pháp sử dụng hợp đồng điện tử, hóa đơn điện tử và thanh toán số; (ii) Xây dựng và hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các giải pháp công nghệ số (công nghệ mã vạch, mã QRcode, chip NFC, công nghệ Blockchain..) để truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, xây dựng thương hiệu trực tuyến và tiếp thị sản phẩm trên môi trường điện tử;. Xây dựng cơ chế chính sách đột phá để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và lao động có kỹ năng gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng nhanh quy mô và nâng cao chất lượng dân số, đặc biệt cơ chế chính sách thu hút lao động về làm việc tại Quảng Nam, bao gồm cả nhà ở công nhân, nhà ở xã hội và nhà ở cho nguồn nhân lực chất lượng cao, các chuyên gia, gắn với các thiết chế văn hóa để đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động làm việc, sinh sống lâu dài tại Quảng Nam.