Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi quản trị lợi nhuận của công ty niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán TP HCM

MỤC LỤC

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Đề tài tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi quản trị lợi nhuận ở các công ty cổ phần niêm yết, về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên đến biến nghiên cứu chính của đề tài – biến dồn tích. - Đề xuất một số giải pháp giúp hạn chế hành vi quản trị lợi nhuận trong quá trình quản lý các doanh nghiệp Việt Nam.

Các nghiên cứu có liên quan

Bài báo đã trình bày một cách tổng quát về các kỹ thuật như lựa chọn phương pháp kế toán, lựa chọn thời điểm mua hoặc bán tài sản…mà các nhà quản trị có thể vận dụng để điều chỉnh lợi nhuận theo ý muốn chủ quan, đồng thời đưa ra một vài ý kiến về tính trung thực của công tin kế toán và yêu cầu công bố để tạo điều kiện thuận lợi giúp cho các đối tượng kiểm tra chất lượng nguồn thông tin từ đó đưa ra quyết định đúng đắn. Dựa trên việc tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm, bài báo đã tổng hợp và cho rằng hành vi chi phối thu nhập bị tác động bởi nhiều nhân tố, bao gồm: lương và thưởng cho nhà quản lý, giá cổ phần, hợp đồng vay vốn, chất lượng của hoạt động kiểm toán BCTC, sự độc lập của HĐQT và ủy ban kiểm toán và môi trường pháp lý.

Phương pháp nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, kế toán dồn tích đã được áp dụng đo lường quản trị lợi nhuận, và để kiểm tra các giả thuyết nghiên cứu, tác giả sử dụng mô hình hồi quy đa biến. Ngoài ra, nghiên cứu còn vận dụng phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu thông tin, số liệu để tìm hiểu, đúc kết những vấn đề lý luận, kinh nghiệm, từ đó, xác lập phương hướng và giải pháp hỗ trợ việc hạn chế hành vi quản trị lợi nhuận.

Ý nghĩa của đề tài

Kết cấu của đề tài

CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TP HCM

Giới thiệu các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố HCM

    Nhằm đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của thị trường, đáp ứng quá trình đổi mới nền kinh tế, tái cơ cấu các doanh nghiệp, ngày 11/05/2007 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 599/QĐ chuyển Trung tâm thành Sở giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE), hoạt động theo mô hình Công ty TNHH Một Thành viên (100% vốn chủ sở hữu thuộc Bộ tài chính). Hệ thống này được Tổng cục thống kê xây dựng trên cơ sở phân ngành chuẩn quốc tế (phiên bản 4.0) chi tiết đến 4 chữ số (ISIC Rev.4) và khung phân ngành chung của ASEAN chi tiết đến 3 chữ số (ACIC), đồng thời căn cứ trên tình hình thực tế sử dụng hệ thống ngành kinh tế quốc dân và nhu cầu điều tra thống kê, hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam được chi tiết đến 5 chữ số. Ngoài ra, khi phân ngành, Sở GDCK Tp.HCM sẽ áp dụng một số quy định chung trong việc phân ngành các công ty niêm yết có hoạt động hỗn hợp theo chiều dọc và hỗn hợp theo chiều ngang được thống nhất cho các quốc gia sử dụng ISIC Rev.4 cũng như áp dụng các quy ước phân ngành một số hoạt động kinh tế cụ thể của Việt Nam theo VSIC 2007.

    Bảng 3.1- Khảo sát số lượng công ty trong ngành năm 2013 sàn HOSE Mã ngànhSố lượngTỷ lệ
    Bảng 3.1- Khảo sát số lượng công ty trong ngành năm 2013 sàn HOSE Mã ngànhSố lượngTỷ lệ

    Khảo sát thực nghiệm các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP HCM

    • Giả thuyết nghiên cứu

      Do đó, các Giám đốc được chọn vào HĐQT chủ yếu có được khả năng giám sát độc lập trong quá trình hoạt động, nhằm làm giảm lý thuyết đại diện và nâng cao hiệu quả (Craven & Wallace 2001).Để đạt được hiệu quả, Giám đốc bên ngoài cần có khả năng mạnh mẽ để giám sát HĐQT, và khả năng quản lý để xác định hành vi quản trị lợi nhuận (Peasnell et al. HĐQT có tính độc lập cao sẽ có tác động đến nhận thức của các cổ đông về sự tin cậy vào lợi nhuận, bởi vì sự giám sát chặt chẽ sẽ nâng cao tính toàn vẹn của báo cáo tài chính và đảm bảo cung cấp cho các cổ đông về độ tin cậy của báo cáo tài chính.Do đó, HĐQT độc lập sẽ có ý thức hơn về trách nhiệm của mình, và đưa ra nhiều quyết định có hiệu quả. Chất lượng hoạt động kiểm toán là mức độ thỏa mãn của các đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán về tính khách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán của kiểm toán viên; đồng thời thỏa mãn mong muốn của đơn vị được kiểm toán về những ý kiến đóng góp của kiểm toán viên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, trong thời gian định trước với giá phí hợp lý.

      Đồng thời, khi được đánh giá là có tỉ lệ đòn bẩy tài chính cao, công ty phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ của các chủ nợ và việc chi tiền cho các hoạt động cũng bị kiểm soát khá chặt chẽ.Jelinek (2007) cho thấy rằng những thay đổi đòn bẩy và mức độ đòn bẩy có tác động khác nhau trên hành vi quản trị lợi nhuận và kết luận rằng tăng đòn bẩy có liên quan với giảm dồn tích quản trị lợi nhuận. Nhiều vấn đề rắc rối nãy sinh nếu hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng tồn tại, ví dụ như nó có thể làm tăng sai số trong tính toán hệ số beta, tạo ra hệ số hồi quy có dấu ngược với những gì ta mong đợi, kết quả T-test không có ý nghĩa thống kê đáng kể trong khi kết quả F-Test tổng quát cho mô hình lại có ý nghĩa thống kê.

      Chọn mô hình 3 để hồi quy theo FEM, ta có kết quả như sau
      Chọn mô hình 3 để hồi quy theo FEM, ta có kết quả như sau

      PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

        Sự hiện diện của các công ty kiểm toán này như là một tín hiệu cho cơ chế giám sát tốt hơn trong việc thông báo các thông tin tài chính, do đó hạn chế hành vi quản trị lợi nhuận.Phù hợp với nghiên cứu của Krishnan (2003) và Van Caneghem (2004) cho rằng có mối quan hệ nghịch chiều giữa các công ty kiểm toán và việc quản trị lợi nhuận. Một nhân tố cuối cùng là đòn bẩy tài chính, qua kết quả phân tích thì có hệ số 0.008, quan hệ cùng chiều với hành vi quản trị lợi nhuận, Như vậy, khi đòn bẩy tài chính của công ty tăng thêm 1 điểm thì kết quả hành vi quản trị lợi nhuận sẽ tăng 0.008 điểm, cho thấy rằng đòn bẩy tài chính có ảnh hưởng cùng chiều đến hành vi quản trị lợi nhuận. Nhận thấy ở Việt Nam, các doanh nghiệp đi vay luôn sẵn sàng cung cấp những báo cáo, thông tin để chứng minh rằng doanh nghiệp luôn có năng lực tài chính để chi trả cho khoản nợ vay và gốc vay, bên cạnh đó có thể thấy những yêu cầu về thông tin của ngân hàng hầu như ở phạm vi hẹp, đều tập trung chính vào năng lực tài chính và tài sản thế chấp.

        Bảng 4.2: Descriptive Statistics
        Bảng 4.2: Descriptive Statistics

        CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ HÀNH VI QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN

        Giải pháp hạn chế hành vi quản trị lợi nhuận .1 Đối với công ty niêm yết

          Ngoài những nhiệm vụ và quyền hạn mà pháp luật hiện hành quy định, ban kiểm soát cần phải có những nhiệm vụ mở rộng hơn: Đánh giá tính hiệu quả, xem xét kế hoạch hoạt động hàng năm của chức năng kiểm toán nội bộ; Đánh giá tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ nhất là quy trình lập báo cáo tài chính và các chương trình cải tiến hệ thống này; Giám sát mối quan hệ giữa kiểm toán viên với công ty và Ban điều hành trong suốt quá trình kiểm toán nhằm đảm bảo tính độc lập của kiểm toán viên. Tương tự, Menon and Williams (1994) cũng đưa ra 2 lợi ích cho việc thành lập một hội đồng kiểm soát nội bộ. Thứ nhất, các thành viên ban kiểm soát sẽ hoạt động độc lập với các kiểm toán viên bên ngoài, đồng thời đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan, do đó cải thiện được chất lượng và tính trung thực của báo cáo tài chính. Thứ hai, ban kiểm soát có thể nâng cao chất lượng hoạt động của HĐQT khi hội đồng quản trị có một số lượng lớn các giám đốc. Hơn nữa, Ủy ban. 19) đã đồng ý rằng sự hình thành ủy ban kiểm toán có thể nâng cao độ tin cậy báo cáo tài chính và do đó, duy trì niềm tin của các nhà đầu tư. Ủy ban chứng khoán nhà nước cần có ý kiến nâng thẩm quyền xử lý, chẳng hạn cho Ủy ban chứng khoán nhà nước quyền xác minh các vấn đề sai trái trong hoạt động kinh doanh chứng khoán, thẩm quyền điều tra các hành vi gian lận, nội gián, móc ngoặc để làm giá, lũng đoạn thị trường tài chính, trong Luật chứng khoán để tăng cường hơn nữa việc quản lý, giám sát thị trường tài chính, nhằm phản ánh đúng và kịp thời tình hình thực tế hiện nay.

          Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính

          Vì vậy, trước khi đề cập đến các biện pháp nhằm hạn chế hành vi quản trị lợi nhuận ở phần sau, đề tài đưa ra một số gợi ý chung nhất đối với các đối tượng liên quan về việc nâng cao chất lượng nguồn thông tin tài chính nói chung, giúp nhà đầu tư có được thông tin một cách hữu ích, đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư. Khi vi phạm chậm công bố thông tin của các công ty niêm yết, điều này có thể dẫn đến sự thiếu minh bạch của thị trường, hay nguy hại hơn là sự sụt giảm niềm tin của nhà đầu tư, chế tài xử phạt vi phạm cần phải nặng tay hơn, vừa mang tính cảnh báo, vừa mang tính răn đe và nâng cao ý thức của công ty niêm yết trong việc công bố các thông tin. Bên cạnh việc hoàn thiện hành lang pháp lý, tăng cường mức xử phạt và triển khai thực hiện một cách đồng bộ thì việc thực thi nghiêm minh trong xử lý vi phạm, xử lý đúng người, đúng tội cũng là một vấn đề mà Ủy ban chứng khoán nhà nước phải thực hiện triệt để, để duy trì kỹ cương cho hoạt động của thị trường.