Văn hóa làng dệt Phương La trong quá trình đô thị hóa ở Hưng Hà, Thái Bình

MỤC LỤC

Những công trình nghiên cứu về biến đổi làng nghề, văn hoá làng nghề Công trình Làng nghề, phố nghề, Thăng Long - Hà Nội của Trần Quốc

Ngoài ra, công trình Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá [53]; Làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá [124]; Làng nghề Việt Nam và môi trường phản ánh về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển các làng nghề, tiềm năng và sự vận động của nó trong nền kinh tế thị trường, hướng bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống [18]. Các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ bảo vệ trong 20 năm trở lại đây và các bài báo (đã nêu ở trên), sau phần giới thiệu về đặc điểm của nghề truyền thống đã đưa ra một số tư liệu cùng nhận xét về sự thay đổi của nghề dưới tác động của các điều kiện kinh tế - xã hội hiện tại.

MỤC ĐÍCH, VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 1. Mục đích nghiên cứu của Luận án

Nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án

+ Đề tài cấp ngành Một số giá trị văn hóa của các nghề thủ công truyền thống ở Thái Bình của tác giả Nguyễn Ngọc Phát, tại chương II, giới thiệu sơ bộ về quy trình sản xuất, sản phẩm, một số giá trị di tích của làng Phương La, chưa đề cập tới văn hóa truyền thống của làng nghề một cách đầy đủ, không bàn đến sự biến đổi văn hóa trong điều kiện CNH - HĐH đất nước [91]. Nhìn chung, các tác phẩm nói trên chỉ đề cập đến một khía cạnh cụ thể của nghề, làng nghề Phương La: nguồn gốc làng xã, các dòng họ, kinh tế, giá trị các văn bia, di tích, một phần về nghề (quy trình sản xuất, sản phẩm) mà chưa nghiên cứu về văn hóa làng nghề; những vấn đề nổi bật của văn hóa làng nghề một cách hệ thống, đặc biệt dưới tác động của CNH - HĐH.

HƯỚNG TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 1. Hướng tiếp cận

Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở kế thừa, tham khảo mẫu phiếu điều tra của những người nghiên cứu trước, NCS đã hoàn chỉnh bộ mẫu phiếu điều tra xã hội học với bốn nội dung điều tra chính yếu: điều tra về cảnh quan môi trường làng dệt Phương La; về truyền nghề và mối quan hệ của người làng nghề; về biến đổi nghề dệt; về tín ngưỡng, lễ hội, phong tục tập quán. - Phương pháp so sánh, NCS sử dụng phương pháp này nhằm so sánh một số khía cạnh của làng dệt Phương La với xã nghề dệt đũi Nam Cao, xã nghề dệt khăn Minh Tân để thấy được những khác biệt, những vấn đề nổi bật của văn hóa làng Phương La trong điều kiện đẩy mạnh CNH - HĐH và hội nhập quốc tế.

KẾT QUẢ VÀ ĐểNG GểP CỦA LUẬN ÁN

- Phương pháp thống kê, phương pháp này giúp NCS thu thập số liệu thống kê phục vụ cho việc đưa ra các kết luận khách quan về văn hóa làng Phương La.

Những vấn đề rút ra từ việc nghiên cứu biến đổi văn hóa làng dệt Phương La

Những vấn đề lý luận chung

Chắt lọc những điểm chung và riêng từ các định nghĩa trên, chúng tôi cho rằng: Làng nghề là làng có phần đông cư dân sống bằng một nghề hoặc nhiều nghề thủ công (có khi chỉ là một công đoạn của nghề) tạo ra các sản phẩm mang tính cách riêng, thời gian làm nghề và thu nhập của nghề chiếm tỷ lệ lớn nhất so với các hoạt động kinh tế khác; hoạt động làm nghề có ảnh hưởng lớn đến các mặt khác của làng (kiến trúc làng xóm, nhà cửa, nhịp sống, thiết chế tổ chức và các quan hệ xã hội, tâm lý tính cách, phong tục tập quán..). Bên cạnh các đặc điểm chung của làng Việt (với đại đa số là làng nông nghiệp), các làng nghề có những nét khác biệt: hoạt động làm nghề là chính, do vậy, thu nhập từ nghề là chủ đạo và cao hơn, ổn định hơn so với cư dân các làng nông nghiệp; nhịp độ lao động, nhịp sống trong các làng nghề sôi động hơn, tính theo số ngày trong năm và số giờ trong ngày; kết cấu hạ tầng, nhà cửa, hệ thống đình, chùa, đền miếu, nếp sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, lễ hội nhìn chung bề thế và quy củ hơn, do dân làng có điều kiện kinh tế để đóng góp xây dựng; quan hệ, giao lưu, giao tiếp của người các làng nghề được mở rộng, do hoạt động nghề nghiệp; người các làng nghề truyền thống sớm hình thành một số đức tính tốt đẹp, như tính kiên nhẫn, tính toán, tiết kiệm, tính trung thực trong làm ăn, giao tiếp, chú trọng chữ tín, nhằm bảo đảm nguồn lợi thường xuyên, ổn định và lâu dài, niềm tự hào với nghề nghiệp, với quê hương, tạo ra lòng yêu nghề, yêu quê và gắn bó với quê hương của người thợ thủ công.

Nghề dệt của làng Phương La hiện nay

Cụm công nghiệp tập trung ở Phương La góp phần giúp các cơ sở sản xuất tăng cường các thiết bị máy móc hiện đại, tạo ra được một lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài; tạo ra cơ sở kinh tế dồi dào để bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống của các làng nghề; từ đó góp phần vào bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa làng nói chung, văn hoá làng nghề nói riêng làm cho văn hoá trở thành mục tiêu, động lực của công cuộc xây dựng xã hội mới. Các di tích được đầu tư, chăm chút nên khang trang, bề thế, tuy nhiên, việc xây mới hay tu bổ không giữ được nguyên trạng, khiến các di tích có phần thiếu đồng nhất, thu nhận các đồ tế khí chưa có sự chọn lọc kỹ nên hình thức không phù hợp với nơi thờ tự, với tín ngưỡng… xu hướng “vàng hóa”, “đô la hóa” trong việc công đức ở các di tích… Trên đây là một trong những yếu tố tác động góp phần tạo nên những vấn đề nổi bật về văn hóa xã hội và văn hóa tinh thần của làng dệt Phương La mà chúng tôi đề cập trong Chương 3 của luận án.

Bảng 2.1: Các giai đoạn biến đổi của nghề dệt làng Phương La
Bảng 2.1: Các giai đoạn biến đổi của nghề dệt làng Phương La

Văn hóa xã hội của làng dệt Phương La hiện nay 1. Sự hình thành tầng lớp chủ doanh nghiệp

Ông Trần Văn Quyền - Trưởng Ban quản lý di tích đình Đông cho biết, người dân Phương La quan niệm về việc đóng góp kinh phí để phục hồi, trùng tu, xây mới các di tích là việc tâm linh, ai cũng có tâm đức đóng góp tùy theo khả năng "người giàu một bó, người khó một nén": song nếu không có những “một bó” thì không thể thành khoản lớn, đủ sức để phục dựng hay tu bổ một di tích hoặc làm một việc gì đó cho. Phong trào “trở về nguồn, tìm về cội nguồn” xuất hiện ở phần lớn các địa phương, các dòng họ, thông qua việc lập lại Hội đồng gia tộc (hoặc Ban liên lạc, Ban khánh tiết dòng họ), sưu tầm tư liệu để dịch lại, lập lại và bổ sung gia phả, tộc phả hoặc phả đồ; dựng lại hoặc tu bổ nhà thờ họ, sửa sang mộ tổ, tổ chức lại các nghi thức tế lễ… Dòng họ vẫn có ảnh hưởng lớn về tâm lý, tình cảm với các thành viên, vẫn có tác dụng tích cực nhất định trong quản lý xã hội, góp phần phát triển kinh tế ở các làng quê.

Bảng 3.1: Đánh giá việc duy trì hoạt động dòng họ hiện nay Đơn vị tính: % Tầm quan trọng của dòng họ Hiện nay Trước năm 1996
Bảng 3.1: Đánh giá việc duy trì hoạt động dòng họ hiện nay Đơn vị tính: % Tầm quan trọng của dòng họ Hiện nay Trước năm 1996

Văn hóa tinh thần của làng dệt Phương La hiện nay 1. Lối sống, tâm lý của người Phương La

- Tính cố kết cộng đồng: Lối sống đô thị, nhịp sống công nghiệp đã được biểu hiện rừ trong làng Phương La, song sự cố kết cộng đồng lại được thể hiện không chỉ còn là trong dòng họ, xóm giềng, mà nó còn được thể hiện trong mối quan hệ giữa các chủ doanh nghiệp trong làm ăn, giữa các gia đình trong tổ hợp, giữa ông chủ và người làm thuê (có thể là con cháu, người cùng dòng tộc…), giữa các dòng họ, các tổ chức, các đoàn thể xã hội khác với nhau; giữa các bạn hàng…. Nhịp sống có sự biến đổi nhưng các lễ tiết trong năm, phong tục tang ma, cưới hỏi, vẫn được bảo lưu, coi trọng và thể hiện theo mô thức, nhịp điệu của đời sống nông nghiệp mùa vụ nhưng được đầu tư và tiến hành trang trọng hơn… Tuy nhiên, trong thực hành lễ nghi có những biểu hiện chưa đúng với truyền thống, một số giá trị văn hóa truyền thống trong lễ hội chưa được quan tâm đúng mức nên bị mờ nhạt hoặc không còn nữa.

Bảng 3.4: Việc thực hành các tiết chính trong tang ma
Bảng 3.4: Việc thực hành các tiết chính trong tang ma

Những tác động của sự biến đổi văn hóa làng dệt Phương La đến kinh tế - xã hội và văn hóa của làng

Cho dù CNH - HĐH diễn ra đúng hướng hay không đúng hướng thì trong xu hướng phát triển của tương lai, chắc chắn có sự cạnh tranh gay gắt giữa chủ cơ sở sản xuất trong từng làng nghề, cũng như giữa các làng nghề và khi đó những mặt hạn chế, tiêu cực cuả con người làng nghề có xuất phát điểm từ hạn chế, tiêu cực của người tiểu nông sẽ có dịp bộc lộ, đó là sự đề cao, thích thể hiện mình ở ngoài xã hội, trong làng xã và ngay cả trong dòng họ. Luôn thích mình là người đứng đầu, là mạnh thường quân, giàu có,…; là người sành điệu từ trong suy nghĩ, biểu hiện là tâm lý sùng ngoại: nhà thờ thiết kế “theo kiểu Mỹ”, khi đi quan hệ làm ăn “phải có con trai đi theo như người nước ngoài”… đến những hành động, việc làm cụ thể như xây dựng nhà cửa, phương tiện đi lại, đồ dùng sinh hoạt phải nhất; trong ủng hộ xây dựng các công trình phúc lợi, tu bổ du tích cũng luôn muốn mình là nhất… Cũng chính vì vậy, dẫn đến tư tưởng “trọng nam, khinh nữ”, việc sinh con thứ ba, thứ tư có chiều hướng gia tăng….

Bảng 4.2 cho thấy không chỉ nguồn nước bị ô nhiễm mà nguồn đất, không
Bảng 4.2 cho thấy không chỉ nguồn nước bị ô nhiễm mà nguồn đất, không

Đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa làng dệt Phương La Từ những kết luận về hạn chế, bất cập của sự biến đổi văn hóa làng Phương

Làng nghề là các làng có phần đông cư dân sống bằng một nghề hoặc nhiều nghề thủ công, có khi chỉ là một công đoạn của nghề, tạo ra các sản phẩm mang tính cách riêng, thời gian làm nghề và thu nhập của nghề chiếm tỷ lệ lớn nhất so với các hoạt động kinh tế khác; hoạt động làm nghề có ảnh hưởng lớn đến các mặt khác của làng (kiến trúc làng xóm, nhà cửa, nhịp sống, thiết chế tổ chức và các quan hệ xã hội, tâm lý tính cách, phong tục tập quán..). Điều quan trọng là, đã xin vào hội thì bản thân người đó phải có một số cây cảnh nhất định và thực hiện quy định của Hội về tham gia các hoạt động trưng bầy, hội họp… Các hội viên chủ yếu là những người có điều kiện kinh tế khá giả, ham mê, có thú chơi cây cảnh ở mọi tầng lớp, mọi thành phần từ doanh nghiệp, chủ công ty, người dân làm nghề… Nhiều cây cảnh của hội viên có giá trị lên tới hàng tỷ đồng.

Bảng 5.1 :  DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP, CÁ NHÂN CÔNG ĐỨC TU BỔ ĐỀN SƠN DU NĂM 2009 - 2013
Bảng 5.1 : DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP, CÁ NHÂN CÔNG ĐỨC TU BỔ ĐỀN SƠN DU NĂM 2009 - 2013