Bộ câu hỏi trọng tâm Luật Hình sự - Vòng 2 - chuẩn bị cho kỳ thi công chức Viện kiểm sát 2024

MỤC LỤC

CTTP là căn cứ pháp lý để định tội danh (8 điểm)

- Định tội danh là một trong những giai đoạn của việc áp dụng pháp luật hình sự; là việc xác định hành vi đã thực hiện phạm tội cụ thể nào trong BLHS; căn cứ pháp lý để xử lý tội phạm đó tức là hành vi phạm tội được quy định tại điểm khoản hay điều luật nào; hình phạt như thế nào và có thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự hay không. Cơ quan tố tụng đã tiến hành đối chiếu hành vi của người này với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm được quy định trong BLHS và xét thấy hành vi phù hợp với cấu thành tội phạm quy định tại khoản 1 điều 173 BLHS nên kết luận người này đã phạm tội “Trộm cắp tài sản”.

CTTP là cơ sở pháp lý để định khung hình phạt (7 điểm)

VD việc một đối tượng sử dụng con dấu, tài liệu giả nhưng con dấu, tài liệu đó do đối tượng tự nghĩ ra để thực hiện hành vi lừa đảo mà không phải dựa trên mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức hoặc đơn vị nào thì hành vi sử dụng con dấu, tài liệu giả đó được xem làm một trong chuỗi hành vi lừa đảo để chiếm đoạt tài sản, xâm phạm khách thể là quyền sở hữu tài sản mà không được xem là hành vi độc lập gây nguy hiểm đáng kể cho xã hội và xâm phạm đến khách thể là trật tự quản lý hành chính được LHS bảo vệ và không phải chịu trách nhiệm hình sự.(2 điểm). Cụ thể, một trong những căn cứ để xem xét mức TNHS đối với người thực hiện hành vi phạm tội, pháp nhân thực hiện hành vi phạm các tội quy định tại điều 76 BLHS đó chính là tầm quan trọng của khách thể được LHS bảo vệ, thông thường đối với các hành vi phạm tội xâm phạm những khách thể quan trọng được LHS bảo vệ như ANQG hay tính mạng, sức khỏe của cá nhân thì mức hình phạt sẽ nặng hơn so với hành vi phạm tội xâm phạm những khách thể khác; mức hình phạt có thể là chung thân hoặc tử hình.

Phân tích khách thể chung của tội phạm (8 điểm)

VD tội trộm cắp tài sản chỉ quy định đối tượng tác động của tội phạm là tài sản nhưng thông qua đối tượng tác động này có thể xác định khách thể của tội phạm là quyền sở hữu về tài sản vì thông qua việc tác động, dịch chuyển bất hợp pháp quyền của chủ sở hữu về tài sản thành của mình, người phạm tội xâm phạm đến quyền sở hữu của chủ tài sản là một trong các quyền của tổ chức, cá nhân được LHS bảo vệ. “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân” quy định tại điều 113 BLHS, ngược lại cũng với hành vi xâm phạm tính mạng của người khác hoặc hủy hoại tài sản nhưng khách thể tội phạm là trật tự, an toàn công cộng thì phải chịu TNHS về “Tội khủng bố” quy định tại điều 299 BLHS.

Khách thể trực tiếp của tội phạm (9 điểm)

+ Dấu hiệu thứ nhất: người phạm tội không thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà hành vi của mình đã gây ra: người phạm tội không nhận thức được mặt thực tế của hành vi của mình và như vậy cũng có nghĩa không nhận thức được khả năng gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình (ví dụ người y tá phát nhầm thuốc); người phạm tội tuy nhận thức được mặt thực tế của hành vi của mình nhưng lại hoàn toàn không nhận thức được khả năng gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình. + Dấu hiệu thứ hai: người phạm tội phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. Họ với địa vị cụ thể và nghĩa vụ tuân thủ quy tắc thì phải thấy và có đủ điều kiện để có thể thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình. Nhưng người phạm tội đã không thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình chỉ vì cẩu thả, thiếu sự thận trọng cần thiết khi xử sự. c) Trường hợp hỗn hợp lỗi. Ví dụ với hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác trái phép, nếu xác định được có dấu hiệu về thủ đoạn thực hiện hành vi phạm tội là dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khác để bị hại giao ra tài sản thì sẽ cấu thành tội “Cướp tài sản” quy định tại điều 168 BLHS; nếu xác định thủ đoạn là cung cấp thông tin gian dối, sai sự thật để bị hại tin tưởng và tự nguyện giao tài sản để chiếm đoạt thì sẽ cấu thành tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” quy định tại điều 174 BLHS. - Người trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác có thể bị rối loạn tâm thần, khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi bị hạn chế hoặc bị loại trừ, tuy nhiên những trường hợp này vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự: vì họ vẫn có năng lực trách nhiệm hình sự trước khi đặt mình vào tình trạng “mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác”.

Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm cá nhân nên việc xác định trách nhiệm hình sự cho mỗi người đồng phạm phải căn cứ vào hành vi cụ thể của mỗi người (2 điểm). Việc xác định trách nhiệm hình sự của từng người đồng phạm phải căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội mà người đó đã thực hiện. Những người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá của người đồng phạm khác. Hành vi vượt quá của người đồng phạm là hành vi vượt ra ngoài ý định chung của những người đồng phạm, hành vi đó có thể cấu thành một tội phạm khác hoặc cấu thành tình tiết định khung tăng nặng áp dụng cho riêng người có hành vi vượt quá. Những tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng liên quan đến riêng đồng phạm nào thì chỉ áp dụng đối với người đó. thường là những tình tiết thuộc về nhân thân người phạm tội).

Khái niệm hình phạt và mục đích

+ Hành vi chống trả gây thiệt hại cho người không có liên quan đến hành vi tấn công (0.5 điểm) + Hành vi chống trả (gây thiệt hại cho người tấn công) là quá mức cần thiết (vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng).(0.5 điểm). Mục đích phòng ngừa chung không thể đạt được nếu phòng ngừa riêng bị triệt tiêu, cũng như khi phòng ngừa chung bị hạn chế thì phòng ngừa riêng sẽ thiếu môi trường xã hội thuận lợi.

Phân biệt cải tạo không giam giữ án treo

- Cải tạo không giam giữ là hình phạt chính trong hệ thống hình phạt của Luật hình sự Việt Nam có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật hỡnh sự quy định mà đang cú nơi làm việc ổn định hoặc cú nơi thường trỳ rừ ràng, nếu Tòa án xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội. + Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 06 tháng, nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo.

Những trường hợp không cho hưởng án treo

Người phạm tội được hưởng án treo phải là người thực sự có khả năng tự hoàn lương trong môi trường xã hội cụ thể, không có nguy cơ tái phạm, bởi tính chất loại tội phạm họ đã thực hiện cũng như do ảnh hưởng xấu của đối tượng xung quanh (4 điểm). c) Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể trong vụ án. - Những đặc điểm thuộc về nhân thân người phạm tội bao gồm những đặc điểm về tuổi (người già, người chưa thành niên), giới tính, tình trạng đặc biệt của người phạm tội (phụ nữ có thai, người mắc bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của mình), thái độ chấp hành pháp luật (tiền án, tiền sự, tái phạm, tái phạm nguy hiểm, phạm tội nhiều lần), vị trí xã hội, trình độ học vấn (người có chức sắc trong tôn giáo, già làng, trưởng bản, nhân sĩ trí thức), người được hưởng các chính sách của Đảng, Nhà nước (bà mẹ Việt Nam anh hùng, người có công, thương binh, con liệt sĩ…).