MỤC LỤC
Bài nghiên cứu tập trung giải thích quy luật của việc đặt lệnh và hủy lệnh trong giao dịch (dòng lệnh) để hiểu hơn về biến động của giá, cũng như hàm phân phối của biến động giá và chênh lệch giữa giá đặt mua tốt nhất và giá bán tốt nhất (bid-ask spread).
Câu hỏi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Cấu trúc đề tài
Bài nghiờn cứu kỳ vọng sẽ làm rừ mối quan hệ giữa việc đặt lệnh; hủy lệnh với sự chênh lệch giữa giá mua tốt nhất và giá bán tốt nhất (Bid – ask spread) như kết quả nghiên cứu trong bài “Mô hình hành vi thực nghiệm về tính thanh khoản và biến động giá” của tác giả Szabolcs Mike, J. Sau khi xác định các quy luật này, bài nghiên cứu sẽ sử dụng các kết quả nghiên cứu tiến hành mô phỏng việc đặt lệnh của 25 chứng khoán để xác định biến động giá trung bình của từng chứng khoán (r) và so sánh biến động giá được mô phỏng này so với giá trị biến động giá chứng khoán thực tế. (2002) tại thị trường chứng khoán Paris và Zovko and Farmer (2002) tại thị trường chứng khoán London cho thấy xác suất của việc đặt lệnh phụ thuộc vào khoảng cách của mức giá đặt lệnh so với mức giá đặt lệnh cao nhất hiện tại tương ứng với mỗi loại lệnh.
Gọi lệnh mới đặt nằm trong danh sách lệnh chờ đợi “the book” nếu logarith giá giới hạn π tuân thủ điều kiện π ≤ πb đối với lệnh đặt mua và π ≥ πa đối với lệnh đặt bán; và gọi lệnh đặt mới nằm trong khoảng chênh lệch (pread) nếu πa < π < πb. Việc hủy lệnh giao dịch đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành giá.Việc hủy lệnh sẽ làm thay đổi giá trị trung bình khi lệnh đặt cuối cùng ở mức giá tốt nhất được giao dịch và có thể có những ảnh hưởng gián tiếp đối với những lệnh giới hạn. Căn cứ trên các yếu tố ảnh hưởng đến việc hủy lệnh được nêu ở trên, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp Bayes để tổng hợp các kết quả nghiên cứu theo phương trình (4) và sử dụng phương trình này để ước lượng xác suất hủy lệnh của một lệnh mới được nêu ở phần nghiên cứu tiếp theo.
Điều này khẳng định khả năng tự tương quan của chuỗi giá trị theo thời gian là cao và thể hiện dấu hiệu của việc đặt lệnh theo thời gian. Bài nghiên cứu sẽ sử dụng kết quả nghiên cứu này, kết hợp với hàm chuyển động fBm để tiến hành xác định dấu hiệu của lệnh đặt mới được nếu ở phần nghiên cứu tiếp theo.
Điều này cho thấy, nhà đầu tư chưa quan tâm đáng kể đến xác suất xảy ra giao dịch mà tập trung chủ yếu vào khả năng sinh lời, khả năng cải thiện giá của chứng khoán trong từng phiên giao dịch; hay nói cách khác, nhà đầu tư tập trung vào khả năng cải thiện giá hơn là xác suất xảy ra giao dịch. Tuy nhiên, kết quả nghiờn cứu của 25 chứng khoỏn mẫu đều chưa cho thấy mối quan hệ rừ ràng giữa khoảng chênh lệch s và xác suất lệnh được giao dịch và không tuân theo phân phối student như kỳ vọng ban đầu. Tuy chưa thể hiện mối quan hệ rừ ràng giữa khoảng chờnh lệch s và xỏc suất giao dịch nhưng bài nghiên cứu cũng cho thấy tất cả chứng khoán với s < 0 thì xác suất giao dịch trung bình rất thấp và không phát sinh trường hợp nào xác suất xảy ra giao dịch đạt 100%; với s =0 thì xác suất giao dịch đạt giá trị cao nhất với 13 chứng khoán (AAM, ACC, ACL, AGF, AGM, APC, ASIAGF, BCI,.
Qua kết quả nghiên cứu việc đặt lệnh và xác suất xảy ra giao dịch trong mối quan hệ với s và x ta thấy: nhà đầu tư tập trung đặt lệnh ở mức giá bằng mức giá tốt nhất (cùng loại lệnh) hay nói cách khác nhà đầu tư ưu chuộng khả năng cải thiện giá hơn là xác suất xảy ra giao dịch. Tuy nhiên xác suất giao dịch lại không thể hiện mối quan hệ với độ lớn tuyệt đối của s và x; Hay nói cách khác xác suất xảy ra giao dịch phụ thuộc vào độ lớn của giá bán tốt nhất và giá mua tốt nhất hơn là khoảng chênh lệch giữa hai mức giá này. Tính không phụ thuộc giữa xác suất xảy ra giao dịch và khoảng chênh lệch s mà chỉ phụ thuộc vào tính âm/dương của giá trí s sẽ tạo cơ hội cho nhà đầu tư trong việc lựa chọn giá đặt để đạt lợi nhuận kỳ vọng.
Xác suất xảy ra giao dịch không tuân thủ theo phân phối Student như kỳ vọng nhưng cho thấy tính phụ thuộc tương đối giữa xác suất giao dịch với x, s. Tương tự, đối với các trường hợp s ≥ 0 thì xác suất giao dịch cao hơn tuyệt đối so với trường hợp s < 0 (cao hơn gấp đôi). Mối quan hệ giữa tỷ lệ hủy lệnh và thời gian tồn tại lệnh kỳ vọng theo hàm số giảm dần như kỳ vọng là chưa chuẩn xác theo dữ liệu chứng khoán được nghiên cứu tại Việt Nam.
Khi tiến hành kiểm tra mối quan hệ giữa việc hủy lệnh và tổng số lệnh giao dịch lại cho mối quan hệ giữa hai yếu tố này. Cụ thể khi tiến hành nghiên cứu cả 25 chứng khoán mẫu đều cho thấy mối quan hệ này tồn tại theo hàm số P(C/ntot) = alog(ntot) + b. Với các yếu tố: vị trí đặt lệnh trong khoảng chênh lệch s và tính bất cân đối giữa lệnh đặt mua chưa cho thấy mối quan hệ rừ ràng với tỷ lệ hủy lệnh, bài nghiờn cứu sẽ sử dụng kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ lệnh hủy lệnh và tổng số lệnh đặt để ước lượng xác suất hủy lệnh ở phần sau.
Bài nghiên cứu sử dụng giá trị ước lượng trung bình không chệch và giá trị Fat tail để đánh giá khả năng ước lượng. Kết quả ước lượng biến động r của 25 chứng khoán đạt mức độ trung bình, với giá trị biến động trung bình ước lượng của 25 chứng khoán đạt mức 47% đến 70% so với giá trị thực tế của biến động. Trong đó 02 chứng khoán có giá trị ước lượng đạt mức tốt nhất so với giá trị thực tế là chứng khoán CDC, ASIAGF đạt mức 70%.
Tuy kết quả ước lượng biến động giá r không đạt kết quả cao khi so sánh với giá trị thực tế, nhưng giá trị biến động được ước lượng theo phương pháp nêu trên đạt kết quả khá tốt và đạt mức khoảng 60% so với giá trị của biến động thực tế. Bên cạnh đó, hệ số đuôi của các chứng khoán mẫu giao động từ 1.02 đến 1.46 cho thấy biến động giá bị tác động bởi Fat tail (Riêng chứng khoán BRC có hệ số đuôi thấp là 0.14), tuy nhiên tác động này là không mạnh. Tương tự như khả năng mô phỏng biến động của giá chứng khoán, phương pháp ước lượng này cho kết quả tương đối gần so với giá trị Fat tail thực tế (ngoại trừ 02 trường hợp là chứng khoán BRC và chứng khoán ALP).
Một bộ phận lớn nhà đầu tư tham gia thị trường với năng lực và hiểu biết hạn chế về thị trường, bỏ qua các yếu tố cơ bản của cổ phiếu để chạy theo triển vọng lợi nhuận trước mắt khi đầu tư vào TTCK. Một số lượng lớn những nhà đầu tư gia nhập mới thị trường, mua cổ phiếu với kỳ vọng quá lớn, đặt giá mua cao, đã đẩy giá cổ phiếu tăng mạnh, bong bóng thị trường hình thành, cổ phiếu được định giá quá cao. Những khoản lợi nhuận lớn đạt được trước đó của những nhà đầu tư hiện hữu trên TTCK Việt Nam đã lôi kéo ngày càng nhiều nhà đầu tư gia nhập mới, góp phần gia tăng bong bóng giá CP.
Với hiểu biết, và năng lực hạn chế, trên thị trường nhiều thời điểm đã xảy ra hiện tượng các nhà đầu tư hành xử theo hướng những gì được kiến nghị, dự báo trong các báo cáo phân tích của các tổ chức tài chính trên thế giới. Ví dụ như vào ngày 29 tháng 8, 2007, Ngân hàng Hong Kong Thượng Hải tại Việt Nam công bố nhận định về TTCK Việt Nam vào thời điểm đó rằng giá của các cổ phiếu tại thị trường Việt Nam đang ở mức thấp sau một đợt điều chỉnh. Một số thời điểm xảy ra hiện tượng này như trong tháng 4, tháng 5/2009, một số ngày thị trường đồng loạt tăng trần (với số mã tăng trần đạt hơn 90%), nhưng sau đó đã nhanh chóng sụt giảm trở lại với các mức sụt giảm khác nhau giữa các mã chứng khoán.
Vì vậy, bên cạnh mục tiêu hàng đầu là xác suất giao dịch, nhà đầu tư thực hiện đặt lệnh ở mức giá x = 0 theo xu hướng bầy đàn. Nhà đầu tư sau căn cứ vào việc đặt lệnh của những nhà đầu tư trước như là một yếu tố quan trọng trong việc quyết định mức giá sẽ đặt. Nguyên nhân dẫn tới khả năng dự báo của mô hình chưa đạt kết quả.
Ngoài ra, do hạn chế về khả năng lấy số liệu quan sát tại thị trường chứng khoán Việt Nam nên bài nghiên cứu chưa tách biệt ra được danh sách các lệnh được đặt ngay tại sàn giao dịch và các lệnh được đặt online. Đối với những người đặt lệnh tại sàn sẽ không thể sử dụng những thông tin của các nhà đầu từ đặt lệnh thông qua điện thoại, điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả nghiên của đề tài.