MỤC LỤC
Hơn nữa, mặc dù đã có nhiều cải cách, có nhiều chính sách được ban hành, chất lượng được nâng cao nhưng vấn đề thanh khoản kiểm soát đúng mức, nhiều ngân hàng đã, đang và có khả năng sẽ gặp khó khăn trong thanh khoản (Phạm Ngọc Vân, 2021), đặc biệt khi mà tình hình bất động sản lên cơn sốt giá, nhiều nhà đầu tư cần nguồn tiền vốn để đầu tư. Mặc khác, một số nghiên cứu nhận định rằng các hành vi sai lầm trong việc duy trì mức thanh khoản là một trong những nguyên nhân đến mất khách hàng và có thể phá sản, do không đủ thanh khoản theo yêu cầu do thiếu sử dụng hiệu quả và hiệu quả thanh khoản sẵn có và ngược lại, Ngân hàng có thể giữ lại nhiều thanh khoản hơn mức cần thiết dẫn đến việc không thể tạo ra lợi nhuận yêu cầu do thiếu sử dụng hiệu quả và hiệu quả thanh khoản sẵn có (AL-Ardah và Al-Okdeh, 2022).
Tương tự, Wang (2022) trong nghiên cứu của ông cũng đưa ra khái niệm rủi ro thanh khoản theo định nghĩa của cơ quan quản lý ngân hàng Trung Quốc - China Banking Regulatory Commission (CBRC) như sau: rủi ro thanh khoản là không kịp thời thanh toán với chi phí hợp lý và không đáp ứng được các nhu cầu vốn khác trong hoạt động của Ngân hàng. Bên cạnh đó, theo Ủy ban Basel việc ngân hàng lấy tiền gửi ngắn hạn cho những mục đích, hoạt động dài hạn tức là chuyển đổi các khoản nợ thanh khoản ngắn hạn thành các khoản nợ dài hạn kém thanh khoản đã tạo ra tính dễ bị tổn thương, phát sinh vấn đề rủi ro.
Trong hoạt động của các ngân hàng thương mại, ROA (Return on Assets), ROE (Return on Equity) và NIM (Net Interest Margin) là các chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động và tình hình tài chính của ngân hàng. Tăng trưởng kinh tế (GDP - Gross Domestic Product) được coi là một chỉ số quan trọng để đo lường giá trị tất cả các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một quý hoặc một năm.
Giả thuyết Cấu trúc Hiệu quả trực tiếp (Direct Efficient Structure Hypothesis): Giả thuyết này cho rằng hiệu quả phụ thuộc trực tiếp vào cấu trúc tổ chức của ngân hàng như kích thước của ngân hàng, tỷ lệ sở hữu của các cổ đông lớn, và sự đa dạng về sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Ghulam Ali Bhatti và cộng sự (2010), Lý thuyết ES được trình bày như là một giả thuyết cho rằng hiệu quả phụ thuộc vào cấu trúc tổ chức của nó, bao gồm kích thước, tập trung thị trường, đa dạng hóa sản phẩm và quy mô hoạt động. Tuy nhiên, việc có quyền lực thị trường cũng có thể dẫn đến một số hậu quả không mong muốn, chẳng hạn như giảm sự cạnh tranh, tăng giá cả cho người tiêu dùng, giảm chất lượng, và cản trở sự phát triển của các doanh nghiệp mới.
Do đó, chính phủ và tổ chức quốc tế thường thực hiện các biện pháp kiểm soát đối với các doanh nghiệp có quyền lực thị trường, như hạn chế tập trung thị trường, kiểm soát giá cả và sản lượng, và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Lý thuyết Quyền lực thị trường tương đối (Relative Market Power - RMP) được phát triển từ Học thuyết cạnh tranh và hiệu quả (SCP) bởi các nhà kinh tế học như Harold Demsetz (1973), Sam Peltzman (1977) và George Brozen (1982). Theo Bibow (2005), trong cuốn sách "Lý thuyết tổng quan về việc sử dụng tiền tệ, lãi suất và chi phí” năm 1936, John Maynard Keynes cũng đã đề xuất ba động cơ thúc đẩy nhu cầu thanh khoản của các nhà đầu tư, đó là: Động cơ giao dịch: Đây là động cơ đơn giản nhất trong ba động cơ để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu hàng ngày của các nhà đầu tư, chẳng hạn như chi tiêu cho hàng hóa, dịch vụ, hóa đơn và chi phí phát sinh.
Với mục đích mở rộng hơn ở khu vực Đông Nam Á, nghiên cứu của Trần Thị Thanh Nga (2018) tập trung vào tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng ở Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan. Kết quả cho thấy rằng rủi ro thanh khoản ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng ở khu vực nghiên cứu. Cụ thể, rủi ro thanh khoản làm giảm lợi nhuận ròng, tăng tỷ lệ nợ xấu và giảm giá trị tài sản của ngân hàng.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản có sự khác biệt giữa các ngân hàng trong khu vực. Một hạn chế của nghiên cứu là dữ liệu chỉ bao phủ một thời gian ngắn và chỉ tập trung vào khu vực Đông Nam Á, do đó không thể áp dụng kết quả cho các khu vực khác hoặc cho thời gian dài hơn. Nghiên cứu cũng chỉ sử dụng phương pháp mô hình hồi quy đa biến, không thể đánh giá được các mối quan hệ tương quan giữa các yếu tố khác trong hoạt động của ngân hàng.
Để xem xét mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng, tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp thu thập từ Báo cáo tài chính và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của 29/41 ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam, giai đoạn 2010 – 2021). Những đại diện cho thanh khoản, hiêu quả hoạt động và biến kiểm soát xuất phát từ nội bộ ngân hàng được tính toán cẩn thận dựa trên những thông tin được lọc ra từ Báo cáo kế quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán của các ngân hàng. Có thể nhận định rằng mô hình OLS tuy đơn giản có nhiều ưu điểm nhưng đồng thời nó có những khuyết điểm gây khó khăn và có thể ảnh hưởng đến kết quả của nghiên cứu.Nên tác giả xem xét thêm mô hình hiệu ứng cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM).
Mặc dù mô hình hồi quy cố định với điều chỉnh sai số được sử dụng để xử lý vấn đề về các biến không đồng nhất phương sai thay đổi và tự tương quan nếu có nhưng những sai lệch liên quan đến vấn đề nội sinh vẫn tồn tại trong kiểm định (Wintoki và cộng sự, 2012) mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và hiệu quả hoạt động. Bên cạnh đó, Arellano và Bond (1991) đã đề xuất hai kiểm định xem xét tính hiệu lực (Overidentification) của mô hình GMM: Kiểm định Sargan/Hansen Kiểm định Sargan (hay kiểm định Hansen) để xác định tính phù hợp của các biến công cụ trong mô hình GMM. Khi tỷ lệ lạm phát tăng cao thì hiệu quả hoạt động của ngân hàng càng giảm, nhưng các nghiên cứu đã cho thấy mối quan hệ đồng biến giữa lạm phát và hiệu quả hoạt động ngân hàng (Thị Xuân Hương và cộng sự, 2018; Dezfouli và cộng sự, 2014; Mustafa, 2019;.
Việc áp đặt các biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội đã khiến nhiều doanh nghiệp đã đối mặt với khó khăn trong việc duy trì hoạt động và trả nợ, trong khi đó các chính phủ đã áp đặt các biện pháp hỗ trợ tài chính để giảm bớt tác động của đại dịch lên nền kinh tế. Đối với các biến phụ thuộc đại diện cho hiệu quả hoạt động, đầu tiên biến ROA, ta có thể thấy được Trung bình ROA của các quan sát xấp xỉ là 0,0189, tuy nhiên, độ lệch chuẩn cao hơn nhiều so với trung bình là 0,0446, cho thấy sự biến động của. Nhìn chung các cặp biến đều ở mức tương quan thấp, không có cặp biến nào tương quan trên 0,8 vì vậy kết quả này có thể hữu ích để xác định mối quan hệ giữa các biến và tạo ra các mô hình phù hợp cho việc dự đoán các biến tương lai.
Tương tự với hồi quy thứ 2 để tìm ra mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và hiệu quả hoạt động với biện đại diện là ROE, tác giả có kết quả 7/8 biến có ý nghĩa thống kê gồm CASH, LDR và DEP có mối quan hệ cùng chiều với ROE và biến LA,. Cuối cùng là hồi quy để xác định mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và hiệu quả hoạt động với biện đại diện là NIM, tác giả có kết quả 8/8 biến có ý nghĩa thống kê gồm CASH, LDR, LA, DEP và GDP có mối quan hệ cùng chiều với NIM và biến SIZE và INF là có nghĩa thống kê nhưng nghịch chiều với NIM. Điều này có thể được đạt được thông qua nhiều cách khác nhau, bao gồm việc tăng tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn, giảm chi phí hoạt động, tăng số lượng khách hàng vay, và tăng tỷ suất cho vay đối với các khoản vay có nguy cơ thấp.