MỤC LỤC
Loại tài sản được tài trợ: Cho vay tiêu dùng trả góp thường được áp dụng với tài sản có thời hạn sử dụng lâu bền hoặc có giá trị lớn như nhà ở, ô tô… Với những tài sản này, người tiêu dùng sẽ hưởng được những tiện ích từ chúng trong một thời gian dài. Số tiền phải trả trước: Ngân hàng yêu cầu người đi vay phải thanh toán trước một phần giá trị tài sản cần mua sắm- số tiền này được gọi là số tiền phải trả trước, phần còn lại ngân hàng sẽ cho vay, số tiền trả trước cần phải đủ lớn để một mặt làm cho người vay nghĩ rằng họ chính là chủ sở hữu của tài sản, mặt khác có tác dụng hạn chế rủi ro cho ngân hàng.
Khi thẩm định một bộ hồ sơ vay tiêu dùng, cán bộ tín dụng phải phân tích rất nhiều yếu tố liên quan đến người đi vay, nhưng những yếu tố mà ngân hàng đặc biệt quan tâm là đặc điểm của người đi vay và khả năng thanh toán của họ. Nếu ngân hàng không có một định hướng cụ thể nào để mở rộng cho vay tiêu dùng mà chuyển trọng tâm sang một loại hình cho vay khác, thì tất nhiên hoạt động cho vay tiêu dùng ở đây chỉ bó hẹp trong một phạm vi nào đó. Một hệ thống các thủ tục và kỹ thuật được xây dựng một cách khoa học, hợp lý và được thực hiện một cách nghiêm chỉnh là yếu tố quyết định đến chất lượng thẩm định và do đó quyết định chất lượng khoản cho vay cũng như mở rộng cho vay.
Chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng: là một yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Không thể có một quy trình cho vay đơn giản nếu thiếu những cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Một ngân hàng với cơ sở hạ tầng, công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại… với quy trình nghiệp vụ thực hiện nhanh chóng sẽ tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác.
Các chủ trương, chính sách của Nhà nước cũng có tác động đáng kể tới hoạt động cho vay tiêu dùng. Nếu Nhà nước có chủ trương kích cầu, đưa ra các biện pháp để khuyến khích đầu tư trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài, tạo công ăn việc làm cho người lao động… sẽ tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, GDP tăng, thất nghiệp giam, từ đó làm tăng mức sống của người dõn. Đõy rừ ràng là tiền để thuận lợi để hoạt động cho vay tiờu dựng phỏt triển.
Thực hiện chủ trương cho vay hộ sản xuất theo quyết định 499A của Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam, NHNo&PTNT Hà Nội đã phối hợp Hội Nông dân, Hội liên hiệp Phụ nữ Thành phố đã đẩy mạnh cho vay các sản phẩm Nông nghiệp. NHNo&PTNT Hà Nội lại đứng trước một thử thách mới đó là mang tên Ngân hàng nông nghiệp nhưng lại phục vụ các thành phần kinh tế không mang dánh dấp của sản xuất nông nghiệp giữa nội đô Thành phố Hà Nội. Để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường, NHNo&PTNT Hà Nội đã chủ động mở rộng màng lưới để huy động vốn và đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của các thành phần kinh tế trên địa bàn nội thành.
Năm 2002 thành lập 2 Ngân hàng Chương Dương và Tràng Tiền Plaza và 11 Phòng giao dịch. Tháng 12/2004, bàn giao chi nhánh Chương Dương về Long Biên và chi nhánh Tây Hồ về Quảng An. Năm 2006 bàn giao chi nhánh NHNo Cầu Giấy về trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam.
Đạt được kết quả trên là do NHNo Hà Nội đã thực hiện áp dụng hình thức huy động vốn với nhiều sản phẩm đối với khách hàng gửi tiền như: huy động tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm khuyến mại đối với khách hàng có số dư tiền gửi lớn, tiết kiệm dự thưởng… Ngân hàng thực hiện nhiều hình thức trả lãi phù hợp lãi suất và mặt bằng chung của các tổ chức tín dụng trên địa bàn. Trong năm, NHNo Hà Nội đã mở hàng nghìn L/C nhập khẩu với giá trị hàng trăm triệu USD, hàng chục triệu EUR và các loại ngoại tệ khác tăng 74% so với năm 2010, đồng thời mở rộng phục vụ các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu với kim ngạch hàng chục triệu USD tăng 160% so với năm 2010. Đồng thời, Ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh toán biên mậu như: chuyển tiền (thương mại và phi thương mại), thanh toán bằng hối phiếu, thanh toán bằng chứng từ chuyên dùng biên mậu, thanh toán bằng thư ủy thác, thanh toán bằng thư tín dụng bằng đồng bản tệ doanh số đạt trên 45 triệu CNY tăng 50% so năm 2010.
- Khách hàng có hộ khẩu thường trú hoặc trụ sở chính tại những địa bàn mà NHNo Hà Nội đặt trụ sở hoặc chi nhánh. - Khỏch hàng cú bản giải trỡnh mục đớch vay rừ ràng và cú nguồn trả nợ chắc chắn, có một phần vốn tự có tham gia vào phương án xin vay. - Chấp hành các quy định về tín dụng của Nhà nước, thể lệ cho vay và các quy định liên quan của NHNo Việt Nam.
Qua biểu đồ thì tỷ trọng cho vay tiêu dùng để phục vụ mục đích sửa sang, xây mới nhà cửa, mua đất chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng của NHNo Hà Nội (chiếm 60%). Có được kết quả như vậy là do NHNo Hà Nội đã có chủ trương đa dạng hoá các loại hình dịch vụ ngân hàng cung cấp ra thị trường, hoạt động cho vay tiêu dùng được tiến hành thực hiện từ chủ trương đó. Ngoài ra, NHNo Hà Nội còn có những lợi thế tìm kiếm khách hàng cho các khoản cho vay tiêu dùng của mình từ những đơn vị đã đến giao dịch với ngân hàng, mà cụ thể đó là những cán bộ, công nhân viên chức trong các trong các doanh nghiệp Nhà nước có thu nhập ổn định và thường có nhu cầu cao đối với các khoản vay tiêu dùng.
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy được dư nợ của cho vay tiêu dùng của 2 năm 2010 và 2011 chỉ bằng khoảng 20% dư nợ cho vay các doanh nghiệp nhà nước và chỉ bằng khoảng 7% dư nợ cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Mặc dù đã đầu tư vào việc ứng dụng và đổi mới công nghệ nhưng so với các ngân hàng nước ngoài và một số ngân hàng khác của nước ta thì trình độ công nghệ của Ngân hàng còn nhiều hạn chế về sự đồng bộ ,về phạm vi hoạt động. Là một chi nhánh mới thành lập trên địa bàn có nhiều tổ chức tín dụng hoạt động, nhiều ngân hàng thương mại có mạng lưới rộng khắp, có bề dày kinh nghiệm trong kinh doanh, Ngân hàng nước ngoài đã có nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động cho vay tiêu dùng.
Thường xuyờn theo dừi biến động thị trường vốn kịp thời nhằm cú giải pháp hữu hiệu trong công tác huy động vốn như lãi suất, phương thức trả lãi, sản phẩm huy động bảo đảm ổn định và tăng trưởng vững chắc nguồn vốn. Tiếp tục thực hiện khoán tài chính và tiền lương đến từng chi nhánh trực thuộc, từng phòng ban và từng người lao động, gắn quyền lợi vật chất với trách nhiệm của từng người trong hoạt động kinh doanh. Với lợi thế là chi nhánh cấp 1 của một ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất đất nước, NHNo Hà Nội cần phát triển toàn diện hoạt động cho vay để tận dụng lợi thế của mình để có thể cạnh tranh được với những ngân hàng khác trong thời đại hội nhập.
Nội dung quảng cáo không chỉ đi sâu vào mô tả sản phẩm, lợi ích mà khách hàng thu được từ việc sử dụng sản phẩm mà còn phải tập trung phổ biến kinh nghiệm sử dụng sản phẩm tới khách hàng, làm sao để khách hàng mong muốn khám phá và trải nghiệm những tiện ích mà sản phẩm cho vay tiêu dùng của NHNo Hà Nội mang lại. Muốn vậy, ngoài việc quan tâm đến đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, ngân hàng cũng cần chú trọng đến việc đào tạo cho các cán bộ nhân viên về văn hóa ngân hàng nói chung và phong cách giao tiếp nói riêng; nâng cao nhận thức, thái độ của nhân viên theo hướng luôn coi khách hàng là người quan trọng nhất và thỏa mãn nhu cầu của họ là nhiệm vụ quan trọng nhất. Chính vì vậy, để thu hút được ngày càng nhiều khách hàng đến với mình, NHNo Hà Nội cần xây dựng một chính sách khách hàng nhất quán trên toàn hệ thống, trong đó phải đặt chất lượng phục vụ là yếu tố hàng đầu, coi khách hàng là đối tác và mục tiêu hoạt động, tạo dựng được các mối quan hệ bền vững trên cơ sở hai bên cùng có lợi, coi lợi ích của khách hàng là nền tảng cho sự sống còn và phát triển của NHNo Hà Nội.
Điều này có ảnh hưởng không tốt tới hoạt động cho vay tiêu dùng, vì một tỷ lệ lớn dân cư sống ở khu vực nông thôn lại là bộ phận có thu nhập thấp, khả năng chi trả cho nhu cầu hàng ngày hạn chế nên họ nghĩ tới việc vay ngân hàng cho mục đích tiêu dùng cũng như không thể đến ngân hàng vay do không có đủ điều kiện vay do không có tài sản thế chấp có giá trị. Do đó, Nhà nước cần có sự đầu tư hợp lý cho khu vực này bằng việc xây dựng cơ sở hạ tầng khuyến khích phát triển các ngành nghề truyền thống, đồng thời có chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn này nhằm nâng cao đời sống cho người dân, dần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. Nhà nước cần thụng qua luật tớn dụng tiờu dựng trong đú quy định rừ quyền hạn và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ tín dụng vì hiện nay các quy định về cho vay tiêu dùng vẫn nằm trong hệ thống các quy định chung nên khi áp dụng vào thực tế, các ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn, họ đều phải đưa ra các quy định riêng căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh và tính chất của mỗi sản phẩm dịch vụ mà họ cung cấp, điều này làm mất đi tính nhất quán trong hoạt động của các ngân hàng.