MỤC LỤC
- Sự phát triển của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện một số ngành mới có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội mà các tổ chức độc quyền tư nhân không thể hoặc không muốn kinh doanh do vốn lớn, thu hồi vốn chậm và ít lợi nhuận (giao thông, kết cấu hạ tầng, năng lượng, giáo dục…). - Chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước là sự kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước tư sản thành một thiết chế và thể chế thống nhất, trong đó nhà nước tư sản bị phụ thuộc vào các tổ chức kinh tế nhằm bảo vệ lợi ích của các tổ chức độc quyền và cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản. Nó là sự thống nhất của 3 quá trình gắn bó chặt chẽ với nhau: tăng sức mạnh của các tổ chức độc quyền, tăng vai trò can thiệp của nhà nước vào kinh tế, kết hợp sức mạnh kinh tế của độc quyền tư nhân với sức mạnh chính trị của nhà nước trong một thể thống nhất và bộ máy nhà nước phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền.
Mặc dù trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản độc quyền, nhà nước đã có sự can thiệp, điều tiết kinh tế ở chừng mực nhất định, nhưng hoạt động chi phối vẫn là của bàn tay vô hình hoặc sự can thiệp, điều tiết của nhà nước mang tính gián tiếp. - Sở hữu nhà nước không chỉ bao gồm, động sản và bất động sản cần cho hoạt động bộ máy của nhà nước, mà bao gồm cả những doanh nghiệp nhà nước trong công nghiệp và trong các lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội … trong đó ngân sách nhà nước là bộ phận quan trong nhất. - Sở hữu nhà nước được hình thành dưới nhiều hình thức khác nhau: xây dựng doanh nghiệp nhà nước bằng vốn của ngân sách, quốc hữu hoá các xí nghiệp tư nhân bằng cách mua lại, nhà nước mua cổ phần của các doanh nghiệp tư nhân, mở rộng doanh nghiệp nhà nước bằng vốn tích luỹ của doanh nghiệp tư sản.
Chủ nghĩa tư bản đã mở rộng thị trường lao động và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động có thể lựa chọn việc làm và kiếm sống một cách linh hoạt, thúc đẩy sự kết nối thương mại quốc tế, mở rộng thị trường tiêu thụ và cơ hội kinh doanh cho các quốc gia trên toàn thế giới. + Xu thế trì trệ: Theo Lênin đó là do sự thống trị của độc quyền, độc quyền đã tạo ra những nhân tố ngăn cản sự tiến bộ kỹ thuật và phát triển sản xuất như quy định giá cả độc quyền, hạn chế sản lượng và mua các phát minh kỹ thuật, tạo ra các rào chắn kỹ thuật hạn chế sự xâm nhập ngành.
Loại tư bản này có khả năng điều khiển cả độc quyền trong ngân hàng và trong công nghiệp, loại tư bản này được gọi là tư bản tài chính, và những người nắm giữ loại tư bản tài chính này người ta gọi là đầu sỏ tài chính. - Vào những năm cuối thế kỷ XIX, ba ông trùm thâu tóm nền kinh tế nước Mỹ lần lượt là John D.Rockefeller - ông vua dầu khí, Andrew Carnegie - ông vua thép và John Pierpont "J.P." Morgan - ông vua tài chính ngân hàng. - Với sự thống trị đó thì một vấn đề mà cả ba ông trùm này đều không mong muốn đó là sự xuất hiện của William Jennings Bryan, người được nhân dân ủng hộ với thông điệp tuyên chiến với các nhà tài phiệt, ông sẽ quét sạch đế chế của Rockefeller, Carnegie và Morgan nếu ông được làm chủ nhân của Nhà Trắng.
Với tình thế trên, ba nhà tài phiệt vốn không có thiện cảm với nhau lại phải bắt tay để chống lại Bryan, và giải pháp duy nhất hiện tại là làm mọi cách để đưa William McKinley - người công khai ủng hộ độc quyền lên làm tổng thống. Trong nhiệm kỳ của mình dưới sự chi phối của ba ông trùm, thì tình hình bất ổn của xã hội không được cải thiện, thay vào đó McKinley nổi tiếng một cách gây tranh cãi, ông đã bãi bỏ Đạo luật chống độc quyền của Sherman, ông ủng hộ độc quyền và tạo điều kiện độc quyền, mở đường bảo vệ cho các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là của ba nhà tài phiệt đứng sau ông. Đây cũng là một biểu hiện của độc quyền nhà nước, nơi mà nhân sự của các tổ chức độc quyền nắm giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy chính trị, từ đó bảo vệ lợi ích và góp phần giúp các tổ chức độc quyền này lớn mạnh hơn.
Chính sự thao túng về mặt chính trị lẫn kinh tế này đã để lại các hệ quả nghiêm trọng, điển hình như gây ra tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo, kìm hãm tiến bộ kĩ thuật cũng như tăng sự phân hóa giàu nghèo. Thời điểm ấy, luật lao động của Indonesia về quyền lợi của người lao động gần như bị bỏ qua, họ chỉ được Nike trả mức lương bằng 1/7 so với Hàn Quốc, bằng cách đó Nike đã đạt được sự tăng trưởng qua từng năm. Bài viết nờu rừ tiờu chuẩn làm việc thiếu nhõn đạo mà Nike đó từng áp dụng, ông còn nêu lên sự bất bình đẳng trong việc trả lương cho các công nhân nữ, mỗi ngày họ phải làm việc trung bình trên 10,5 giờ và nhận về mức lương 37,46 USD/tháng - chưa bằng 1/2 giá trị đôi giày mà Nike đem bán ở nước Mỹ và các nước phát triển.
- Không dừng lại ở đó bê bối lạm dụng, bóc lột sức lao động trẻ em của Nike còn được tạp chí Life cho phát hành, đưa ra hình ảnh cậu bé 12 tuổi ở Pakistan đang phải cặm cụi may từng chiếc logo huyền thoại của Nike vào từng quả bóng. Năm sau đó một báo cáo điều tra do Ernst & Young thực hiện riêng cho Nike bị rò rỉ cho thấy 77% công nhân tại một nhà máy gia công của Nike gặp phải các vấn đề về hô hấp, mức độ phơi nhiễm với chất gây ung thư cao gấp 177 lần cho phép. Xuất khẩu tư bản để lại cho các quốc gia nhập khẩu tư bản đặc biệt các quốc gia đang phát triển những hậu quả nặng nề như: nền kinh tế phát triển mất cân đối và lệ thuộc, nợ nần chồng chất do sự bóc lột quá nặng nề.
Sự kiện này được gọi là "Cuộc thảm sát Cleveland" và khi nó chính thức kết thúc vào tháng 3 năm 1872, Standard Oil đã kiểm soát tới 25% ngành công nghiệp dầu mỏ của Hoa Kỳ.Trong chưa đầy bốn tháng vào năm 1872, Standard Oil đã sát nhập 22 trong số 26 đối thủ cạnh tranh tại Cleveland. => Bằng việc độc chiếm thị trường và tăng cường kí kết để chiếm lĩnh thị phần, tới năm 1880, tức chỉ 10 năm sau khi thành lập, Standard Oil đã nắm giữ tới 88% thị phần sản xuất dầu tinh luyện tại Hoa Kỳ và là công ty độc quyền công nghiệp lớn đầu tiên trên thế giới. Các cuộc chiến giữa tranh giành của các nước tư bản này dựa trên sức mạnh quân sự, sử dụng vũ trang, vũ khí để dành phần thắng nhằm phân chia lại lãnh thổ thế giới, điển hình là 2 cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai.
Các nhà tư bản này vẫn tranh giành nhau phạm vi ảnh hưởng bằng cách thực hiện “ các chiến lược biên giới mềm, ra sức bành trướng “biên giới kinh tế” nhằm ràng buộc, chi phối các nước kém phát triển, phải lệ thuộc vào các cường quốc tư bản. Các cuộc chiến tranh phân chia lãnh thổ hiện nay được thay bằng các cuộc chiến thương mại, kích động chiến tranh sắc tộc, tôn giáo nhằm lủng đoạn kinh tế, mà đứng đằng sau những cuộc đụng độ ấy đều có tác động của các cường quốc tư bản. => Sự vắng mặt của các cuộc chiến tranh vũ trang giành lãnh thổ tưởng chừng như sẽ làm tình hình thế giới bình ổn, nhưng thực tế hiện nay cho thấy các cuộc chiến này vẫn âm thầm diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau đều làm tăng chi phí và gây ra lạm phát, gây giảm thị trường, trì trệ thương mại, kinh tế tăng trưởng chậm, làm tổn thương quan hệ ngoại giao, trao đổi văn hóa giữa các nước.