MỤC LỤC
Tác giả Lê Thị Thanh Xuyên khảo sát tỷ lệ tật khúc xạ và kiến thức, thái độ, hành vi của học sinh, cha mẹ học sinh và giáo viên về tật khúc xạ tại TP Hồ Chí Minh cho thấy: một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ và thực hành về tật khúc xạ như: giới tính, theo đó tỷ lệ học sinh nữ có kiến thức tốt hơn học sinh nam gấp 1,35 lần; học sinh có lớp học càng cao thì kiến thức, thái độ, thực hành càng tốt. Tại Việt Nam Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2016 quy định về công tác y tế trường học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế đã quy định về việc bảo đảm các điều kiện về phòng học, bàn ghế, bảng viết, chiếu sáng, đồ chơi trong trường học để phòng bệnh, tật học đường trong đó có cận thị đã cho thấy tầm quan trọng của việc phòng tránh cho học sinh mắc tật cận thị, cũng cho thấy sự quan tâm của các ban ngành đối với cận thị học đường [10].
Học sinh độ tuổi THCS có tật khúc xạ cận thị (SE>=-0.5D), đang hoặc chưa sử dụng kính đeo mắt đến khám tại Bệnh viện Mắt tỉnh Nam Định. + Trẻ mắc bệnh lý thần kinh, rối loạn khả năng đọc, hiểu, giao tiếp +Không đồng ý và hợp tác tham gia nghiên cứu.
Tuy nhiên, trong 4 tháng thu th ập số liệu, nhóm nghiên cứu đã thu thập toàn bộ số học sinh đến khám và điều trị tạ i bệnh viện và thu được 286 đối tượng nghiên cứu do đó cỡ mẫu là 286.
Học sinh trả lời đúng mỗi ý thì được 1 điểm, trả lời sai hoặc không biết thì không được điểm, tổng s ố điểm kiến thức là 24 điểm, nghiên cứu quy ước đối tượng nghiên cứu có kiến thức đúng là khi trả lời được ≥70% số ý đúng (≥ 17 điểm), sau đó đánh giá điểm trung bình kiến thức chung của học sinh về tự chăm sóc mắt cận thị[28]. Nghiên cứu quy ước đối tượng nghiên cứu có thái độ tích cực là khi trả lời được ≥70% số điểm (≥ 16 điểm), sau đó đánh giá điểm trung bình thái độ của học sinh về tự chăm sóc mắt cận thị[41].
Học sinh có thực hành đạt khi thực hiện được ≥ 70% số thực hành (≥ 20 điểm), sau đó đánh giá điểm trung bình thực hành của học sinhvề tự chăm sóc mắt cận đến khám tại phòng khám [41]. crosstab) phát hiện các sai sót trong quá trình nhập liệu, đối chiếu với phiếu phỏng vấn để điều chỉnh cho phù hợp. Sử dụng giá trị OR và giá trị p của χ2 test để kiểm tra mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc mắt cận thị với các biến độ c lập như tuổi, giới, nơi sinh sống, ..Mức ý nghĩa thống kê được sử dụng với p<0,05.
Phân tích số liệu: Sử dụng tần số, tỷ lệ % để mô tả thông tin chung, thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc mắt cận thị.
Số học sinh nhận được nguồn thông tin về chăm sóc mắt từ cha, mẹ, người thân, bạn bè chiếm tỷ lệ cao nhất (85,3%), số học sinh nhận được nguồn thông tin về chăm sóc mắt từ người bán kính chiếm tỷ lệ thấp nhất (54,9%).
Kết quả cho thấy, kiến thức đúng của học sinh về các thói quen làm tăng độ cận thị của mắt chiếm tỷ lệ cao; trong đó, số học sinh có kiến thức đúng về “tư thế ngồi học sai” làm tăng độ cận thị của mắt chiếm tỷ lệ cao nhất là 89,2%; kiến thức đúng thấp nhất là thời gian tập trung nhìn gần quá lâu (50,7%). Phân loại thái độ tự chăm sóc mắt cận thị của học sinh THCS Kết quả cho thấy, có 67,5% học sinh có thái độ tích cực; tuy nhiên vẫn còn 32,5% học sinh có thái độ chưa tích cực về tự chăm sóc mắt cận thị.
Mối liên quan giữa kiến thức và sự hỗ trợ của giáo viên về tự chăm sóc mắt cậ n thị của học sinh. Kết quả bảng 3.23 cho thấy, số học sinh nhận được sự hỗ trợ của giáo viên về tạo khoảng cách chỗ ngồi và tăng cường tốt các hoạt động ngoài trời có thực hành đạt cao gấp 2,94 và 2,06 lần các học sinh không nhận được sự hỗ trợ của giáo viên có ý nghĩa thống kê với p<0,05(Chi-square test). ĐTNC có kiến thức càng cao thì thực hành đạt càng cao có ý nghĩa thống kê với p<0,05.(Chi-square test).
Điều này có thể giải thích là mặc dù tỷ lệ mắc cận thị chung trên cả nước ở thành thị nhiều hơn nông thôn nhưng tại địa bàn nghiên cứu (bệnh viện Mắt có địa chỉ tại thành phố Nam Định) có rất nhiều cơ sở khám mắt tư nhân nên học sinh sống tại thành thị có xu hướng đi khám tại các cơ sở tư nhân này (theo một số học sinh thì khám tư nhân nhanh gọn hơn). Số học sinh nhận được nguồn thông tin về chăm sóc mắt từ cha, mẹ, người thân, bạn bè chiếm tỷ lệ cao nhất (85,3%), tiếp đến là từ cán bộ y tế học đường, internet, thầy cô giáo. Chính vì vậy Bộ Giáo dục đã cung cấp tài liệu “Chăm sóc mắt và phòng chống mù loà” - Tài liệu dùng cho học sinh Trung học cơ sở với mục đích cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản nhất về cấu trúc và chức năng của mắt; biểu hiện, nguyên nhân và cách khắc phục các tật khúc xạ học đường.
Bởi vì các thói quen sinh hoạt vui chơi và học tập của học sinh chịu ảnh hưởng bởi gia đình nói riêng và môi trường sống nói chung, việc gia đình thường xuyên nhắc nhởcác em cầncho mắt nhìn xa khi học bài, xem tivi lâu (quá 45 phút) sẽ giúp các em biết được việc nào nên làm và không nên làm đối với đôi mắt đã bị tổn thương của mình từ đó hạn chế những thói quen không tốt cho mắt vì yếu tố nguy cơ của cận thị là thời gian sử dụng mắt tập trung cho các hoạt động xem tivi, sử dụng máy tính, đọc sách báo dài (>5h/ngày) [26]. Còn đối với việc ăn uống hay góc học tập đủ ánh sáng đôi khi đó là việc đương nhiên và diễn ra hàng ngày, có thể họ c sinh cũng không quá để ý (khi được phỏng vấn có học sinh nói rằng việc mẹ cho em ăn gì ở mỗi bữa ăn em cũng không để ý vì đó là thức ăn cả gia đình ăn chứ không phải chế độ ăn riêng của em) nên đối với kiến thức của học sinh và sự hỗ trợ của gia đình về thường xuyên ăn uống các thực phẩm tốt cho mắt hay hỗ trợ góc học tập đầy đủ ánh sáng, nghiên cứu chưa tìm được mối liên quan có ý nghĩa thống kê. Cần có sự tham gia ở các cấp độ cá nhân, cộng đồng, hệ thống y tế và nhà hoạch định chính sách y tế trên các phương diện hành vi, xã hội, chính trị và kinh tế để đẩy mạnh những thay đổi này” [23] nói lên tầm quan trọng của việc hối hợp tham gia của các ban ngành đối với tật khúc xạ, đối với học sinh, cán bộ y tế học đường vừa là người có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực y tế, vừa là người đồng hành luôn ở bên trong thời gian ở trường.
Tại Đại hội này, các nhà nhãn khoa, các cán bộ làm công việc liên quan đến khúc xạ trên toàn thế giới đã ra tuyên bố chung: không được chỉnh tật khúc xạ là làm trẻ em mất đi quyền được giáo dục và học tập và ngăn cản người lớn tham gia đầy đủ trong các lĩnh vực xã hội và kinh tế. Cần có sự tham gia ở các cấp độ cá nhân, cộng đồng, hệ thống y tế và nhà hoạch định chính sách y tế trên các phương diện hành vi, xã hội, chính trị và kinh tế để đẩy mạnh những thay đổi này [23]. Tuy nhiên, hơn ai hết chính bản thân các em phải là người chủ động, tự giác trong việc bảo vệ, tự chăm sóc đôi mắt của mình vì đó là một bộ phận quan trọng nhất trên cơ thể của chính các em.
(2016), "Knowledge, attitude and practice on refractive error among students attending public high schools in Nairobi County", The Journal of Ophthalmology of Eastern, Central and Southern Africa.
Những hiểu biết cần có để phòng ngừa cận thị tiến triển, Tạp chí Nhãn khoa Việt Nam.
Knowledge, attitude and associated factors among primary school teachers regarding refractive error in school children in Gondar city, Northwest Ethiopia, PloS one. Knowledge, attitude, and practice about myopia in school students in Marat city of Saudi Arabia, Journal of Family Medicine and Primary Care.