Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Đô

MỤC LỤC

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐT&PT VN CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ

Khái quát hoạt động của BIDV Đông Đô giai đoạn 2005-2009

Sau hơn 6 năm thành lập, Chi nhánh đã tăng trưởng nhanh về quy mô hoạt động cả về số lượng và chất lượng, tổng tài sản của Chi nhánh đến 31/12/2009 đạt 4.286 tỷ đồng, tăng gấp gần 5 lần so với thời điểm thành lập, số lượng khách hàng có giao dịch với chi nhánh tăng gấp 10 lần so với thời điểm thành lập. Trong cơ cấu tín dụng của chi nhánh thì tỷ trọng cho vay trung dài hạn có xu hướng tăng, tỷ trọng cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh lớn (>70%), dư nợ có tài sản đảm bảo cao (>50%).

Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV Đông Đô

Ngoài ra, hệ thống giám sát sự tuân thủ qui chế, qui trình chưa tốt và chưa có chế tài xử phạt, hệ thống đo lường, phân tích rủi ro tín dụng còn yếu kém, khả năng phân tích ngành, định giá tài sản đảm bảo, thực hiện bảo đảm tín dụng còn yếu kém, Chất lượng tín dụng và chia sẻ thông tin tại BIDV còn hạn chế,. Hơn nữa, mức độ công khai thông tin của các cơ quan quản lý nhà nước còn hạn chế, Các chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô của nhà nước đang trong quá trình đổi mới và hoàn thiện nên thường có sự điều chỉnh, lại không được báo trước một thời gian cần thiết để các cá nhân, tổ chức liên quan kịp chuyển đổi, thích nghi.

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI BIDV ĐÔNG ĐÔ

Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV Đông Đô Trước thực trạng hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh như đã nêu

Ngoài ra, khi rủi ro xảy ra, Chi nhánh có thể sử dụng các hình thức phù hợp để xử lý nợ quá hạn, nợ có vấn đề và thu hồi nợ như: cho vay thêm, bổ sung tài sản đảm bảo, chuyển nợ quá hạn, khoanh nợ, xóa nợ, bán tài sản đảm bảo,. Chi nhánh cần đẩy mạnh cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ đối với các khách hàng có nguồn thu ngoại tệ, đồng thời khuyến khích khách hàng sử dụng các công cụ phái sinh như hoán đổi tiền tệ chéo (CCS), hoán đổi lãi suất một đồng tiền (IRS) để phòng ngừa rủi ro,.

Các điều kiện thực thi giải pháp

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cần phải nâng cao chất lượng của Trung tâm thông tin tín dụng CIC, sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức hoạt động của CIC theo hướng bắt buộc các ngân hàng thành viên cần thực hiện đúng vai trò, trách nhiệm của mình khi tham gia cung cấp và khai thác thông tin từ CIC. Ngoài ra, Các bộ ngành cần phối hợp với các địa phương có liên quan có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý, trình độ chuyên môn cho các chủ thể kinh doanh, các vấn đề về quản lý thị trường, giá cả hàng hóa sớm được nghiên cứu hoàn chỉnh giải quyết tốt mối quan hệ giữa vùng nguyên liệu sản xuất với khu vực chế biến, tiêu thụ sản phẩm để thúc đẩy sản xuất.

PHẦN MỞ ĐẦU

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM –

    Nguyên nhân là do ngay từ khi bắt đầu thành lập chi nhánh đã xác định đối tượng khách hàng phát triển là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các thành phần kinh tế tư nhân, cá thể … (đây là các thành phần kinh tế phù hợp với cơ chế thị trường như hiện nay của Việt Nam, năng động, thích nghi nhanh với sự biến động của thị trường, vốn quay vòng nhanh,…) đồng thời do có sự thay đổi hình thức sở hữu trong những năm gần đây của các doanh nghiệp quốc doanh theo quy định của Nhà nước vì vậy tỷ lệ dư nợ ngoài quốc doanh giảm dần là hợp lý. Hoạt động dịch vụ tại Chi nhánh được đa dạng hoá, phục vụ đa dạng đối tượng khách hàng, vận dụng các công nghệ hiện đại, tiên tiến, đồng thời liên kết với các tổng công ty là khách hàng của BIDV để phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ mới như: nhắn tin BSMS, gạch nợ Viettel, thanh toán thẻ qua POS, đại lý chứng khoán , Vntopup, Banknet, thanh toán thẻ quốc tế (VISA, Master), Western Union, thanh toán kiều hối. - Công tác quản lý tín dụng: Kiểm tra việc thực hiện giới hạn tín dụng của các Phòng liên quan và đề xuất xử lý nếu có vi phạm, đầu mối xuất trình Giám đốc kế hoạch giảm nợ xấu của Chi nhánh và phương án cơ cấu lại các khoản nợ vay của khách hàng theo quy định, giám sát việc phân loại nợ và trích lập DPRR, tổng hợp kết quả phân loại nợ và trích lập DPRR gửi Phòng tài chính kế toán để lập cân đối kế toán theo quy định, đầu mối phối hợp với các bộ phận liên quan thực hiện đánh giá TSĐB theo đúng quy định của BIDV, lập báo cáo phân tích thực trang TSĐB nợ vay của Chi nhánh, thực hiện quá trình xử lý nợ xấu.

    Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của Chi nhánh; thực hiện tính toán trích lập DPRR theo kết quả phân loại nợ của Phòng quản trị rủi ro để thực hiện rà soát, trình cấp có thẩm quyền quyết định, chịu trahc nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của các Phòng, tuân thủ đúng quy trình kiểm toán nội bộ trước khi giao dịch. - Tạo tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cấp điều hành, đảm bảo tuân thủ các chế độ và quy định; phù hợp với quy mô, điều kiện của từng đơn vị, trình độ, năng lực và phẩm chất của người được uỷ quyền; Bảo đảm hiệu quả, an toàn, chất lượng của hoạt động tín dụng, tuân thủ đúng, đủ các quy trình đánh giá, thẩm định và phê duyệt tín dụng; Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện phân cấp, uỷ quyền. Những khoản vay phải qua thẩm định rủi ro là những khách hàng có tổng giới hạn tín dụng bằng hoặc lớn hơn mức thẩm quyền không bắt buộc qua thẩm định rủi ro của Chi nhánh theo Thông báo của BIDV trong từng thời kỳ; hoặc các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ quan hệ tín dụng lần đầu; các khoản vay đầu tư dự án hoặc bảo lãnh vay vốn tại các TCTD khác.

    Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ góp phần đánh giá đúng giá trị phần tài sản tín dụng của BIDV khi thực hiện cổ phần hoá, trợ giúp cho BIDV trong việc kiểm soát toàn bộ danh mục tín dụng cũng như đánh giá khách hàng vay vốn một cách có hệ thống trên cơ sở tập hợp các thông tin chuyên ngành và thông tin tổng hợp về nền kinh tế nói chung trong mối liên hệ đến quy mô khách hàng. - Nhận thế chấp lô hàng nhập khẩu: thường được áp dụng đối với những doanh nghiệp thương mại, kinh doanh hàng hoá luân chuyển như hạt nhựa, gạo, cà phê, gỗ, nông sản..Thực tế cho thấy, ngân hàng khó quản lý, kiểm soát được hàng hoá hình thành từ vốn vay trong trường hợp Ngân hàng không trực tiếp đứng ra thuê kho hàng hóa, chủ yếu kho hàng đều do khách hàng tự liên hệ thuê. - Cán bộ quan hệ khách hàng phải đảm bảo tất cả các giai đoạn từ hướng dẫn lập hồ sơ, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ và tiến hành thẩm định tất cả nội dụng liên quan đến khách hàng như pháp lý, uy tín, tài chính, tài sản đảm bảo, thực hiện công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo…Với khối lượng công việc lớn như vậy lại chịu áp lực về thời gian trả lời khách hàng đúng quy định, dẫn đến cán bộ quan hệ khách hàng khó có đủ thời gian để thu thập thông tin đầy đủ, dẫn đến tình trạng phân tích sơ sài, không đánh giá đúng thực trạng của khách hàng.

    - Trình độ và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng (bao gồm cả cán bộ quan hệ khách hàng và cán bộ quản lý rủi ro) còn nhiều bất cập trong phân tích các thông tin kinh tế xã hội, phân tích đánh giá dự án cho vay còn nhiều chủ quan, chậm phát hiện các nguy cơ rủi ro tiềm ẩn, dẫn đến những sai lầm trong các quyết định cho vay, đưa đến chất lượng tín dụng kém kéo dài. Tại Chi nhánh, nội dung các Tờ trình thẩm định dự án, trình duyệt hạn mức, trình duyệt cho vay còn sơ sài, qua loa, hình thức, thiếu những thông tin tài chính và phi tài chính cần thiết phục vụ cho việc ra quyết định của cỏc cấp quản lý, chưa thể hiện rừ quan điểm của người trỡnh, đồng thời, chưa lường đón hết được những rủi ro chủ yếu có thể xảy ra để có biện pháp phòng ngừa.

    Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005-2009
    Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005-2009