Phân tích tài chính Công ty CP Dầu khí An Pha trong triển khai chương trình An Toàn Gia Đình Bạn

MỤC LỤC

Định hướng kinh doanh

Tập trung phát triển thị phần gas dân dụng, giữ vững và cải thiện vị trí trong top 3 công ty dẫn đầu bằng cách ưu tiên phát huy hết năng lực của các Công ty con gas dân dụng hiện có; tăng cường việc mua bán, sáp nhập với các Công ty gas dân dụng khác. Tập trung xây dựng thương hiệu thông qua chương trình “An Toàn Gia Đình Bạn”, triển khai rộng khắp ở Hà Nội và Thanh phố Hồ Chí Minh trong 2 năm 2008-2009, qua đó tăng chất lượng dịch vụ, giá trị thương hiệu để có hiệu quả kinh doanh cao. Tập trung xây dựng hệ thống phân phối bán lẻ gas dân dụng để làm đòn bẩy thực hiện chương trình thương hiệu, thông qua chương trình “An Toàn Gia Đình Bạn”.

Từng bước củng cố, xây dựng cơ sở chiết nạp, kiểm định gas dân dụng hiện đại để góp phần thực hiện chính sách an toàn, nâng cao giá trị thương hiệu. Tiến hành hoạt động liên doanh, liên kết đầu tư, kho lớn, đội tàu lớn để tham gia từng bước vào việc kinh doanh khí hóa lỏng LPG ở phần thượng nguồn có hiệu quả nhằm củng cố vị thế và nâng cao hiệu quả kinh doanh LPG của công ty. Triển khai từng bước vững chắc các hoạt động kinh doanh tài chính khác nhằm tận dụng các cơ hội để tăng thêm lợi nhuận cho Công ty.

Từng bước triển khai kinh doanh bất động sản, trọng tâm tập trung vào việc xây dựng khu công nghiệp ở vùng lân cận thành.

Tăng trưởng kinh tế thế giới và khủng hoảng nguồn cung dầu mỏ và giá dầu năm 2022

    Việc loại bỏ Nga khỏi SWIFT sẽ khiến các tổ chức tài chính gần như không thể gửi tiền vào, hoặc ra khỏi nước Nga, gây khó khăn cho các công ty Nga và khách hàng nước ngoài của các công ty Nga khi thanh toán dầu mỏ, khí đốt bằng đồng USD. - Ngày 6/10, EU đưa ra gói trừng phạt mới tạo cơ sở áp đặt giá trần liên quan đến việc vận chuyển dầu Nga bằng đường biển cho nước thứ ba, hạn chế hơn nữa việc vận chuyển dầu thô trên biển và các sản phẩm dầu mỏ sang nước thứ ba. Việc khai thác tấn dầu đầu tiên ngày 26/6/1986 đã đưa Việt Nam vào danh sách những nước khai thác và xuất khẩu dầu thô, đặc biệt là việc khai thác được tấn dầu đầu tiên từ tầng đá móng Bạch Hổ đã gây tiếng vang lớn trong giới khoa học địa chất của ngành dầu khí thế giới.

    Sau hơn 35 năm khai thác tấn dầu thương mại đầu tiên, ngành dầu khí Việt Nam với đơn vị nòng cốt, chủ lực là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã phát triển nhanh, xây dựng thành công và phát triển đồng bộ, hoàn chỉnh từ khâu thăm dò, khai thác, đến vận chuyển, tồn trữ, xử lý và chế biến dầu khí (lọc hóa dầu), tổ chức phân phối các sản phẩm dầu khí và hóa dầu, năng lượng dầu khí, dịch vụ kỹ thuật - công nghệ cao, thu được nhiều kết quả rất đáng khích lệ. Thứ nhất, PVN đã xây dựng được hệ thống công nghiệp dầu khí hoàn chỉnh, đồng bộ từ tìm kiếm thăm dò khai thác - phát triển công nghiệp khí - điện - chế biến và dịch vụ dầu khí góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh lương thực đất nước. Từ chỗ không có dầu khí, đến nay công tác tìm kiếm thăm dò đã xác định được trữ lượng dầu khí của Việt Nam có thể thu hồi khoảng 1,5 - 2,0 tỷ m quy dầu và cơ bản đánh giá tiềm năng dầu3 khí của Việt Nam đủ khả năng cân đối bền vững cho hoạt động khai thác dầu khí, đảm bảo an ninh năng lượng của đất nước trong thời gian tới.

    PVN đã cơ bản xây dựng nền công nghiệp khí hoàn chỉnh, đồng bộ ở tất cả các khâu, từ khai thác - thu gom/nhập khẩu - vận chuyển - chế biến - tồn trữ - phân phối khí và các sản phẩm khí trên toàn quốc. Đồng thời, các nhà máy điện khí cũng đã được xây dựng để sử dụng các sản phẩm khí tự nhiên do PVN khai thác cũng như từ nguồn khí nhập khẩu với 04 nhà máy nhiệt điện khí công suất 2.700 MW (NMĐ khí Cà Mau 1&2, Nhơn Trạch 1&2), góp phần đáng kể trong việc đảm bảo an ninh năng lượng điện của đất nước. PVN đã hình thành, xây dựng và đặt nền móng cho sự phát triển ngành công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam; đang vận hành thương mại các công trình trọng điểm dầu khí gồm: Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Đạm Phú Mỹ, Đạm Cà Mau.

    PVN đã xây dựng và phát triển lĩnh vực dịch vụ dầu khí chất lượng cao đồng bộ ở tất cả các khâu, đạt trình độ ngang tầm khu vực và quốc tế, như: công nghiệp cơ khí hàng hải, cơ khí dầu khí với các sản phẩm giàn khoan nước sâu tự nâng hiện đại, giàn khai thác cổ định; phát triển dịch vụ khoan dầu khí ra nước ngoài; đã tự chủ hoàn toàn trong lĩnh vực bảo dưỡng, sửa chữa công trình dầu khí, bao gồm các giàn khoan, Nhà máy lọc dầu, nhà máy nhiệt điện khí, điện than, phân bón. Các dịch vụ này mang tính trực tiếp, nằm trong chuỗi hoạt động sản xuất dầu khí có tính chuyên nghiệp, kỹ thuật cao, gắn liền hoạt động dây chuyền trong 5 lĩnh vực, tạo nên chuỗi giá trị liên kết của PVN. Với phương châm hành động đúng đắn, xây dựng kịp thời và triển khai thực hiện có hiệu các giải pháp ứng phó, PVN đã duy trì ổn định hoạt động sản xuất kinh, cụ thể năm 2020, trong khi hoạt động của nhiều công ty dầu khí lớn trên thế giới lâm vào khó khăn, hoạt động thua lỗ, thậm chí phá sản sa thải công nhân thì PVN là một trong số ít các doanh nghiệp dầu khí trên thế giới có lãi với tổng lợi nhuận trước thuế đạt 19,9 nghìn tỷ đồng, đóng góp cho Ngân sách nhà nước 83 nghìn tỷ đồng; năm 2021 đóng góp cho Ngân sách nhà nước 112,5 nghìn tỷ đồng, vượt 50 nghìn tỷ đông (tương đương vượt 80,0%) kế hoạch; lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 51,7 nghìn tỷ đồng, vượt 3,0 lần kế hoạch.

    Không chỉ đóng góp cho GDP, Ngân sách nhà nước bằng những con số cụ thể, PVN còn đóng vai trò trụ cột, đầu tàu, là động lực mạnh mẽ cho phát triển kinh tế thông qua triển khai thành công nhiều chuỗi dự án, công trình trọng điểm quốc gia tại các khu vực, địa bàn trên cả nước như: Dung Quất - Quảng Ngãi; Khí Điện Đạm. Thứ ba, PVN đã xây dưng được đội ngũ những người làm dầu khí hùng hậu; với số lượng hiện có là gần 60 nghìn lao động, trong đó trên 5.500 người cỏ trình độ trên đại học, trên 25.500 người có trình độ đai học và cao đẳng và trên 25.000 công nhân lành nghề, đáp ứng cơ bản nhu cầu phát triển của ngành dầu khí Việt Nam. Trong quá trình phát triển, PVN đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan (Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công An và các Bộ/ngành liên quan khác) trong việc triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư của Tập đoàn, các vấn đề trên biển Đông và hải đảo; Phối hợp với Bộ Ngoại giao hoàn thành báo cáo Quốc gia về ranh giới ngoài thềm lục địa Việt Nam nộp cho ủy ban thềm lục địa Liên Hợp Quốc; Phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân triển khai dự án xây lắp, sửa chữa và nâng cấp các công trình DK, hệ thống chiếu sáng, dự án sản xuất năng lượng sạch và nước sạch trong khu vực quần đảo Trường Sa; Đầu tư, đưa tàu địa chấn 2D, 3D vào hoạt động và tự tổ chức khảo sát trên thềm lục địa Việt Nam, đã tạo chủ động cho Tập đoàn trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao (đây là công việc trước đây ta phải thuê các tàu nước ngoài thực hiện) góp phần bảo vệ chủ quyền Quốc gia trên biển.

    Đặc biệt, ngành dầu khí tham gia hiệu quả vào công tác bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông và giữ vai trò quan trọng trong Chiến lược kinh tế biển Việt Nam. • Anpha Petrol nằm trong top 10 công ty gas lớn nhất Việt Nam với thị phần khoảng 10%, doanh thu hàng năm trên 1.000 tỷ đồng và là công ty Gas duy nhất có một hệ thống hoàn chỉnh từ việc nhập khẩu, vận tải, tồn trữ đến phân phối bán buôn, bán lẻ trên địa bàn toàn quốc với qui mô lớn.