MỤC LỤC
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những quy định của pháp luật dân sự về cưỡng chế trừ vào thu nhập của người phải thi hành án trong thi hành án dân sự ở Việt Nam. Nội dung, phạm vi, cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của khóa.
Cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đề tài là các quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về pháp luật, về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tiến hành cải cách bộ máy Nhà nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật và nền tư pháp. Để thực hiện việc nghiên cứu đề tài, khóa luận sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp thống kê được sử dụng trong việc thống kê số liệu kết quả công tác thi hành án; phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp suy luận,… Trong quá trình nghiên cứu, các phương pháp này được vận dụng một cách linh hoạt và đan xen lẫn nhau để tạo ra kết quả nghiên cứu.
Theo quy định tại Điều 71 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì Chấp hành viên có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự sau: Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án; trừ vào thu nhập của người phải thi hành án; kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ; khai thác tài sản của người phải thi hành án; buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ; buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không thực hiện công việc nhất định. Tuy nhiên, để việc cưỡng chế không ảnh hưởng tới trật tự công cộng, chính trị tại địa phương và vì mục đích nhân đạo, tôn trọng phong tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc, pháp luật quy định không được tiến hành cưỡng chế thi hành án trong khoảng thời gian từ 22h đến 6h sáng hôm sau, trong các ngày nghỉ theo quy định của pháp luật lao động, 15 ngày trước và say Tết Nguyên đán, các ngày truyền thống đối với các đối tượng chính sách là người phải thi hành án [24, Điều 46], [12, khoản 2 Điều 13].
Hay nói cách khác, đây là việc Chấp hành viên yêu cầu cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động, bảo hiểm xã hội nơi người phải thi hành án nhận tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động và các thu nhập hợp pháp khác chuyển cho Cơ quan Thi hành án hoặc người được thi hành án một phần hay toàn bộ thu nhập của người phải thi hành án để thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo Bản án, Quyết định của Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật. Vì vậy, thông qua hoạt động cưỡng chế trừ vào thu nhập của người phải thi hành án còn có tính chất kiểm tra lại bản án, quyết định, phát hiện những thiếu sót trong công tác xét xử của Tòa án đối với vụ việc cụ thể, từ đó đưa ra kiến nghị nhằm điều chỉnh cho phù hợp đồng thời rút kinh nghiệm nâng cao chất lượng xét xử, góp ý sửa đổi và bổ sung các quy định của Luật, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước.
Nghĩa vụ trả tiền của người phải thi hành án chính là nghĩa vụ mà theo bản án, quyết định của Tòa án người phải thi hành án phải trả một khoản tiền nào đó cho người được thi hành án trong các trường hợp như: bồi thường, trả nợ, cấp dưỡng, thanh toán theo hợp đồng, tiền chênh lệch giá trị tài sản khi chia tài sản, di sản và án phí, phí thi hành án,…Trong trường hợp bản án, quyết định được thi hành, người phải thi hành án có nghĩa vụ phải trả tiền thì cơ quan thi hành án dân sự mới áp dụng biện pháp cưỡng chế này. Sau khi được phân công chấp hành viên xem xét kết quả tự nguyện thi hành của người phải thi hành án, dựa vào bản xác minh tài sản do người nộp đơn cung cấp, hoặc biên bản xác minh do chấp hành viên tiến hành xác minh, cùng các thông tin do cá nhân, cơ quan có thẩm quyền cung cấp, căn cứ vào nội dung bản án, quyết định; tính chất, mức độ, nghĩa vụ thi hành án; đề nghị của đương sự và tình hình thực tế của địa phương chấp hành viên có thể quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế trừ vào thu nhập để thi hành án (nếu người phải thi hành án có điều kiện thi hành).
Có thể thấy đây là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện quyết định cưỡng chế trừ vào thu nhập của người phải thi hành án, theo đó Chấp hành viên ra Quyết định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án dân sự theo mẫu số B21-THA, Phụ lục II Danh mục biểu mẫu quyết định của Cục Thi hành án dân sự ban hành kèm theo khoản 1 Thông tư số 09/2011/TT-BTP ngày 30 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tư pháp và theo Điều 11 Thông tư liên tịch số 02/2014/TTLT-BTP-BTC-BLĐTBXH-NHNNVN ngày 14 tháng 1 năm 2014. Kết quả nghiên cứu tại Chương 2 của Khóa luận cho thấy pháp luật về biện pháp cưỡng chế trừ vào thu nhập của người phải thi hành án hiện hành ở Việt Nam được quy định trong các văn bản pháp luật khác nhau như Hiến pháp năm 2013, Luật Thi hành án dân sự, Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản dưới luật cùng với những văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành tạo ra hệ thống các quy phạm pháp luật về biện pháp cưỡng chế trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
Bên cạnh những kết quả đạt được, số việc cưỡng chế thi hành án dân sự không thành công hàng năm đều có, vẫn còn tình trạng thi hành án tồn đọng và kéo dài, ảnh hưởng quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan làm phát sinh khiếu nại, tố cáo trong thi hành án dân sự. Trong số đó, bởi tính chất đặc thù của biện pháp cưỡng chế trừ vào thu nhập của thi hành án là quyết định có hiệu lực áp dụng nhiều lần và có hiệu lực rất dài, có thể lên tới 5,6 năm, vì vậy làm cho trong nhiều trường hợp khó có thể thi hành án dứt điểm trong thời gian ngắn, khiến công tác thi hành án dân sự không đạt được kết quả như mong muốn.
Điều này đặt ra vấn đề cần phải sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 78 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 hoặc ban hành văn bản hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 để giải quyết triệt để vướng mắc này, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho Chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế trừ vào thu nhập của người phải thi hành án một cách có hiệu quả và theo đúng quy định của pháp luật. Trước thực trạng này tác giả Đặng Anh Phi cũng nhận định: trước đây biện pháp cưỡng chế trừ vào thu nhập của người phải thi hành án không được áp dụng do nguyên nhân gặp khó khăn vì chưa có sự phối hợp thống nhất của cơ quan Bảo hiểm xã hội, hiện nay biện pháp cưỡng chế trừ vào thu nhập của người phải thi hành án được các Chấp hành viên áp dụng nhiều hơn, nhất là sau khi Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Lao động thương binh và xã hội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký ban hành Thông tư liên tịch số 02/2014/TTLT-BTP-BTC-BLĐTBXH- NHNNVN ngày 14 tháng 1 năm 2014 hướng dẫn việc cung cấp thông tin về tài khoản, thu nhập của người phải thi hành án và thực hiện phong tỏa, khấu trừ để thi hành án dân sự [34].
Cần có kế hoạch kiến nghị Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự cần hỗ trợ đầy đủ, kịp thời kinh phí, cơ sở vật chất và trang thiết bị làm việc cho cơ quan thi hành án dân sự, đặc biệt là xây dựng trụ sở làm việc và hệ thống kho tang vật cho các cơ quan Thi hành án dân sự; tăng cường công tác phối hợp giữa cơ quan thi hành án dân sự với các cơ quan tư pháp và các cơ quan hữu quan ở địa phương; kiện toàn Ban chỉ dạo thi hành án dân sự các cấp nhằm chỉ đạo tốt công tác thi hành án dân sự nhất là việc tổ chức cưỡng chế các vụ án lớn, phức tạp; phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Thi hành án dân sự chỉ đạo Cục thi hành án dân sự thành phố tăng cường công tác chỉ đạo kiểm tra, thanh tra, giám sát của các cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật; kịp thời khắc phục những thiếu sót và sai phạm trong công tác thi hành án dân sự. Công tác thi hành án dân sự là hoạt động mang tính thực tiễn, gắn bó chặt chẽ với cơ sở, liên quan trực tiếp đến tài sản của đương sự, có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người phải thi hành án và gia đình; liên quan đến nhiều cơ quan Nhà nước khác nhau như Tòa án, Viện kiểm sát, Công an, Thuế, Tài chính, Tài nguyên môi trường, Xây dưng, Ngân hàng, Kho bạc, Bảo hiểm,… Và có ảnh hưởng lớn đến tình hình an ninh, chính trị của địa phương, do đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữacơ quan Thi hành án dân sự với các cơ quan hữu quan trong việc áp dụng pháp luậtthi hành án dân sự nhất là trong hoạt động cưỡng chế thi hành án dân sự, đặc biệt là cưỡng chế trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
Việt Hòa, Khó trừ vào thu nhập của người phải thi hành án, Báo pháp luật.