MỤC LỤC
Ngang đến Đèo Hải Vân trong mối quan hệ với 5 chu kỳ biển thoái và biển tiến toàn cầu do ảnh hưởng của 5 chu kỳ băng hà và gian băng;. - Làm sáng tỏ mối quan hệ giữa quy luật phân bố và cơ chế thành tạo các khoáng sản rắn (sa khoáng và vật liệu xây dựng) trong mối quan hệ với các chu kỳ trầm tích.
Mỗi miền hệ thống được đặc trưng bởi 1 phức hệ tướng đá: (1) miền hệ thống trầm tích biển thấp được đặc trưng bởi phức hệ tướng cát bùn aluvi biển thấp (SmaLST); (2) miền hệ thống trầm tích biển tiến được đặc trưng bởi phức hệ tướng bùn cát ven biển và bùn biển nông vũng vịnh biển tiến (Msab, MbTST); (3) miền hệ thống trầm tích biển cao được đặc trưng bởi phức hệ tướng bùn cát đồng bằng aluvi - vũng vịnh biển cao (MsabHST). Khoáng sản cát thạch anh thuỷ tinh và sa khoáng đạt chất lượng và trữ lượng cao nhất với hệ số trưởng thành đạt cực đại (Mt=1,76) trong chu kỳ thứ 5 (Q13b-Q2).
Theo phương thẳng đứng có 5 chu kỳ trầm tích tương ứng với 5 phức tập (sequence) có quan hệ nhân quả với 5 chu kỳ thay đổi mực nước biển toàn cầu. - Chu kỳ các phức hệ trầm tích bắt đầu từ tướng phức hệ cát bùn aluvi biển thấp (SmaLST) và kết thúc là tướng bùn cát aluvi vũng vịnh biển cao (MsabHST).
+ Mẫu lỗ khoan máy và khoan tay (từ 12 lỗ khoan khu vực Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế). + Các mặt cắt địa chấn nông độ phân giải cao của 3 vùng biển (Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế).
Nguồn: Tổng hợp của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc Gia Vùng từ Đèo Ngang đến Đèo Hải Vân: Mùa Đông sóng hướng Đông Bắc chiếm ưu thế ngoài khơi nhưng khi vào bờ sóng truyền chủ yếu theo hướng Đông. Dọc theo vùng biển ven bờ luôn luôn tồn tại dòng chảy theo phương Tây Bắc - Đông Nam, là phần tiếp theo của hoàn lưu vịnh Bắc Bộ và có hướng chảy ổn định trong năm với tốc độ biến đổi 30 - 50 cm/s.
Tuy nhiên với quan điểm của tập thể tác giả thì hệ thống đê cát nổi cao này phân bố gần song song với đường bờ biển hiện đại, với đặc trưng trầm tích là cát đơn khoáng thạch anh có độ chọn lọc và mài tròn tốt, lẫn vụn vỏ sinh vật chính là dấu ấn của hệ thống bãi triều cổ được hình thành trong thời kỳ biển dừng thuộc giai đoạn biển tiến Flandrian. Mặt cắt trầm tích Đệ tứ không đầy đủ, vắng mặt trầm tích tuổi Pleistocen sớm (Q11). Sự vắng mặt hoàn toàn của trầm tích Neogen và việc hình thành các bậc thềm sông, thềm biển ở độ cao khác nhau trong kỷ Đệ tứ cùng dấu vết của các lòng sông cổ ở Đông Nam Đàn Nam Giao là những chứng cứ tin cậy cho hoạt động nâng trong TKT. b) Vùng sụt lún tân kiến tạo.
Đặc biệt là các trạm khảo sát gặp sét loang lổ ở nhiều khu vực khác nhau trên vịnh Bắc Bộ, trong đó có cả khu vực bãi cạn Cẩm Nhượng (Hà Tĩnh) ở độ sâu trên 15m nước mà hiện nay đã xác định được đó là trầm tích sét bột - bột sét có tuổi Pleistocen muộn phần muộn. Kết quả điều tra địa chất, địa vật lý biển là cở khoa học để phân chia các lô đấu thầu khảo sát trên lục địa Nam Việt Nam; bước đầu đã phát hiện được các cấu tạo có triển vọng dầu khí trong trầm tích Miocen và Oligocen.
Phú Vang 1: cát bột lẫn sạn màu vàng- vàng nâu, có thấu kính sạn sỏi; Bột cát, sét màu vàng nâu, có thấu. Dưới là cuội tảng lẫn sỏi sạn, ít bột sét màu nâu đỏ, xám trắng; trên là cát sạn lẫn nhiều bột sét màu.
+ Trầm tích cát bùn sạn (gmS): Có diện phân bố nhỏ nằm rải rác khu vực đảo Cồn Cỏ và trong đới độ sâu 30- 40m nước khu vực từ Cửa Việt đến cửa Tư Hiền. Trầm tích có màu xám, xám nâu. Trầm tích có màu xám- xám nâu, xám phớt xanh đến xám xanh. Trầm tích có màu xám- xám nâu đến xám xanh, trạng thái ít dẻo dính. Trầm tích có màu xám nâu đến xám xanh, trạng thái dẻo dính. c) Địa tầng trầm tích Đệ tứ. Năm 1991-2001 Nguyễn Biểu và Trần Nghi đã nghiên cứu và thành lập loạt bản đồ trầm tích tầng mặt và loạt bản đồ tướng đá thạch động lực trên toàn bộ đới biển nông ven bờ (0-30 nước) của Việt Nam trong đó có khu vực Đèo Ngang - Đèo Hải Vân. Đây là bản đồ lịch sử được sử dụng để đối chứng với bản đồ tướng đá thạch động lực hiện tại đã chỉ ra sự biến động trầm tích tầng mặt theo thời gian xảy ra hết sức nhanh chóng. Đặc biệt có một trường trầm tích cát mới được thành tạo do tái trầm tích vật liệu cồn cát bị xói lở trong giai đoạn mực nước biển dâng và biến đổi khí hậu cực đoan. d) Kết quả nghiên cứu chuyên đề. Trong công trình này các tác giả đề cập đến các vấn đề chủ yếu về trầm tích Đệ tứ ở Việt Nam như: ranh giới trầm tích Neogen - Đệ tứ, thang địa tầng Đệ tứ, đặc điểm các kiểu nguồn gốc trầm tích và khoáng sản liên quan với các thành tạo Đệ tứ với những dẫn liệu phong phú, tin cậy [46].
- Hầu hết các tác giả phân chia các hệ tầng dựa trên kiểu phân chia của Hoàng Ngọc Kỷ nên mắc một số sai lầm sau đây: (a) Trầm tích Pleistocen giữa có 2 phức tập liên quan đến 2 chu kỳ băng hà là Mindel và Riss thì Hoàng Ngọc Kỷ chỉ chia một hệ tầng đặt tên là Hệ tầng Hà Nội và có tuổi Q12-3. Việc kéo dài sang Pleistocen muộn là hoàn toàn không có cơ sở (Q12-3) khi không hề có tuổi tuyệt đối; (b) Trong Holocen các tác giả chia làm 2 hệ tầng là một sự khiên cưỡng bởi lẽ Holocen có tuổi 10ka, trong đó hệ tầng Hải Hưng và Phú Bài có tuổi 7ka và hệ tầng Thái Bình có 3ka. Hơn thế nữa khối lượng hệ tầng Hà Nội dày đến 80m kéo dài hơn 800ka trong lục địa đó hệ tầng Thái Bình chỉ dày có 15m và có tuổi 3000 năm thì thật vô lý, (c) tác giả đã bỏ sót một phức hệ tướng cát bùn aluvi tương ứng với pha biển thoái Pleistocen muộn (Q13b).
Trường sóng thô mịn xen kẽ có cấu tạo phủ chờm định hướng (onlap) phản ảnh trầm tích bùn xen bùn cát lắng đọng trong pha biển tiến. Các dạng phản xạ và tướng trầm tích liên quan:. Hệ số Mt hết sức quan trọng, sử dụng để đánh giá trình độ tiến hoá của một thể trầm tích, đặc biệt là lịch sử tiến hoá của toàn bộ trầm tích Đệ tứ theo 5 phức tập. a) Phản xạ liên tục, tần số thấp, biên độ thấp- trung bình: tướng cát bùn biển nông ven bờ có dòng chảy đáy, phân dị kém. b) Phản xạ liên tục, tần số thấp, biên độ trung bình- cao: tướng bùn cát biển nông xa bờ, có dòng chảy đáy, phân dị tốt. c) Phản xạ liên tục, tần số cao, biên độ cao: tướng bùn biển nông xa bờ, cấu tạo ngang song song, có dòng chảy đáy, năng lượng thấp. d) Phản xạ không liên tục, tần số cao, biên độ cao: tướng bùn cát bãi triều, cấu tạo phân lớp xiên chéo do triều. e) Phản xạ hỗn loạn, tần số thấp: tướng cát lòng sông, năng lượng cao, cấu tạo phân lớp xiên chéo. Định nghĩa Trần Nghi (2018): Địa tầng phân tập là các chu kỳ phức tập (sequence) tương ứng với các chu kỳ phức hệ tướng đá trong khung địa tầng được xác định bởi các chu kỳ thay đổi mực nước biển toàn cầu. Ranh giới các chu kỳ trùng với bề mặt bất chỉnh hợp trầm tích. Mô hình này biểu đạt mối quan hệ giữa chu kỳ tướng trầm tích và chu kỳ thay đổi mực nước biển toàn cầu, mực nước biển địa phương và chuyển động kiến tạo địa phương. Smar, Smat, Smah: phức hệ tướng cát bùn biển thấp, phức hệ tướng cát bùn biển tiến, phức hệ tướng cát bùn biển cao. Msamr: phức hệ tướng bùn cát châu thổ biển thấp Msamt: phức hệ tướng bùn cát ven biển biển tiến. Msamh: phức hệ tướng bùn cát châu thổ biển cao. Mmr, Mmt, Mmh: phức hệ tướng bùn biển thấp, phức hệ tướng bùn biển tiến, phức hệ tướng bùn biển cao. Nội dung của mô hình này là tích hợp giữa chu kỳ thay đổi MNB, tướng trầm tích và miền hệ thống. Mô hình này được GS Trần Nghi đề xuất bổ sung hoàn thiện mô hình địa tầng phân tập từ năm 2012 và năm 2022 được bổ sung và hoàn thiện. 1) Đường cong chu kỳ thay đổi mực nước biển toàn cầu được lý tưởng hoá thành hình sin trong đó ranh giới chu kỳ được vạch từ vị trí trung bình giữa mực nước biển cực đại và cực tiểu. 2) Ranh giới chu kỳ này trùng với ranh giới phức tập (sequence). Xác định ranh giới giữa nước và đất liền (đường bờ), xác định các đoạn đường bờ sạt lở, mài mòn, tích tụ, các dải cát ngầm,. - Đối sánh các kết quả giải đoán ảnh với các tài liệu địa chất - địa vật lý có trước: Các đối tượng địa chất ảnh, địa mạo ảnh đã giải đoán trên ảnh vệ tinh sẽ được đối sánh với các tài liệu địa chất - địa vật lý hiện có nhằm xác định bản chất địa chất của các đối tượng tiến tới luận giải các thực thể địa chất đã được phân chia phục vụ thành lập các bản đồ địa chất ảnh, địa mạo ảnh; bản đồ hiện trạng bờ biển của các vùng nghiên cứu. Thành lập các bản đồ địa chất ảnh, địa mạo ảnh, bản đồ biến động đường bờ:. Bản đồ địa chất ảnh chủ yếu cho các vùng phát triển các trầm tích Đệ tứ. Sau khi đối sánh các đối tượng địa chất ảnh với các tài liệu địa chất có trước trong vùng nghiên cứu sẽ đồng nhất các đối tượng địa chất ảnh với các thực thể địa chất thực tế. 14) Phương pháp đối sánh.