MỤC LỤC
- Xác định khung lý luận nghiên cứu về nguồn nhân lực và chính sách phát triển nguồn nhân lực nói chung, chính sách phát triển nguồn nhân lực cho UBND cấp huyện (thành phố thuộc tỉnh) nói riêng. - Đề xuất một số giải pháp nhằm áp dụng hiệu quả chính sách của Trung ương, của tỉnh để phát triển nguồn nhân lực để phát triển nguồn lực tại Uỷ ban nhân dân thành phố Sơn La trong thời gian tới.
Đề án được thực hiện tại Uỷ ban nhân dân thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La. Phương pháp này dùng để so sánh sự biến đổi giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra sự biến đổi nguyên nhân của sự biến động đó, từ đó rút ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.
Như vậy, nguồn nhân lực (NNL) trước hết phải hiểu đó là toàn bộ những người lao động đang có khả năng tham gia vào các quá trình phát triển kinh tế - xã hội và các thế hệ những người lao động tiếp tục tham gia vào các quá trình phát triển kinh tế xã hội. Tóm lại, NNL tổng hòa thể lực và trí lực tồn tại trong lực lượng lao động xã hội của một quốc gia, trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước.
Theo Từ điển Bách khoa Tiếng Việt (2020): “Chính sách là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và các công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể kinh tế - xã hội nhằm giải quyết vấn đề nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định”. Mỗi quan điểm trên có cách tiếp cận khác nhau về chính sách, nhưng ý kiến chung nhất có thể hiểu: Chính sách là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và các công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể kinh tế - xã hội nhằm giải quyết vấn đề nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định. Chính sách là tập hợp các chủ trương, các biện pháp khuyến khích đối tượng phụ thuộc vào chính sách nhằm đạt được mục đích của chủ thể ra chính sách. Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó của chính phủ, nó bao gồm các mục tiêu mà chính phủ muốn đạt được và cách làm để thực hiện các mục tiêu đó. Những mục tiêu này bao gồm sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa – xã hội – môi trường. Cấu trúc của chính sách gồm 3 bộ phận: i) Những đường hướng hành động ứng xử (là quan điểm và định hướng chính sách). ii) Biện pháp thực hiện chính sách, các công cụ của chính sách. iii) Mục tiêu mà chính sách hướng tới. Hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng và kỷ luật; Thanh kiểm tra việc tổ chức thực hiện chế độ, chính sách; Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác tuyển dụng, lập kế hoạch quy hoạch cán bộ, công chức cấp huyện; Từng bước thực hiện tiêu chuẩn hóa để nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã ; Chỉ đạo việc xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hằng năm; Chỉ đạo giải quyết khiếu nại, tố cáo; Ban hành quy định về phân cấp quản lý; Tổng hợp thống kê, báo cáo số lượng và chất lượng cán bộ, công chức cấp huyện trên địa bàn cấp tỉnh; Hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng nguồn kinh phí để thực hiện chế độ, chính sách theo quy định của Chính phủ và nghị quyết của HĐND cùng cấp đối với cán bộ, công chức cấp huyện. Thứ tư, chính quyền tỉnh Thái Bình và chính quyền các huyện trong tỉnh đã triển khai các quyết định bám sát và quán triệt các Nghị quyết và các văn bản của Đảng về chính quyền và cán bộ, công chức cấp huyện , như: Nghị quyết TW 5 khoá IX về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở ở xã, phường, thị trấn đã đặt ra nhiệm vụ “chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở; Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 17-4-2015 về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, … Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 18/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức” trong đó đã đề ra.
Kinh phí đào tạo là nguồn lực quan trọng nhất để phục vụ cho việc nâng cao chất lượng nhân lực, CBCC tham gia đào tạo được hỗ trợ kinh phí một phần từ ngân sách của tỉnh, của thành phố theo quy định, bên cạnh đó, CBCC, VC tham gia đào tạo, bồi dưỡng tùy thuộc vào trình độ chuyên môn, đối tượng được cử đi học, lĩnh vực..phần kinh phí đào tạo được hỗ trợ một phần, phần còn lại do CBCC, VC tự chi trả. Cùng với đó, thành phố đã thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Nhà nước; khuyến khích động viên, khen thưởng kịp thời những cán bộ, công chức, viên chức và cá nhân có đóng góp thiết thực, hiệu quả cho thành phố, từ năm 2021 đến 2023 UBND thành phố đã khen thưởng và đề nghị khen thưởng đối với 1.675 lượt tập thể, 10.956 lượt cá nhân được khen thưởng ..Các nội dung trên đều được UBND thành phố Sơn La thực hiện đúng quy định nhằm thực thi hiệu quả việc áp dụng chính sách phát triển nguồn nhân lực của thành phố.
Thứ ba, đội ngũ CBCC, VC của UBND thành phố, nhất là công chức cấp xã vẫn còn có cán bộ chưa đạt trình độ đại học về chuyên môn nghiệp vụ, do đó năng lực còn hạn chế; một số cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa thực sự nêu cao ý thức chủ động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, khi giải quyết những nhiệm vụ khó khăn, phức tạp. Thứ ba, một số CBCC, VC dù đã đạt chuẩn nhưng chưa được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng quản lý và trình độ tin học, ngoại ngữ theo quy định, đặc biệt, một số CBCC cấp, phường xã chưa chịu khó học tập, rèn luyện, tác phong công tác, nề nếp làm việc chuyển biến chậm, còn thiếu sáng tạo trong việc vận dụng đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước để xây dựng nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Tập trung nâng cao trình độ đội ngũ CBCC là lãnh đạo chủ chốt, tạo bước đột phá mạnh mẽ trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của thành phố nhanh và bền vững, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Xây dựng đội ngũ cán bộ trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu chức danh và vị trí việc làm; nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước; có năng lực tổ chức thực hiện và giải quyết tốt các vấn đề thực tiễn trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, góp phần hoàn thành các mục tiêu xây dựng, bảo vệ, phát triển thành phố và của tỉnh đến năm 2030 và những năm tiếp theo.
Tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức phải thực sự xuất phát từ yêu cầu công việc, gắn với việc cơ cấu tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế và chuyển đổi vị trí công tác, mạnh dạn đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ, công chức, viên chức không đáp ứng được tiêu chuẩn, năng lực yếu kém nhằm từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức tại UBND thành phố Sơn La có liên quan chặt chẽ tới các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội đến quyền và lợi ích của tổ chức, của công dân ở địa phương, do đó trong thực tế rất dễ xảy ra tình trạng lạm quyền, hách dịch, bao che, gây mất lòng tin của công dân đối với chính quyền nhất là trong các lĩnh vực đất đai, giải phóng mặt bằng, chế độ chính sách..Vì vậy, việc tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra đối với hoạt động công vụ của cán bộ, công chức là vô cùng quan trọng.