MỤC LỤC
Thức ăn nhanh (Fast food) là một khái niệm hay thuật ngữ được công nhận trong từ điển tiếng Anh (Merriam Webster, 1952), là thức ăn đã được chế biến sẵn, đóng gói sẵn và đem soạn ra, phục vụ một cách nhanh chóng. Nguyên liệu là những sản phẩm không phải của nền kinh tế nông nghiệp mà tất cả chúng được chăm sóc chăn nuôi trồng trọt bằng mô hình công nghiệp và những thiết bị hỗ trợ công nghiệp để đảm bảo năng suất, chất lượng. Tùy vào mỗi vùng và văn hóa đất nước mà đồ ăn nhanh cũng có nhiều loại, như pizza, bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ (còn gọi là bánh mì Kebab), bánh hamburger, khoai tây nghiền, gà rán, bánh mì Sandwich,.
Mặt khác, tại vùng Inland Empire cách Los Angeles 100km về phía đông, cũng có một nhà hàng bán Hamburger rẻ hơn so với Carl 15 xu đó là nhà hàng của anh em nhà Donald. Sau đó rất nhiều người đã bắt chước theo mô hình của ông: William Rosenberg từ một anh chàng lái xe chở kem bán dạo, bán Sandwich cà phê cho công nhân ở Boston đã mở một nhà hàng bánh Donut nhỏ năm 1948; Glen W. Ngành công nghiệp thức ăn nhanh đã du nhập vào thị trường Việt Nam từ cuối thậpniên 90 của thế kỉ trước, bắt đầu từ những cửa hàng Jollibee vào năm 1996.
Thương hiệu Burger King du nhậpvào thị trường thức ăn nhanh Việt Nam chỉ được gần 3 năm (2012), nhưng những chiếc chiếc bánh WHOPPER nổi tiếng của Mỹ đã nhanh chóng có mặt ở gần 20 cửa hàng tại 3 thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh. Cho đến nay, hàng loạt các thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng như McDonald’s, gà rán Popeyes, Texas Chicken, Domino’s Pizza, Pizza Hut, BBQ Chicken,… cũng nhanh chóng xuất hiện và trở nên phổ biến, tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường ẩm thực Việt Nam. ˗ Dưới tác động từ sự phát triển nhanh chóng của thức ăn nhanh từ nước ngoài, làm ra đời của các thương hiệu thức ăn nhanh Việt Nam như bánh mì huỳnh hoa, phở 24, ….
Tại Việt Nam các thương hiệu Fast food lớn không chỉ canh tranh với nhau mà còn canh tranh với 1 loại hình thức ăn nhanh khác - Thức ăn đường phố Việt Nam.
Trong tổng số 534 lượt sử dụng đồ ăn nhanh của sinh viên trong bài khảo sát Thực trạng sử dụng đồ ăn nhanh của sinh viên năm thứ 6 ngành y khoa và y học dự phòng của trường đại học y dược TP. Qua đó cho thấy mức độ chấp nhận chi trả cho thức ăn nhanh của các bạn sinh viên đang ở mức khá cao, nhất là với sinh viên năm nhất chưa có thu nhập mà phải dựa vào nguồn lực kinh tế của gia đình. Đối với sinh viên, đặc biệt là sinh viên mới, áp lực về thời gian đặt ra một loạt các rắc rối trong cuộc sống hàng ngày để có thể thích nghi với một văn hóa thành thị mà trước đó chưa từng được biết, làm quen bạn bè mới, thầy cô mới và phong cách học tập mới.
Vì vậy, việc ưu tiên thức ăn nhanh thường trở thành một lựa chọn tất yếu để tiết kiệm thời gian (đây là nguyên nhân chủ quan được các bạn sinh viên phản hồi nhiều nhất, chiếm 66.7%)Sinh viên, trong sự bận rộn của mình, thường xuyên chọn những thức đồ ăn uống nhanh chóng và thuận tiện, thậm chí là các loại thức ăn chi phí thấp, nhưng không nhất thiết là dinh dưỡng. Ở một số bộ phận sinh viên, sử dụng thức ăn nhanh vì bản thân quá lười không muốn nấu ăn, hoặc không biết nấu ăn do chưa từng nấu bao giờ trước đó và cũng vì lười hoặc không có thời gian hoặc không muốn học nấu ăn (20% lượt lựa chọn cho nguyên nhân này). Lười là một bệnh lý khó sửa ở đại đa số các bạn sinh viên ngày nay, do vậy, nguyên nhân này cũng không ngoại lệ là một nguyên nhân quan trọng của việc sử dụng thức ăn nhanh trong giới trẻ.
Một số bạn trẻ ngày nay chọn thức ăn nhanh vì sự tiện lợi, nhưng cũng không ít người theo tâm lý đám đông “muốn thử cho biết”, để thể hiện rằng bản thân là con người hiện đại, theo kịp trend và cũng có một bộ phận sinh viên theo hiệu ứng đám đông chỉ để cho vui, cho bằng bạn bè cùng trang lứa để dễ hòa nhập, dễ nói chuyện và làm việc (nguyên nhân này chỉ chiếm 5% trong số các bạn sinh viên tham gia khảo sát). Chịu sự ảnh hưởng và du nhập mạnh mẽ của thức ăn nhanh phương Tây, thức ăn nhanh Việt Nam cũng mang màu sắc nước ngoài, thực đơn phong phú, khoái khẩu, lạ miệng, hương vị hấp dẫn (đây là lý do khách quan được các bạn sinh viên tham gia khảo sát lựa chọn nhiều nhất, chiếm tới 72%). Và đây cũng là vấn đề được các chủ cửa hàng quan tâm nhiều hơn, về không gian rộng rãi, thoáng mát, cách bày trí đẹp, độc lạ, thỏa mãn nhu cầu sống ảo của hầu hết các bạn sinh viên (đây là nguyên nhân khách quan chiếm 10% phản hồi của các bạn tham gia khảo sát).
Điều này không chỉ mang lại sự tiện lợi trong việc di chuyển mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc ăn uống.Các cửa hàng thức ăn nhanh thường xuất hiện tại những địa điểm mà sinh viên thường xuyên di chuyển, như trước cổng trường, vỉa hè trên đường đi học về, hoặc tập trung ở những khu vực nổi tiếng về các món ăn nhanh. Nguyên nhân này, chiếm một phần đáng kể (khoảng 5%) trong số các phản hồi của sinh viên, làm cho thức ăn nhanh trở nên không chỉ là một lựa chọn vì sự thuận tiện mà còn vì sự đặt ở vị trí chiến lược. Hơn nữa, với mức giá thành phù hợp với mức thu nhập của sinh viên nói chung, nhiều ưu đãi dành riêng cho đối tượng sinh viên như các chương trình khuyến mãi hấp dẫn ( ngày sale hàng tháng, dịp sinh nhật hay khai trương cửa hàng,…), chương trình ưu đãi mua 2 tặng 1, mua bánh tặng kèm nước,….
Những thức ăn chế biến sẵn không thể được thực hiện trong một nhà bếp bình thường mà được làm theo công nghiệp và chúng được đóng gói với các chất công nghiệp như chất bảo quản và chất ngọt. Một nghiên cứu của Pháp cho thấy, trong một chế độ ăn uống của một cá nhân tăng 10% lượng thức ăn nhanh sẽ khiến người đó tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch, như đau tim hoặc đột quỵ lên đến 12%. Bữa ăn nhanh có xu hướng chứa nhiều muối, chất béo bão hòa và cũng có bằng chứng trong những loại thức ăn này ngày càng tăng một số hóa chất mà chúng có thể gây hại cho cơ thể và làm cứng động mạch.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) 5g muối mỗi ngày (tương đương với 2.000mg natri) là đủ để đáp ứng cả yêu cầu natri và clorua của chúng ta cũng như giảm nguy cơ tăng huyết áp và bệnh tim. Hàm lượng đường cao: nước ngọt và đồ uống có đường thường đi kèm với thức ăn nhanh làm tăng lượng calo nạp vào cơ thể.Lượng calo, đường dư thừa trong cơ thể sẽ chuyển thành mỡ, gây tăng cân và béo phì. ˗ Chất béo chuyển hóa: có khả năng ung thư cao hơn so với chất béo bão hòa, tăng cholesterol xấu và giảm cholesterol tốt, tăng nguy cơ các bệnh về tim mạch, đột quỵ; gây bệnh tiểu đường tuýp 2.
Làm giảm chức năng nhận thức: Trên thực tế, những người hay ăn nhiều thực phẩm siêu chế biến có tốc độ suy giảm nhận thức nhanh hơn 28% và tốc độ suy giảm chức năng điều hành nhanh hơn 25% so với những người ăn ít thực phẩm chế biến. Thiếu thành phần vi lượng và khoáng cần thiết: Đồ ăn nhanh thường đơn giản, đơn điệu về chủng loại thực phẩm, vì thế bữa ăn không đa dạng các loại thực phẩm và bạn dễ bị thiếu hụt những chất dinh dưỡng quan trọng. Thiếu hụt chất xơ: Sự thiếu hụt ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và sản phẩm trong hầu hết các thực đơn thức ăn nhanh không chỉ gây khó cho việc đáp ứng nhu cầu chất xơ mà còn dẫn đến thiếu nhiều chất dinh dưỡng từ thực vật trong chế độ ăn uống.
Thiếu vitamin và khoáng chất, tăng khả năng béo phì: Thức ăn nhanh thường không cân đối về các chất dinh dưỡng, nó chứa nhiều calo, nhiều chất béo, nhiều đạm, thiếu vitamin và khoáng chất nên khả năng gây béo phì cho những ai có xu hướng lạm dụng chúng là rất cao.