Thẩm định giá doanh nghiệp - Đề tài: Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Vinamilk

MỤC LỤC

Chỉ số về hoạt động kinh doanh (tỷ số phản ánh hiệu quả vốn lưu động)

Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp đang có thị phần vững chắc, khi thay đổi về chính sách bán hàng phải xem xét cụ thể khả năng cạnh tranh của khách hàng, các biến động về giá cả, chất lượng của hàng hóa khách hàng đang kinh doanh, tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, khả năng bán hàng, tình hình tài chính và định hướng kinh doanh của doanh nghiệp cũng như xem xét tình hình tài chính của bạn hàng, các phát sinh phải thu chi tiết, tuổi nợ các khoản phải thu để xác định lý do thực chất của việc thay đổi chính sách bán hàng.  Vòng quay vốn lưu động khác nhau đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau, ví dụ vòng quay vốn lưu động của các doanh nghiệp kinh doanh thương mại bao giờ cũng phải cao hơn vòng quay vốn lưu động của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng cơ bản.

Các tỷ số đòn bẩy tài chính (tỷ số đòn cân nợ)

 Tỷ số này cho thấy cứ mỗi đồng vốn của chủ doanh nghiệp bỏ ra thì chủ nợ bỏ ra bao nhiêu.  Tỷ số này cho thấy mối quan hệ đối ứng giữa vốn doanh nghiệp và vốn vay của ngân hàng.

Tỷ số về khả năng sinh lợi

Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản đo lường hiệu suất hoạt động của công ty đó trong việc tạo ra lợi nhuận từ tài sản: mỗi đồng giá trị tài sản của công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, chưa tính đến ảnh hưởng của hoạt động tài trợ.  Tùy theo góc độ đánh giá tỷ số mà người ta sử dụng lợi nhuận trước thuế hay lợi nhuận sau thuế để tính toán ROA, đứng trên góc độ ngân hàng chúng ta thường quan tâm đến tỷ số lợi nhuận trước thuế vì phần trả nợ gốc và lãi là phần chi trả trước khi nộp thuế, hay trong trường hợp những thương vụ mua lại mà bên mua và bên bán áp dụng hai mức thuế suất khác nhau, khi đó sử dụng tỷ số lợi nhuận trước thuế sẽ chính xác hơn. Vì vậy có 2 cách tạo ra lợi nhuận hiệu quả (ROA cao) là làm cho lợi nhuận biên tế cao và xoay vòng tài sản nhanh chóng, trong đó cách bền vững hơn là cách thứ 2 làm cho hiệu suất sử dụng tài sản cao.

 Tỷ số đòn bẩy tài chính là yếu tố cần xem xét trong công thức này, vì với bất kì loại nợ nào, một khoản nợ vừa phải có thể làm gia tăng lợi nhuận, nhưng quá cao có thể gây ra nhiều bất thường trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Tỷ số giá trị doanh nghiệp 1. Hệ số giá / Thu nhập

 P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả bao nhiêu đồng cho một đồng thu nhập.Rất hữu ích trong công tác định giá.  P/B > 2: Doanh nghiệp có uy tín tốt, thương hiệu đã được khẳng định; nhà đầu tư sẽ sẵn sàng mua cổ phiếu của doanh nghiệp cao hơn nhiều so với mệnh giá.  P/B > 1: Uy tín của doanh nghiệp ở mức bình thường, chấp nhận được; nhà đầu tư sẽ sẵn sàng mua cổ phiếu của doanh nghiệp cao hơn mệnh giá chút ít.

 P/B < 1: Thị trường đánh giá thấp uy tín của doanh nghiệp và nhà đầu tư chỉ sẵn sàng mua cổ phiếu của doanh nghiệp với giá thấp hơn mệnh giá.

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích hoạt động kinh doanh. Để áp dụng được phương pháp so sánh thì phải đảm bảo điều kiện là các chỉ tiêu được sử dụng phải đồng nhất. Trong thực tế thường điều kiện có thể so sánh được giữa các chỉ tiêu kinh tế cần được quan tâm cả về không gian và thời gian.

Về mặt không gian: các chỉ tiêu phải được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự nhau.

Phương pháp phân tích tỷ số

Về nguyên tắc, với phương pháp tỷ số, cần xác định được các ngưỡng, các tỷ số tham chiếu. Để đánh giá tình trạng tài chính của một doanh nghiệp cần so sánh các tỷ số của doanh nghiệp với các tỷ số tham chiếu.

ROA ROA

ÁP DỤNG VÀO PHÂN TÍCH CÔNG TY VINAMILK

    Trong bài viết này nhóm chúng tôi sẽ sử dụng 2 phương pháp chính để tiến hành phân tích tài chính công ty Vinamilk đó là phương pháp phân tích tỷ số tài chính và phương pháp phân tích Dupont. Năm 2005: mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong công ty liên doanh sữa Bình Định (sau đó được gọi là nhà máy sữa Bình Định) và khánh thành nhà máy sữa Nghệ An vào ngày 30/6/2005, có địa chỉ đặt tại khu công nghiệp Cửa Lò, tỉnh Nghệ An. Năm 2010: Công ty thực hiện chiến lược đầu tư ra nước ngoài bằng việc liên doanh xây dựng một nhà máy chế biến sữa tại New Zealead với vốn góp 8475 triệu USD, bằng 19.3% vốn điều lệ.

    Theo thống kê của Euromonitor, hiện có hơn 10 doanh nghiệp tham gia cuộc chơi dành thị phần sữa nước gồm: Vinamilk, FrieslandCampina, Hanoi Milk, Đường Quảng Ngãi, Sữa Ba Vì, Sữa Mộc Châu,… Nhưng sân chơi trong ngành sữa chủ yếu thuộc về Vinamilk và FrieslandCampina Việt Nam (nhãn hiệu chính là Dutch Lady), doanh nghiệp khác chỉ chiếm được một góc nhỏ bên cạnh hai người khổng lồ.

    Cơ cấu nợ

    Tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn qua các năm

    Nhận xét: Hệ số thanh toán nhanh được sử dụng như một thước đo để đánh giá khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn bằng việc chuyển hóa tài sản ngắn hạn thành tiền mà không cần phải bán đi hàng tồn kho. Về nguyên tắc, hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán công nợ càng cao và ngược lại, và như trên thì hệ số thanh toán nhanh của công ty vẫn ở mức lớn hơn 1 trong 3 năm. Vào năm 2010 đến 2011 có xu hướng tăng nhưng qua năm 2012 lại giảm nhẹ, điều này cho thấy nguồn tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp thừa khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn (lớn hơn 1).

    Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ, thời gian tồn kho bình quân của Vinamilk tăng dần qua các năm điều này cho thấy công ty đang thực hiện vấn đề tiêu thụ hàng không tốt hoặc công ty đang mở rộng doanh số bán hàng nên cần phải dự trữ hàng tồn kho nhiều, và trường hợp này của Vinamik đang mở rộng doanh số bán hàng nên mức độ thời gian hàng tồn kho so với hạn sử dụng 180 ngày của ngành sữa là mức hợp lí.

    Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

      Hệ số vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, điều này giúp cho doanh nghiệp nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất và ngược lại. Cũng tương tự như tài sản cố định, vòng quay tổng tài sản của Vinamik cũng giảm qua 3 năm nhưng năm 2011 và 2012 giảm không đáng kể, và chưa chắc đây là 1 dấu hiệu không tốt vì công ty cũng như tài sản cố định giảm là do tốc độ tăng của vốn lưu động bình quân tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần.  Ta biết cứ một tài sản sẽ tạo ra bao nhiêu lợi nhuận sau thuế, nhìn vào bảng trên nhận định một điều rằng hệ số lợi nhuận sau thuế trên thu nhập có xu hướng giảm tuy nhiên thu nhập qua các năm lại tăng và bình quân giá trị tổng tài sản cũng tăng cho thấy chính sách quản lý và phân phối tài sản của doanh nghiệp rất hiệu quả, thông qua đó làm lợi nhuận tăng.

       So với tỷ số Công ty sữa Hà Nội thì thấp hơn ( 2011 đạt 73%, 2012 đạt 59%, Nguồn: báo cáo thường niên) chứng tỏ bình quân tổng tài sản của Hanoimilk tương đối lớn cho thấy công ty quản trị không tốt về tài sản, để tài sản quá nhiều dẫn đến doanh nghiệp có thể mất khả năng thanh toán. Nhận xét: Chỉ số này giúp đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp, cho thấy 1 đồng TSCĐ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu, tuy vòng quay tài sản cố định bình quân giảm nhưng ở đây ta thấy không phải doanh thu thuần không tăng mà nguyên nhân giảm ở đây là do tốc độ tăng của tài sản cố định bình quân tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần dẫn tới vòng quay tài sản cố định giảm. Nhìn vào bảng trên ta thấy: vào năm 2011 tổng dòng tiền vào của công ty chủ yếu nhận được dựa dòng tiền vào từ hoạt động tài chính trong khi đó vào năm 2012 tổng dòng tiền vào của công ty lại nhận được từ dòng tiền hoạt động kinh doanh và dòng tiền hoạt động đầu tư là chủ yếu, dòng tiền vào từ hoạt động tài chính lại không nhận được từ khoản mục này, điều này cho thấy công ty đang có xu hướng phát triển kinh doanh hơn so với hoạt động đầu tư và tài chính.

      Bảng   2:   Tiêu   chuẩn   đánh   giá   các   chỉ   tiêu   tài   chính   công   ty   cổ   phần   sữa Vinamilk (2012)
      Bảng 2: Tiêu chuẩn đánh giá các chỉ tiêu tài chính công ty cổ phần sữa Vinamilk (2012)