Phân tích tác động của môi trường kinh doanh đến hoạt động nhập khẩu thịt heo đông lạnh từ thị trường Hoa Kỳ của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Đầu tư An Bình

MỤC LỤC

Mục đích nghiên cứu

Phân tích ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến hoạt động nhập khẩu thịt heo đông lạnh từ thị trường Hoa Kỳ của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu đầu tư An Bình. Từ đó đề xuất các giải pháp và định hướng nhằm khắc phục những tồn tại và hoàn thiện hơn hoạt động kinh doanh quốc tế của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư An Bình.

Phương pháp nghiên cứu

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ĐẾN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP

Một số khái niệm cơ sở

    Để đánh giá môi trường kinh doanh của doanh nghiệp thi các yếu tố của môi trường văn hóa xã hội cần xem xét gồm: Tăng trưởng dân số - Cơ cấu độ tuổi - Di dân và nguồn lao động - Bình đẳng giới - Phân phối thu nhập - Sức khỏe - Nghề nghiệp - Trình độ học vấn chung - An sinh xã hội. “nhập khẩu hàng hoá được hiểu là các nghiệp vụ cần thiết để đưa hàng hoá hay nguyên vật liệu từ bên ngoài vào trong lãnh thổ một quốc gia hoặc từ khu vực đặc biệt như khu vực hải quan riền nằm trên quốc gia đó để phục vụ tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, hoặc để chờ tái xuất nhằm mục đích thu lợi nhuận.

    Một số lý thuyết về tác động của môi trường kinh doanh đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

      - Tốc độ phát triển kinh tế: Nền kinh tế ở giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao sẽ tạo nhiều cơ hội cho sự đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ngược lại nếu nền kinh tế sa sút sẽ dẫn đến giảm chi phí tiêu dùng, đồng thời làm gia tăng lực lượng cạnh tranh. Kỹ năng thích nghi văn hóa đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong nhiều nghiệp vụ kinh doanh quốc tế, như: Phát triển sản phẩm và dịch vụ, Giao tiếp và trao đổi đối với đối tác kinh doanh nước ngoài, Xem xét và lựa chọn nhà cung cấp và đối tác nước ngoài, Đàm phán và thiết kế các hợp đồng kinh tế quốc tế, Giao tiếp với khách hàng hiện tại và tiềm năng ở nước ngoài, Chuẩn bị các cuộc triển lãm và hội chợ thương mại ở nước ngoài, Chuẩn bị cho hoạt động quảng cáo và xúc tiến thương mại.

      Một số lý thuyết về tác động của môi trường kinh doanh đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp

        Cỏc quy định của phỏp luật rừ ràng, minh bạch sẽ giỳp cho quỏ trỡnh nhập khẩu trở nên nhanh chóng hơn, ít xảy ra các chi phí phát sinh hơn và ngược lại, khi quy định pháp lý rườm rà, chồng chéo sẽ cản trở hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp. Ngoài ra các luật và quy tắc liên quan đến kinh doanh cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động nhập khẩu như: Hệ thống văn bản pháp luật hoàn thiện, Luật cạnh tranh, chống độc quyền, Các chính sách thuế, Luật lao động, Các quy định về an toàn, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường, Quy tắc trong thương mại quốc tế,. Ví dụ, các quốc gia nếu có các ưu đãi về thuế quan đối với sản phẩm nhập khẩu sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp tích cực hơn trong việc nhập khẩu hàng hóa do có thể giảm được các chi phí giá vốn, ngược lại, nếu thuế cao, các quy định ngặt nghèo sẽ hạn chế nhập khẩu của các doanh nghiệp.

        - Truyền thống, phong tục tập quán: Các doanh nghiệp nhập khẩu cũng cần tìm hiểu các phong tục tập quán để hiểu hơn về đối tác, các doanh nghiệp có ý thức tìm hiểu truyền thống, phong tục tập quán của đối tác, từ đó sẽ dễ dàng hơn trong việc gây dựng mối quan hệ, các bên thấu hiểu nhau hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận và hợp tác kinh doanh.

        THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ĐẾN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THỊT HEO ĐÔNG LẠNH TỪ THỊ TRƯỜNG HOA

        Phân tích tác động môi trường kinh doanh đến hoạt động nhập khẩu thịt heo đông lạnh từ thị trường Hoa Kỳ của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu

          Đối với thị trường Hoa Kỳ, tỷ trọng nhập khẩu đang có xu hướng giảm cả về giá trị và tỷ trọng nhập khẩu, nguyên nhân là do một số quy định khó khăn trong xuất nhập khẩu thực phẩm từ thị trường khó tính này có thể gây ra rủi ro về giá cả và thời gian giao hàng không phù hợp với quy định của công ty. Đại dịch Covid-19 được cải thiện, mâu thuẫn nội bộ giảm bớt, tuy nhiên nước Mỹ trong những năm 2021-2023 duy trì tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung chưa có dấu hiệu giảm nhiệt, chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy, chiến tranh Ukraine ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh quốc tế của nước này. Đặc biệt đối với sản phẩm thịt heo đông lạnh, chính phủ cũng có các biện pháp nhằm bảo hộ ngành chăn nuôi thịt heo trong nước, vì đây là một trong những ngành chăn nuôi quan trọng, vậy nên việc đảm bảo cạnh tranh công bẳng giữa các sản phẩm nhập khẩu và sản phẩm trong nước được xem xét kỹ lưỡng.

          Ngoài ra, vì tình hình chính trị phức tạp giữa Mỹ và Trung Quốc, thị trường thịt heo Hoa Kỳ đang chịu áp lực giảm giá rất lớn vì chính sách thuế trả đũa từ chính phủ Trung Quốc, người chăn nuôi heo tại Hoa Kỳ theo đó đang phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ lớn vì mất đi một thị trường tiêu thụ lớn. Kinh tế Việt Nam năm 2023 mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và cộng đồng doanh nghiệp đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế, nhờ đó kinh tế nước ta vẫn đạt được kết quả khả quan cho thấy nền kinh tế tiếp tục có xu hướng phục hồi mới mức tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước. Kinh tế Việt Nam và Hoa Kỳ trong giai đoạn 2021- 2023 nhìn chung khá thuận lợi cho các hoạt động nhập khẩu, sau khi hồi phục hậu COVID-19, tình hình kinh tế đã có những biến chuyển theo hướng tốt, chính phủ cũng đưa ra những quyết định nhằm thúc đẩy thương mại quốc tế, ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, cùng với quan hệ hữu nghị giữa hai nước, An Bình Group đã thuận lợi nhập khẩu thịt heo đông lạnh từ Mỹ.

          ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THỊT HEO ĐÔNG LẠNH CỦA

          Định hướng phát triển

          - Không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty nhằm giữ vững thị trường hiện có và khai thác thị trường tiềm năng thông qua việc phát huy “lợi thế so sánh” tương đối với các công ty thuộc thành phần kinh tế khác. - Nâng cao năng lực quản lý mô hình tổ chức của Công ty, phối hợp chặt chẽ giữa Công ty và các đối tác trong, ngoài nước nhằm đảm bảo thông tin được truyền tải kịp thời, thống nhất, đem lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. -Với tổng nguồn vốn của công ty, phải sử dụng làm sao cho hiệu quả, phải tận dụng tối đa được từng đồng vốn bỏ ra vào hoạt động sản xuất kinh doanh mà thu được mức lợi nhuận cao nhất, tận dụng nguồn vốn hiệu quả thúc đẩy quá trình tối đa hóa lợi nhuận được diễn ra thuận lợi hơn.

          - Tiến hành hoàn thiện đội ngũ nhân lực, nâng cao mức lợi nhuận bình quân mỗi lao động làm ra, trên cơ sở đào tạo, huấn luyện đội ngũ lao động chuyên nghiệp, trình độ cao, chuyên đảm nhiệm các khâu chủ chốt trong chuỗi sản xuất, đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.

          Đề xuất giải pháp cho doanh nghiệp

            Bên cạnh việc tăng vốn lưu động của công ty thông qua vay vốn từ các ngân hàng, công ty có thể tiến hành tìm các nhà cung cấp có giá thành thấp, xây dựng mối quan hệ uy tín, lâu dài, tin cậy với các nhà cung cấp, hoặc mua với số lượng lớn để được hưởng chiết khấu thanh toán hoặc giảm giá. Nhằm mục tiêu cải thiện năng suất lao động của nhân viên, Công ty nên đưa ra những chính sách thưởng theo doanh thu hoặc bảng đánh giá hiệu suất công việc phù hợp để tạo động lực thúc đẩy nhân viên tích cực làm việc, kinh doanh hiệu quả hơn, từ đó doanh nghiệp bán được nhiều hàng hơn và thu được doanh thu cũng như lợi nhuận xứng đáng. Vì vậy, Công ty cần đưa những tiêu chí về trình độ ngoại ngữ của nhân viên vào bảng đánh giá công việc dễ xét lương thưởng cho nhân viên theo tháng, quý, năm; tạo động lực cho cán bộ nhân viên tự hoàn thiện khả năng, trình độ ngoại ngữ của mình.

            Công ty cần có kế hoạch nhập khẩu và dự trữ hàng hóa trong trường hợp những thay đổi bất lợi của môi trường đồng thời đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh và có các sản phẩm thay thế phù hợp và tương đương cho khách hàng, tránh trường hợp đứt gãy chuỗi cung ứng.

            Một số kiến nghị với nhà nước

            Để nâng cao nguồn doanh thu, công ty cần có sự tìm hiểu và phân loại khách hàng, tùy theo nhu cầu và uy tín của khách hàng mà công ty có các chính sách nhập khẩu, cũng như đáp ứng yêu cầu sản phẩm phù hợp. Bằng sự uy tín và vị thế sẵn có trên thị trường, doanh nghiệp nên tiếp tục mở rộng tệp khách hàng mục tiêu, hướng tới phân phối nguyên liệu đầu vào cho các nhà hàng vừa và nhỏ trên thị trường trong thời gian tới. Cung cấp một cách thống nhất, đầy đủ các nội dung về Thông tư, Nghị định về quy trình Hải quan cũng như cách thức thực hiện trong việc khai bỏo đến cỏc doanh nghiệp trong ngành nhập khẩu.

            Trên thực tế, tại các chi cục hải quan còn tồn tại hiện tượng làm khó các doanh nghiệp nhằm nhận phần tiền bồi dưỡng, gây ra tình trạng tham nhũng cũng như gây ra các chậm trễ cho doanh nghiệp.