Quản lý hiệu quả nợ phải thu trong doanh nghiệp

MỤC LỤC

Quan niệm về hiệu quả quản lý nợ phải thu

Nợ phải thu là một bộ phận quan trọng trong tài sản của doanh nghiệp, liên quan đến các đối tượng bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp, trong đó có các cơ quan chức năng của Nhà nước (chủ yếu là cơ quan thuế) đồng thời nội dung các khoản phải thu cũng có tính chất đa dạng gắn liền với sự đa dạng trong các giao dịch phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp. Tại mỗi doanh nghiệp khi sản xuất kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ việc quản lý nợ phải thu sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tình hình tiêu thụ sản phẩm kéo theo sự biến đổi trong doanh thu, từ đó ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh tức là đã ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp đó. Bởi khi hoạt động tài chính càng tốt thì doanh nghiệp sản xuất sẽ có ít nợ => khả năng thanh toán dồi dào, ít đi chiếm dụng vốn và cũng ít bị chiếm dụng, từ đó sẽ làm giảm các khoản công nợ phải thu và phải trả, hạn chế được rất nhiều chi phí phát sinh khi phải xử lý các khoản nợ trên.

Trong bảng CĐKT của các doanh nghiệp bao giờ cũng có các khoản phải thu thậm chí có những doanh nghiệp các khoản phải thu này có giá trị khá cao song trong quá trình thu tiền theo hoá đơn bán chịu cũ thì doanh nghiệp vẫn tiếp tục bán hàng hoá và sẽ xuất hiện những hoá đơn bán chịu mới. Tuy nhiên nếu chỉ tiêu này quá cao thì cũng không tốt vì nó sẽ ảnh hưởng tới khối lượng hàng tiêu thụ do phương thức thanh toán quá chặt chẽ sẽ thu hẹp mạng lưới khách hàng, sẽ có ít khách hàng đáp ứng được mức yêu cầu tín dụng mà doanh nghiệp đưa ra. Nếu nguyên nhân từ phía doanh nghiệp thì cần phải tiến hành xem xét lại các tiêu chuẩn tín dụng của doanh nghiệp, các chính sách bán hàng, thái độ làm việc của nhân viên….Từ đó đưa ra nhưng kiến nghị để chấn chỉnh sao cho phù hợp và có thể thu hồi được những khoản nợ khó đòi.

Nếu chi phí quá lớn mà khoản thu về lại nhỏ không đáng kể thì công ty phải có biện pháp khác, có thể xoá nợ cho khách hàng đồng thời hạch toán vào chi phí kinh doanh hoặc sử dụng một số những biện pháp khác theo đúng chế độ xử lý nợ khó đòi mà Nhà nước đã ban hành. Sau khi xem xét và đốc thúc khách hàng trả nợ nhưng không được thì khoản nợ đó đã trở thành khoản nợ khó đòi và đến cuối niên độ kế toán, kế toán viên phải tiến hành trích lập dự phòng cho những khoản nợ của những khách hàng có khả năng không trả được nợ nhằm xác định đúng giá trị thuần của các khoản phải thu trong Báo cáo tài chính và khoản dự phòng đó được tính vào chi phí kinh doanh.

Các nhân tố ảnh hưởng tới việc quản lý nợ phải thu

Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh

Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của công ty cổ phần may I Hải Dương là doanh nghiệp sản xuất, gia công hàng may mặc, sản phẩm chủ yếu là thông qua đơn đặt hàng, nguyên liệu chủ yếu do bên đặt hàng cung cấp với những thông số kĩ thuật. Sau đó sản phẩm chế thử sẽ chuyển cho bộ phận duyệt mẫu gồm các chuyên gia bên phía đặt hàng kiểm tra, góp ý về sản phẩm làm thử. - Nguyên vật liệu chính: Gồm các loại nguyên vật liệu tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm là vải, bo ,mex….

Hiện nay công ty sản xuất chủ yếu là vải Ongood, Vải lót 190T Kaki navy, vải lưới kaki Navy…. - Vật liệu phụ : Là đối tượng lao động không cấu thành nên thực thể sản phẩm nhưng nguyên liệu phụ có tác dụng hhỗ trợ nhất định và cần thiết cho quá trình sản xuất các loại sản phẩm bao gồm: chỉ may, khóa, hộp phấn, bút chì, túi PE……. - Phụ tùng nhiên liệu: Là những thứ dùng để thay thế , sửa chữa máy móc, phương tiện, thiết bị vận tải: Chân vịt các loại, dao máy vắt sổ….và những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất kinh doanh, phục vụ công nghệ sản xuất như : Xăng , dầu….

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong một số năm gần đây

Tuy tốc độ tăng không đáng kể nhưng cũng cho thấy được sự nỗ lực của công ty trong bối cảnh khó khăn lúc bấy giờ. Giảm giá vốn hàng bán tăng lợi nhuận cũng là những mục tiêu đối với các doanh nghiệp. Chi phí tăng lên do công ty mở rộng các chính sách bán hàng, tăng sản lượng sản phẩm.

Qua những kết quả đạt được cho thấy sự nỗ lực của công ty trong những năm kinh tế đang khó khăn. Vì vậy vấn đề đặt ra là phải tìm cách duy trì sự tăng trưởng này và không ngừng nâng cao hiệu quả đồng vốn mà công ty bỏ ra. Để tìm câu trả lời cho vấn đề này thì trước tiên cần phải biết giai đoạn hiện nay công ty đang gặp phải những khó khăn và thuận lợi gì, đồng thời phải có sự đi sâu phân tích đánh giá một cách cụ thể về tình hình tổ chức vốn và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty trong thời gian vừa qua.

Qua đó để thấy được những thành tích mà công ty đã đạt được và đưa ra giải pháp duy trì và nâng cao hơn nữa những thành tích đó. Đồng thời có thể rút ra những nguyên nhân làm giảm hiệu quả sử dụng VKD để đưa ra những giải pháp khắc phụ nhằm gòp phần đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói chung và công tác tổ chức, sử dụng VKD nói riêng trong những năm tới. Thực trạng về tổ chức và sử dụng vốn của công ty may I Hải Dương.

BẢNG 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
BẢNG 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY

Thuận lợi và khó khăn của công ty trong những năm gần đây 1. Thuận lợi

Tình hình biến động tài sản của Công ty