So sánh kết cấu gây khiến sử dụng động từ MAKE trong tiếng Anh và LÀM trong tiếng Việt theo phương pháp cấu trúc - chức năng

MỤC LỤC

Phương pháp nghiên cứu của luận án 1. Hướng tiếp cận nghiên cứu

Về phương pháp, luận án chọn cách tiếp cận cấu trúc-chức năng, kết hợp các quan điểm của Ngữ pháp chức năng và Loại hình học cú pháp, trong đó các KCGK hữu quan được phân tích như là những cấu trúc hình thái cú pháp biểu hiện các sự tình (hay quá trình) của thế giới ngoại ngôn. Trong đối chiếu hai chiều, kết quả đối chiếu có thể trình bày theo cách ngôn ngữ A và B giống nhau và khác nhau về một điểm nào đó trong việc thể hiện TC thì trong đối chiếu một chiều, khi ngôn ngữ A được lấy làm ngôn ngữ nguồn thì kết quả đối chiếu phải được trình bày theo cách ngôn ngữ B giống/khác ngôn ngữ A về một điểm nào đó, chứ không có chiều ngược lại.

Ngữ liệu của luận án

Sau khi có số lượng n của từng cấu trúc, chúng tôi lọc thủ công hơn 3000 ví dụ để loại trừ lần cuối cùng những câu có hình thức giống nhưng không mang nghĩa gây khiến. Tận dụng các công cụ hữu dụng của phần mềm này, những đặc điểm liên quan đến cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa được tổng hợp và được chúng tôi phân tích cụ thể.

Bố cục của luận án

Trong đó các đặc điểm ngữ nghĩa liên quan đến cấu trúc ngữ nghĩa khái quát, ngữ nghĩa của các sự tình trong KCGK và đặc biệt nêu bật lên mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần trong KCGK. Các đặc điểm cú pháp liên quan đến cấu trúc cú pháp và các biến thể của KCGK có make, đặc điểm hình thái cú pháp của các thành phần trong KCGK bao gồm chủ ngữ khiến thể, bổ ngữ bị khiến thể, vị ngữ gây khiến và bổ ngữ kết quả.

ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA - CÚ PHÁP CỦA KẾT CẤU GÂY KHIẾN Cể VỊ TỪ MAKE TRONG TIẾNG ANH

Đặc điểm ngữ nghĩa

Xét các điều kiện về tính ép buộc vừa phân tích ở trên đòi hỏi tính [+tri giác] và [+chủ ý] của cả khiến thể và bị khiến thể kết hợp với điều kiện về sự khó chịu ở bị khiến thể, áp dụng với ví dụ trên (they made the horse jump) ta thấy bị khiến thể mang tính [-tri giác] và [-chủ ý] tuy vậy ta vẫn thấy được nét nghĩa ép buộc trong câu này. Tính ép buộc đòi hỏi bị khiến thể phải cảm nhận được tính không tích cực của tác động gây khiến. Điều này khá khó để xác định với bị khiến thể là động vật. Ta không thể biết được con vật đó chính xác là đang cảm nhận thế nào với tác động gây khiến của con người lên nó mà chỉ có thể đoán được phần nào cái cảm nhận đó thông qua hành động, cử chỉ của con vật. c) Khiến thể là sự vật/sự việc – bị khiến thể là người. (Những cải tiến làm cho các chương trình hàng tuần không chỉ mang tính giải trí mà còn gây nghiện). The refinements và the weekly shows đều là những sự vật/sự việc nên mang tính [-tri giác]. Ảnh hưởng của the refinements làm cho the weekly shows trở nên entertaining và addictive. Như vậy, đó là những ảnh hưởng mang tính không chủ ý từ hai thực thể vô tri. Mối quan hệ về nghĩa giữa bị khiến thể và kết quả gây khiến. VTKQ luôn đứng sau bị khiến thể và là cái thay đổi về hoạt động, tính chất của bị khiến thể do tác động gây khiến. Vì vậy, hai thành phần này có liên quan mật thiết với nhau về mặt ý nghĩa. Về mặt cú pháp, VTKQ không có yếu tố thể hiện ý nghĩa thời và thể. Động từ to be này chính là yếu tố ‘ngầm’ để liên kết hai thành phần bị khiến thể và VTKQ. Như vậy, có thể nói về mặt ý nghĩa, bị khiến thể chính là chủ thể của kết quả gây khiến. Mối quan hệ giữa bị khiến thể và kết quả gây khiến được trình bày bằng việc phân tích và mô tả vai trò của bị khiến thể trong mối quan hệ với vị từ kết quả. Như đã biết, KCGK có make là một KCGK lưỡng mệnh đề trong đó bị khiến thể là thành phần giao nhau giữa hai mệnh đề đó. Bị khiến thể có vai trò kép khi mà ở sự tình gây khiến, nó đóng vai trò là đối thể, sang sự tình kết quả nó được chuyển đổi vai trò tương ứng với từng kiểu sự tình. Cụ thể như sau:. a) Hành thể thực hiện hành động mới.

Bảng 1: Phạm trù ngữ nghĩa và tính tri giác của khiến thể trong KCGK có make Ví dụ:
Bảng 1: Phạm trù ngữ nghĩa và tính tri giác của khiến thể trong KCGK có make Ví dụ:

Đặc điểm cú pháp

(Cô thực sự không biết điều gì ở anh khiến cô tái mặt mỗi khi họ gặp nhau và khiến cô thao thức suốt đêm khao khát). That evening one of the Corporals là một danh ngữ, you là đại từ và She didn't really know what it was about him là mệnh đề, chúng đều đóng vai trò là CNBKT. Tỉ lệ các CNKT là đại từ giữa 3 cấu trúc trên chênh lệch nhau không lớn cho thấy sự tương đồng về hình thức của CNKT khi là đại từ. Điều này xảy ra tương tự với CNKT là danh ngữ. Toàn bộ mệnh đề She didn't. know what it was about him đóng vai trò làm khiến thể. Trong tiếng Anh, những khiến thể dạng này thường được kết hợp với một đại từ quan hệ which hoặc that với chức năng danh ngữ hóa cho mệnh đề đứng trước nó. Đặc biệt, cấu trúc [N2 be made to V] có tỉ lệ tuyệt đối các CNKT là danh ngữ mặc dù không được hiển ngôn trong KCGK. Như vậy, phần lớn CNKT xuất hiện dưới hình thức đại từ, sau đó là danh ngữ, hình thức mệnh đề chiếm tỉ lệ rất nhỏ. có đặc điểm hoàn toàn khác biệt khi tỉ lệ CNKT là danh ngữ tuyệt đối và không có số liệu nào cho thấy CNKT ở cấu trúc này là một mệnh đề. b) Ngôi của chủ ngữ khiến thể. Việc ẩn đi khiến thể có thể được thực hiện (khá thường xuyên trong kho ngữ liệu) bằng cách sử dụng các cấu trúc câu khác nhau ví dụ như sử dụng cấu trúc vô nhân xưng it is possible, it is difficult, it was hard… (It is possible to make X-cells behave transiently if the stimulus intensity is altered) hoặc thường xuyên hơn bằng cách sử dụng bị động hóa KCGK có tác dụng làm ẩn đi khiến thể như trong cấu trúc [N2 be made to V] (chiếm 96%) trong đó cụm by-khiến thể bị lược bỏ đi trong hầu hết các câu bị động.

Bảng 3: Các kiểu cấu trúc của KCGK có make
Bảng 3: Các kiểu cấu trúc của KCGK có make

Tiểu kết

For và yet được dùng khá nhiều trong các KCGK này nhưng dưới hình thức khác, không phải liên từ. For được dùng dưới hình thức giới từ theo sau bởi making và yet được dùng dưới hình thức trạng từ trong các thể hoàn thành. b) Câu ghép sử dụng một trạng từ liên kết. Như vậy, KCGK hoạt động nhiều nhất trong câu đơn, tiếp đó là trong câu phức khi đóng vai trò như một cú quan hệ bổ sung nghĩa cho một danh ngữ đóng vai trò là chủ ngữ, bổ ngữ của câu hoặc phần lớn đóng vai trò là trạng ngữ chỉ mục đích trong câu.

ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA - CÚ PHÁP CỦA KCGK Cể VỊ TỪ LÀM TRONG TIẾNG VIỆT

Đặc điểm ngữ nghĩa

(Ở KCGK có làm trong các KCGK từ vựng tính như làm gà mức độ ngữ pháp hóa đã xuất hiện dù ở mức chưa cao vì ít ra nó cũng có nghĩa hiển ngôn là thịt gà/giết gà). Bản thân nó, nếu tách ra thành cấu trúc sâu, người ta không thể hiểu được Câu trả lời của nàng làm ông là gì. Như thế, làm chỉ còn nghĩa ngữ pháp với chức năng tạo nên một KCGK mà thôi. Việc phân tích cấu trúc sâu của KCGK nói trên để kết luận một điều rằng bị khiến thể và vị từ gây khiến cơ bản là có quan hệ chủ - vị với nhau. Nhưng khác với các KCGK từ cú pháp tính khác với VTGK là những thực từ, không thể tiến hành phân tích cấu trúc sâu cho KCGK có làm – một VTGK đã bị ngữ pháp hóa. a) Hành thể thực hiện hành động mới. (289) Gió Trường Sa quanh năm không ngừng làm lá cờ tung bay kiêu hãnh. Ở sự tình gây khiến:. Ở sự tình kết quả:. Ta thấy tung bay là một vị từ chỉ quá trình nên mang tính [+động], bất hạnh là một vị từ chỉ trạng thái nên mang tính [-động]. Không giống với mối quan hệ về tính [động] khi chỉ có thể phân chia thành hai trường hợp, mối quan hệ về tính [chủ ý] giữa hai sự tình có thể được phân chia thành bốn trường hợp sau:. Trường hợp a) sự tình gây khiến [+chủ ý] gây ra sự tình kết quả [+chủ ý] chỉ mối quan hệ giữa con người tác động gây khiến lên con người (ví dụ họ đã làm cho cô tin vào điều đó). Trường hợp b) trong đó sự tình gây khiến [+chủ ý] gây ra sự tình kết quả [-chủ ý] bao gồm hai mối quan hệ: con người - con người, con người - sự vật/sự việc (ví dụ anh ấy làm cho cô ấy giật mình, bạn đang làm cho sự việc trở nên phức tạp). Trường hợp c) có sự tình gây khiến mang tính [-chủ ý] và sự tình kết quả mang tính [+chủ ý] bao gồm hai mối quan hệ: sự vật/sự việc – con người, con người – con người (ví dụ sự thất vọng làm cho nó nhắm nghiền mắt lại, anh đã làm cho cô lo lắng). Trường hợp d) bao gồm nhiều mối quan hệ nhất: con người – con người (ví dụ hắn làm cô ấy khóc), con người – sự vật/sự việc (ví dụ hắn làm cho sự thất vọng trong cô ngày càng lớn lên), sự vật/sự việc – sự vật/sự việc (ví dụ gió làm sóng dữ dội hơn), sự vật/sự việc – con người (ví dụ cảnh biển làm cho cô dễ chịu). c) Tác động trực tiếp/gián tiếp.

Bảng 14: Đặc điểm phạm trù ngữ nghĩa và tính tri giác của khiến thể trong KCGK có làm Khiến thể được chia ra làm 3 loại với tỉ lệ lớn nhất là sự vật, sự việc.Ví dụ:
Bảng 14: Đặc điểm phạm trù ngữ nghĩa và tính tri giác của khiến thể trong KCGK có làm Khiến thể được chia ra làm 3 loại với tỉ lệ lớn nhất là sự vật, sự việc.Ví dụ:

Đặc điểm cú pháp

Chỉ có một số ít KCGK với tỉ lệ nhỏ (dưới 20%) mang tính không xác định. Những CNKT là đại từ đương nhiên mang tính xác định, CNKT là ngữ vị từ hoặc các cụm C – V là những sự việc cũng mang tính xác định, còn lại là những danh ngữ. Đó có thể là những danh từ riêng, hoặc danh từ có kèm theo các yếu tố thể hiện tính xác định như ấy, đó, kia, này… hoặc kết hợp với sự sở hữu như của tôi, của họ, của nó…Các danh ngữ còn lại mang tính không xác định như người ta, hoặc những danh từ trìu tượng như hạnh phúc, nỗi buồn, một bữa ăn chỉ có rau, sự nghèo đói… hoặc các đại từ bất định. d) Ẩn chủ ngữ khiến thể. Các phó từ chỉ thời như đã, đang, sẽ được dùng phổ biến hơn với số lượng KCGK nhiều hơn các phó từ chỉ thể không, chẳng, chả, cũng, vẫn, cứ… Tuy vậy, đây không phải là cách duy nhất để diễn đạt ý nghĩa về thời/thể trong tiếng Việt nói chung và với KCGK có làm nói riêng bởi ngoài việc kết hợp với những phó từ trên, ý nghĩa về thời/thể còn được thể hiện ở nhiều yếu tố khác như các từ ngữ chỉ thời gian (ngày ấy, ngày xưa…), các từ ngữ chỉ sự tiếp diễn (liên tục, luôn luôn, cùng một lúc…) hay sự hoàn thành của hành động (rồi, xong…). b) Đặc điểm về khả năng kết hợp.

Bảng 16: Cấu trúc cú pháp của KCGK có làm
Bảng 16: Cấu trúc cú pháp của KCGK có làm

Tiểu kết

Ở chương 2 và chương 3, chúng tôi đã mô tả và phân tích KCGK có make và làm với các thủ pháp phân tích phân bố, phân tích cấu trúc thành tố trực tiếp, cấu trúc nghĩa biểu hiện, phân tích ngữ cảnh để khảo sát các đặc điểm ngữ nghĩa, cú pháp của các KCGK hữu quan. Chúng tôi xác định hai cơ sở đối chiếu lớn: đối chiếu về đặc điểm ngữ nghĩa và đối chiếu về đặc điểm cú pháp và sau đó xác định phương tiện ngôn ngữ biểu thị hai đặc điểm trên trong hai ngôn ngữ đối chiếu.

Đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa 1. Đối chiếu cấu trúc ngữ nghĩa

Ở cả hai ngôn ngữ đều có hiện tượng đồng nhất giữa khiến thể và bị khiến thể (mặc dù tỉ lệ này không cao) khi lực tác động gây khiến bắt đầu và kết thúc trong nội bộ khiến thể hoặc theo cách phân tích về tác động tâm lý thì lực này tác động lên thực thể còn lại trong cùng một cái tôi của khiến thể. Tuy nhiên, phần lớn các KCGK gây khiến có trật tự bị khiến thể và kết quả gây khiến không thể đổi chỗ được khi kết quả gây khiến là những động từ chỉ hoạt động thể chất (đi, đứng, ngủ, khóc, tỉnh…), động từ chỉ hoạt động tinh thần (nhớ, quên, hiểu, tin …) hoặc những KCGK nhấn mạnh vào kết quả gây khiến và VTGK thì không thể đổi chỗ hai đối tượng này cho nhau.