MỤC LỤC
Nguyờn tắc này chỉ rừ hứng thỳ HĐNK của học viên chịu ảnh hưởng của những yếu tố bên ngoài (mục tiêu, yêu cầu giáo dục, đào tạo, nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp, cơ sở vật chất..) và các điều kiện bên trong của học viên (nhu cầu, động cơ, mục đích HĐNK, tính cách, khí chất..). Các nguồn tài liệu được khai thác phục vụ nghiên cứu gồm: Các tác phẩm kinh điển Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các văn kiện, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam, các văn bản giáo dục, đào tạo của Nhà nước; Quân đội có liên quan đến vấn đề nghiên cứu; các công trình nghiên cứu tâm lý học; luận án, báo cáo khoa học, các bài báo khoa học, các công trình và tác phẩm chuyên khảo về tâm lý học có liên quan đến hứng thú, hứng thú HĐNK, trên cơ sở đó xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài.
Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học: Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để xử lý số liệu điều tra, khảo sát, thực nghiệm và hiển thị kết quả nghiên cứu. Đồng thời tiến hành thực nghiệm tác động, kiểm chứng tính khả thi của biện pháp đã đề xuất.
Lê Quang Minh và cộng sự (2021), với nghiên cứu “Biện pháp tăng cường hứng thú học tập học phần Sử dụng bảng tính cơ bản cho sinh viên không chuyên tin học tại Trường Đại học Đồng Tháp” [50, tr.88 - 97], cho rằng: Để tăng cường hứng thú học tập cho sinh viên cần “giúp sinh viên xác định động cơ học tập rừ ràng và đầy đủ hơn”; “sinh viờn nhận thức đỳng tầm quan trọng và tính ứng dụng của học phần”; “giảm tỉ lệ sinh viên đi học trễ và xin phép vắng học”; “tăng cường khả năng tự học”; “giúp sinh viên nâng cao kỹ năng phân tích đề thi và chiến lược làm bài thi thực hành”. Trần Hoàng Tinh (2016), “Rèn luyện kỹ năng tổ chức HĐNK cho giảng viên Trung tâm Giáo dục quốc phòng Thái Nguyên” [83, tr.93 - 97], cho rằng để HĐNK có hiệu quả, giảng viên phải “ý thức được hứng thú học tập của sinh viên trong HĐNK là nhân tố quan trọng nhất đến sự thành công” và tác giả đưa ra các nhân tố ảnh hưởng mà giảng viên cần chú ý để tạo hứng thú HĐNK cho sinh viên: “Mức độ tập trung của sinh viên trong tổ chức”; “sắc thái tình cảm” của sinh viên có sẵn sàng tham gia hoạt động không; “sự thành công” “sinh viên phải tự thân cố gắng hết mình”; “sự thích thú với buổi ngoại khóa”; “sự nhận biết kết quả” học viên biết đánh giá những kết quả đạt được và những điểm cần khắc phục;.
Sukina (1973) với công trình nghiên cứu: “Vấn đề hứng thú nhận thức khoa học giáo dục” [73, tr.51], đã đưa ra khái niệm “Hứng thú đó là sự kết hợp độc đáo các quá trình tình cảm - ý chí và quá trình trí lực, tính tích cực nhận thức và hoạt động của con người được nâng cao” và “đó là thái độ riêng của cá nhân đối với đối tượng, ý thức được ý nghĩa cuộc sống và sự hấp dẫn về tình cảm gây ra”. Với cách quan niệm như vậy, tác giả cho rằng: Hứng thú liên quan đến việc người đó có xúc cảm, tình cảm thực sự với đối tượng mà mình muốn chiếm lĩnh, có niềm vui tìm hiểu và nhận thức đối tượng, có động cơ trực tiếp xuất phát từ bản thân hoạt động, tự nó lôi cuốn, kích thích hứng thú, những động cơ khác không trực tiếp xuất phát từ bản thân hoạt động chỉ có tác dụng hỗ trợ cho sự nảy sinh và duy trì hứng thú chứ không xác định bản chất hứng thú.
Giao lưu, tọa đàm: Nói chuyện truyền thống, lịch sử (mời các nhân chứng lịch sử, các nhà khoa học nói chuyện về các sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước như: Sự kiện thành lập Đảng (1930), Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954), Giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước 1975, truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944)..; những vấn đề về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của đất nước, quân đội), tọa đàm thanh niên, sinh nhật đồng đội, giao lưu kết nghĩa..Các hoạt động giao lưu, tọa đàm giúp học viên nâng cao nhận thức, mở rộng mối quan hệ, rèn luyện kỹ năng, hình thành, củng cố niềm tin nghề nghiệp quân sự, tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm trong học tập, rèn luyện. Về thuận lợi, học viên là những thanh niên trẻ, khoẻ, nhanh nhạy, năng động, sáng tạo; rất nhạy cảm với cái mới, ham học hỏi, “có khả năng tiếp thu, lĩnh hội nhanh, khả năng tư duy lý luận khá, khả năng hoạt động cơ bắp tốt và có thể thích ứng với cường độ hoạt động cao”[62, tr.68], thích tìm tòi, phát hiện những điều mới mẻ trong cuộc sống, khát vọng vươn lên tự khẳng định bản thân, khát vọng được cống hiến trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; sôi nổi, nhiệt tình, có quyết tâm cao, yêu thích các hoạt động của tập thể; mong muốn được tiếp cận với các thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại.
Chính vì vậy, để tạo được hứng thú cho học viên trong HĐNK cần phải chú ý tới đặc điểm từng loại khí chất của học viên, phát huy ưu điểm khí chất hoạt, nóng đồng thời cũng khích lệ, động viên những học viên có khí chất trầm, ưu tư, đưa họ vào hoạt động tập thể để khắc phục những hạn chế của khí chất, dần dần họ sẽ tự tin, mạnh dạn hơn khi tham gia HĐNK, qua đó thu hút, lôi cuốn được học viên tham gia một cách tự nguyện, phát huy cao nhất năng lực bản thân với một tâm trạng phấn khởi, thoải mái. Điều kiện, cơ sở chất vật, phương tiện kỹ thuật đảm bảo cho HĐNK ở các trường SQQĐ là toàn bộ những cơ sở hạ tầng “giảng đường, phòng học, phòng thực hành, phòng thí nghiệm, bàn ghế… thư viện, hội trường, sân tập, các thiết bị nghe nhìn, thiết bị trình chiếu như đầu video, ti vi, hệ thống máy tính, máy chiếu, máy chiếu vật thể, bảng từ, bảng thông minh, máy ghi âm, máy chụp ảnh, máy quay camera; đàn, âm ly loa đài; nâng cấp, tu sửa phòng học thuật, góc học tập thanh niên, hệ thống bảng di động…” [62, tr.132].
Nội dung: Quan sát trực tiếp những biểu hiện, CX - TC, hành vi của học viên trong quá trình tham gia một số loại hình HĐNK (4 loại hình HĐNK: Múa hát tập thể (Lớp D13C4X - Trường Sĩ quan Lục quân 1); thi đấu bóng đá (Lớp D3C7 - Trường Sĩ quan Pháo Binh); sinh hoạt câu lạc bộ Tiếng Anh (Lớp DH27 - Trường Sĩ quan Thông tin); bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong tập thể (Lớp CT27 - Trường Sĩ quan Chính trị) và tự học tập, rèn luyện bản thân như: Quá trình học viên chuẩn bị, thực hiện các nội dung HĐNK, quá trình sử dụng phương pháp, hình thức HĐNK. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội). Nội dung xin ý kiến chuyên gia. Trong quá trình thực hiện luận án, tùy thuộc vào lĩnh vực, nội dung nghiên cứu, trong từng giai đoạn, chúng tôi tiến hành xin ý kiến chuyên gia theo kế hoạch đã được xác định trên các vấn đề: Hướng tiếp cận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu; xây dựng giả thuyết khoa học cho đề tài nghiên cứu; xác định các đặc điểm HĐNK của học viên ở các trường SQQĐ, các mặt biểu hiện, mức độ, hứng thú HĐNK, các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú HĐNK. Xác định nội dung khảo sát đánh giá thực trạng và các biện pháp tâm lý - sư phạm nâng cao hứng thú HĐNK cho học viên ở các trường SQQĐ hiện nay. Cách thức tiến hành: Tham khảo ý kiến, kinh nghiệm các chuyên gia đầu ngành Tâm lý học và Giáo dục học trong và ngoài quân đội về hứng thú HĐNK của học viên ở các trường SQQĐ. trở lên) sẽ được chúng tôi lựa chọn làm cơ sở để đưa ra các mệnh đề trong phiếu điều tra.
L (Cán bộ quản lý - Trường Sĩ quan Pháo Binh), khẳng định rằng: “Học viên ở đơn vị được tham gia rất nhiều loại hình HĐNK với nội dung phong phú, đa dạng, chính vì vậy, các đồng chí đều nắm chắc các nội dung, hình thức HĐNK, căn cứ vào mục tiêu đào tạo, kế hoạch huấn luyện, nhiệm vụ thực tế tại đơn vị, học viên tham gia HĐNK một cách linh hoạt và các HĐNK được CBQL, GV tổ chức thường xuyên, phù hợp”. Bên cạnh đó, qua tìm hiểu, quan sát các HĐNK của học viên ở một số trường sĩ quan, chúng tôi cũng nhận thấy rằng: HĐNK được tổ chức rất đa dạng với các nội dung, hình thức phong phú và các HĐNK luôn gắn với nhiệm vụ giáo dục, đào tạo và sự hình thành, phát triển nhân cách của học viên,“các đơn vị tích cực tổ chức các HĐNK cho học viên như..hội thi, hội thao, câu lạc bộ Tiếng Anh, câu lạc bộ nghiên cứu khoa học”[91, tr.4].
Để xem xét các nhóm khách thể có sự đánh giá tương đồng không, chúng tôi tiến hành kiểm định T-Test [Phụ lục 7.2] cho thấy, Sig kiểm định t = 0,638 > 0,05, chấp nhận giả thuyết Ho, nghĩa là không có sự khác biệt trung bình trong đánh giá của học viên và CBQL, GV về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới hứng thú HĐNK của học viờn ở cỏc trường SQQĐ hiện nay. Q (giảng viên, Trường Sĩ quan Lục quân 1), cho rằng: “Để có thể tổ chức tốt HĐNK và thu hút được học viên, đòi hỏi cán CBQL, GV phải thường xuyên nâng cao trình độ, kỹ năng tổ chức, đồng thời phải tích cực đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức, lựa chọn những hình thức, phương pháp sát với môn học, đặc điểm tâm, sinh lý, nhu cầu của học viên”.
Vì vậy, quá trình bồi dưỡng cần hình thành ở CBQL, GV khả năng nghiên cứu nội dung, chương trình giáo dục, đào tạo, đánh giá sự phù hợp giữa nội dung HĐNK với các hình thức học tập, bám sát mục tiêu giáo dục, đào tạo của nhà trường, trên cơ sở đó CBQL, GV phải biết lựa chọn những nội dung, phương pháp và hình thức HĐNK phù hợp với chương trình môn học, yêu cầu nhiệm vụ đối với sự hình thành, phát triển nhân cách người học và tình hình thực tiễn ở nhà trường, đơn vị. Tổ chức tốt công tác giáo dục, thông qua giáo dục nhằm hình thành nhu cầu, động cơ hành vi kỷ luật và thói quen sống có kỷ luật cho quân nhân; đồng thời, tổ chức các mặt hoạt động của đơn vị, nhất là việc duy trì các chế độ nền nếp để củng cố tính kỷ luật cho mọi thành viên trong tập thể; quản lý chặt chẽ tình hình tư tưởng và kỷ luật của tập thể; thực hiện tốt việc khen thưởng và xử phạt, bảo đảm tính khách quan, dân chủ, nghiêm minh, công bằng, bình đẳng.
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, luận án đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của Tâm lý học như: Phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp xin ý kiến chuyên gia; phương pháp phỏng vấn sâu; phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; phương pháp quan sát; phương pháp thực nghiệm…, các phương pháp nghiên cứu có sự bổ trợ cho nhau, tạo nên sự đánh giá khách quan, chính xác và đảm bảo độ tin cậy cao đối với kết quả nghiên cứu. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đã đề xuất 05 biện pháp tâm lý - sư phạm nâng cao hứng thú HĐNK cho học viên ở các trường SQQĐ hiện nay, đó là: Nâng cao nhận thức, hình thành động cơ, mục đích HĐNK đúng đắn cho học viên; Đổi mới phương pháp, đa dạng hóa các hình thức HĐNK cho học viên; Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức HĐNK cho đội ngũ CBQL, GV; phát huy tính tích cực, chủ của học viên trong tham gia HĐNK; Xây dựng môi trường sư phạm quân sự lành mạnh, tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho HĐNK.
Trần Xuân Chuyên (2023), “Một số kinh nghiệm trong tổ chức hoạt dộng ngoại khóa công tác đảng, công tác chính trị cho học viên đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội ở Trường Sĩ quan Chính trị”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng dạy học, thực hành CTĐ, CTCT ở các nhà trường quân đội hiện nay”, tr.146 - 153. Nguyễn Hữu Tuấn (2011), “Phát huy vai trò đội ngũ chính trị viên đại đội trong tổ chức các hoạt động ngoại khóa môn công tác đảng,công tác chính trị cho học viên ở Trường Sĩ quan Chính trị”, Nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội trong tình hình mới, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.