MỤC LỤC
Như trên đã thấy, công việc quan trọng nhất mà một doanh nghiệp phải tiến hành là việc đánh giá sức mạnh, thế yếu của mình, những đe dọa và cơ hội của môi trường kinh tế xã hội đem lại. Cần xác định các giải pháp khai thác tối đa thế mạnh cũng như cơ hội phát triển của doanh nghiệp, hạn chế các mối đe dọa khắc phục các điểm yếu trong hoạt động của doanh nghiệp.
Theo cách trình bày trên thì thực chất của việc Quản trị sản xuất và dịch vụ là quá trình lựa chọn các chiến lược, ra các quyết định quản trị và tổ chức, điều hành việc thực hiện các quyết định dó.
Quyết định sử dụng các nguồn lực là quyết định kết hợp việc sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp vào quá trình sản xuất. Bằng các mô hình toán, bằng kỹ thuật phân tích chương “Hoạch định tổng hợp” sẽ giúp các bạn phương thức lựa chọn việc sử dụng các nguồn lực như lao động máy móc thiết bị nguyên vật liệu, lượng tồn kho như thế nào để đạt chi phí sản xuất thấp nhất, sản xuất ổn định nhất.
Tóm lại nội dung chủ yếu của Quản trị sản xuất và dịch vụ cũng chính là nội dung của cuốn sách này và sẽ được trình bày lần lượt qua các chương mục kể trên. Để có thể giải quyết tốt các nội dung quản trị sản xuất và dịch vụ ta cần có một số kiến thực nhất định về các môn cơ sở 4 dây: xác suất, thống kê, quy hoạch tuyến tính và nhất là phân tích định lượng trong quản trị.
Loại này rất quan trọng đối với các ngành có hàm lượng kỹ thuật cao như năng lượng nguyên tử, tàu vũ trụ, dầu lửa, máy tính, nghiên cứu không gian, điện tử…. Thông qua dự báo nhu cầu các doanh nghiệp sẽ quyết định được quy mô sản xuất, hoạt động của công ty, là cơ sở để dự kiến về tài chính, tiếp thị, nhân sự.
Dự báo nhu cầu giúp cho các doanh nghiệp xác định được các loại và số lượng sản phẩm, dịch vụ mà họ cần tạo ra trong tương lai. Những nhân tố khách quan nói trên, các doanh nghiệp không thể kiểm soát được, nhưng nhất thiết phải nắm vững khi tiến hành dự báo.
Vì vậy phương pháp dự báo trong giai đoạn này thường dựa vào điều tra thực tế trên thị trường, dựa vào nhận xét, phán đoán của các chuyên gia hoặc phân tích các sản phẩm tương tự khác. Lúc này ta lại phải sử dụng phương pháp điều tra thị trường, phương pháp chuyên gia hoặc phân tích các sản phẩm tương tự như đã làm trong giai đoạn đầu.
Nếu các số liệu biến động theo một chiều hướng đặc biệt hơn, như tăng giảm ngày càng tăng nhanh hoặc ngày càng chậm thì ta có thể sử dụng các đường cong thích hợp để mô tả sự biến động đó (đường parabol, hyperbol, logarit..). Mối liên hệ nhân quả giữa lượng phân bón và sản lượng lúa không thể biểu diễn được dưới dạng một hàm số chính xác mà chỉ có thể biểu diễn gần đúng với dạng một tương quan, thể hiện bằng một đường hồi quy tương quan.
Kỹ thuật công nghệ luôn phát triển, tạo điều kiện cho các nhà sản xuất có khả năng chế tạo được nhiều loại sản phẩm mới thỏa mãn được các nhu cầu về tâm lý, thị hiếu của khách hàng mà trước đây họ chưa làm được. - Tính hữu dụng (có ích) của sản phẩm. - Tính tiện dụng trong sử dụng, vận chuyển, tồn trữ, bảo quản, - Tính khả thi trong sản xuất, tiêu thụ. Khi phân tích giá trị sử dụng người ta quan tâm nhiều đến các nội dung sau đây:. - Giảm số chi tiết trong sản phẩm. - Tăng mức độ tiêu chuẩn hóa của sản phẩm. - Hoàn thiện các chức năng của sản phẩm. - Hoàn thiện dây chuyền, quá trình sản xuất. - Tăng mức độ an toàn trong sản xuất và sử dụng. - Tăng tính tiện dụng. - Tăng độ linh hoạt trong sản xuất, sao cho những biến đổi nhỏ trong quy trình sản xuất không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.. Giải quyết tốt những nội dung trên đây không những tăng được giá trị sử dụng mà còn giảm được chi phí sản xuất. Theo kinh nghiệm của Mỹ thì 1 USD bỏ vào việc nghiên cứu thiết kế sản phẩm về mặt kỹ thuật và sản xuất có thể tiết kiệm được từ 10 ÷250 USD trong sản xuất sản phẩm. Tác động của việc nghiên cứu kỹ thuật, sản xuất làm giảm phí tổn vì các nguyên nhân sau:. - Giảm chi phí vật liệu do giảm số chi tiết trong sản phẩm. - Giảm chi phí thiết bị máy móc do giảm số chi tiết. - Giảm chi phí nhân lực do giảm số chi tiết. b) Phân tích về giá trị của sản phẩm. Cần phân tích, đánh giá được giá trị mà sản phẩm mới đóng góp vào trong doanh số của doanh nghiệp trong suốt chu kỳ sống. Sự phân tích này diễn ra trong suốt quá trình sản xuất. Qua phân tích giá trị ta sẽ thực hiện được những cải tiến mới làm cho sản phẩm hoàn thiện hơn, kinh tế hơn. Nội dung phân tích giá trị cần chú ý các vấn đề:. - Giải quyết tâm lý của những người tham gia thiết kế sản phẩm mới, đừng để họ bị ức chế tâm lý do sợ sẽ bị nhóm phân tích giá trị phê phán, xét lại vấn đề. Như vậy nên phối hợp chặt chẽ giữa nhóm thiết kế và nhóm phân tích giá trị, đồng thời cổ động rộng rãi cho quan điểm “mọi sản phẩm đều cần và có thể cải tiến”. - Cố gắng làm sao cho những đề xuất, cải tiến trở thành hiện thực nhanh chóng nhất. Điều này có lợi do ta đưa nhanh sản phẩm mới ra thị trường sẽ tránh được sự cạnh tranh hoặc sao chép lại nên có thể bán được nhiều và với giá cao hơn, thu hồi vốn nhanh hơn. c) Phân tích tác động của chu kỳ sống của sản phẩm. Trên kia đã nói về các giai đoạn của chu kỳ sống. Ở đây ta đi sâu hơn về các đặc điểm sản xuất ứng với từng giai đoạn có liên quan đến vấn đề phát triển sản phẩm mới. * Giai đoạn giới thiệu sản phẩm, các chi phí nảy sinh trong giai đoạn này rất lớn, gồm:. - Chi phí nghiên cứu. - Chi phí phát triển sản phẩm, điều chỉnh, hoàn thiện sản phẩm. - Chi phí xây dựng, phát triển mạng lưới cung ứng cho sản xuất. * Giai đoạn phát triển của sản phẩm, tại giai đoạn này việc sản xuất sản phẩm đã đi vào ổn định. Yêu cầu trong giai đoạn này là thực hiện dự báo nhu cầu chính xác, chuẩn bị đầy đủ các nguồn lực để đáp ứng kịp thời sự gia tăng nhu cầu. * Giai đoạn chín mùi, ở giai đoạn này các đối thủ cạnh tranh đã xuất hiện trên thị trường. Do đó cần áp dụng chiến lược sản xuất nhanh với sản lượng cao, giảm thiểu phí tổn, giảm bớt sự, thay đổi mẫu mã, kiểu dáng nhằm duy trì khả năng sinh lợi lớn. * Giai đoạn suy giảm, các nhà quản trị cần theo sát tình hình, nắm bắt được thời điểm sản phẩm đã bước sang giai đoạn suy giảm, cương quyết ngừng sản xuất các sản phẩm đó, tránh sử dụng không có hiệu quả các nguồn lực dẫn đến bị thua lỗ. d) Phân loại sản phẩm theo giá trị. Các nhà quản trị cần hướng mọi nỗ lực của mình vào việc tìm các giải pháp để giảm chi phí sản xuất, tăng doanh thu của những sản phẩm có triển vọng phát triển tốt. Những sản phẩm có triển vọng phát triển tốt là những sản phẩm chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của xí nghiệp. Như vậy ta cần phân tích, phân loại sản phẩm theo giá trị để xác định tỷ trọng đóng góp của các sản phẩm trong tổng doanh thu và xếp thứ tự quan trọng của các sản phẩm. Cách làm này là dựa vào doanh thu của từng loại sản phẩm hàng năm chứ không phải dựa vào doanh thu của một đơn vị sản phẩm, tức là đã xét đến khối lượng bán ra của các loại sản phẩm. Nhưng như đã biết khối lượng bán ra lại phụ thuộc vào chu kỳ sống của sản phẩm. Vì vậy cần tiến hành phân tích tỷ mỷ theo chu kỳ sống của các loại sản phẩm. Vị trí của các sản phẩm này được nhận dạng qua chu kỳ sống như sau:. Biết rằng tỷ trọng thu nhập của 1 đơn vị sản phẩm theo từng loại sản phẩm như sau:. Chỉ tiêu tỷ trọng thu nhập cho 1 đơn vị sản phẩm tính như sau:. Tỷ trọng thu nhập của 1 SPi =𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑐ủ𝑎 𝑚ộ𝑡 𝑠ả𝑛 𝑝ℎẩ𝑚 𝑖 𝐺𝑖á đơ𝑛 𝑣ị 𝑐ủ𝑎 𝑠ả𝑛 𝑝ℎẩ𝑚 𝑖. Thu nhập của 1 đơn vị sản phẩm i = Giá đơn vị sản phẩm i- Chi phí sản xuất trực tiếp của 1 đơn vị sản phẩm i. Căn cứ các số liệu trên và chu kỳ sống của các loại sản phẩm ta có thể phân loại các sản phẩm theo mức độ đóng góp hàng năm của chúng như sau:. Việc phân loại các sản phẩm trên dựa vào sự phân tích như sau:. - Hai loại sản phẩm B và E: Có tỷ trọng thu nhập thấp đồng thời chúng đang ở trong giai đoạn suy giảm. Do đó tỷ trọng đóng góp cho doanh nghiệp không cao. Vì vậy cần nghiên cứu loại bỏ chúng. - Sản phẩm F: Mặc dù tỷ trọng thu nhập thấp, sản lượng tiêu thụ không nhiều vì nó mới sang giai đoạn phát triển, do đó đóng góp cho doanh nghiệp thấp. Lúc này nên thực hiện phân tích giá trị và đẩy mạnh tiếp thị,. - Sản phẩm D: Tỷ trọng thu nhập cao lại đang trong giai đoạn phát triển. Do đó nó sẽ đóng góp một tỷ trọng lớn trong thu nhập của doanh nghiệp. - Sản phẩm A và C: Mặc dù trong giai đoạn chín mùi, chúng lại có một tỷ lệ chi phí khá lớn. Do đó giải pháp lúc này là giảm bớt chi phí, giảm bớt sự thay đổi mẫu mã. Thiết kế sản phẩm mới. Mỗi một sản phẩm mới, trước khi đưa vào sản xuất nhất ở thiết phải trải qua khâu thiết kế. Đầu tiên phải xác định các chức năng của sản phẩm. Sau đó tiến hành thiết kế chi tiết. Để đảm bảo một chức năng của sản phẩm có thể có nhiều phương án. Qua thiết kế mới chọn được phương án tốt nhất. Ví dụ đối với sản phẩm đồng hồ báo thức có nhiều khía cạnh chức năng như kích thước, hình dáng, màu sắc, bố trí các nút vẫn sẽ được giải quyết trong thiết kế tùy theo yêu cầu của thị trường. Trong thiết kế ta mới xác định được các loại nhu cầu về máy móc, dụng cụ, mặt bằng, các nguồn lực, mới dự trù được vật liệu, linh kiện, bán thành phẩm cần thiết để tạo ra sản phẩm. Đối với nhà quản trị cần giải quyết các vấn đề sau:. a) Quyết định tự chế tạo hay mua. Cần xác định được các bộ phận, chi tiết nào nên tự chế tạo, còn các bộ phận, chi tiết đã được chuẩn hóa, có tính phổ biến cao thì có thể mua ngoài nếu giá cả có thể chấp nhận được,. b) Kỹ thuật phân nhóm khi thiết kế.
Đối với nhà quản trị cần giải quyết các vấn đề sau:. a) Quyết định tự chế tạo hay mua. Cần xác định được các bộ phận, chi tiết nào nên tự chế tạo, còn các bộ phận, chi tiết đã được chuẩn hóa, có tính phổ biến cao thì có thể mua ngoài nếu giá cả có thể chấp nhận được,. b) Kỹ thuật phân nhóm khi thiết kế. Các bản vẽ thiết kế thường mã hóa các yêu cầu sản xuất, kỹ thuật các bộ phận, chi tiết theo nhóm. Các chi tiết trong cùng một nhóm sẽ giống nhau về công nghệ, thiết bị, nguyên vật liệu, kích thước vv.. Các lợi ích của kỹ thuật phân nhóm khi thiết kế: - Cải tiến được quá trình thiết kế. • Giảm chi phí nguyên vật liệu, bán thành phẩm. • Đơn giản hóa quá trình hoạch định, điều hành sản xuất, - Cải tiến và giảm bớt thời gian chuẩn bị công cụ, thời gian sản phẩm dở dang nằm trong khâu sản xuất và cả thời gian sản xuất. b) Công nghệ sử dụng khi sản lượng cao, sản phẩm ít biến đổi - Còn gọi là công nghệ liên tục. Công nghệ này mang đặc tính lâu dài, cố định và liên tục trong hoạt động của các doanh nghiệp chuyên môn hóa, chuyên sản xuất một hoặc một vài sản phẩm nào đó như kính, giấy, can thép, thủy tinh.. Để thực hiện loại công nghệ này cần tăng cường công tác tiêu chuẩn hóa và kiểm tra chất lượng. Lợi ích của công nghệ này là: - Tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát chất lượng. - Giảm số chi tiết, bộ phận của sản phẩm. - Hoạch định và lên lịch sản xuất, điều hành đơn giản. - Lao động được chuyên môn hóa cao, không phải hướng dẫn công việc chi tiết. - Kiểm soát tồn kho dễ dàng. c) Công nghệ sử dụng khi chế tạo loạt sản phẩm - Còn gọi là công nghệ lặp lại. Chiến lược về công nghệ, hay nói khác đi là sự lựa chọn công nghệ thích hợp tùy thuộc vào loại công nghệ và mức độ biến đổi về sản lượng của sản phẩm.
Từ điển hòa vốn ta xác định được x là sản lượng (công suất) tương ứng với điểm hòa vốn. Công suất lựa chọn phải lớn hơn công suất hòa vốn thì doanh nghiệp mới có lời. Nếu chọn nhỏ thua công suất hòa vốn thì doanh nghiệp sẽ bị lỗ. Lựa chọn công suất. Các loại công suất trình bày ở trên có thể tóm tắt như trên hình sau đây:. Như vậy phạm vi lựa chọn nằm trong khoảng từ công suất thực tế đến công suất hòa vốn. a) Căn cứ để lựa chọn công suất. Trong phạm vi nói trên để xác định công suất thích hợp cho doanh nghiệp ta cần dựa vào các căn cứ sau đây:. - Mức độ yêu cầu của thị trường hiện tại và tương lai đối với loại sản phẩm, dịch vụ đang xét. Mức độ yêu cầu này được xác định thông qua điều tra thị trường và dự. báo bằng các phương pháp đã trình bày trong chương dự báo. - Khả năng chiếm lĩnh thị trường, thị phần dự kiến. - Khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào, nhất là đối với các loại nguyên vật liệu nhập khẩu. - Khả năng đặt mua các thiết bị công nghệ có công suất phù hợp. - Năng lực về tổ chức, điều hành sản xuất. - Khả năng về vốn. Trong trường hợp nhu cầu thị trường lớn nhưng chưa đủ các điều kiện chủ quan, nhất là khi chưa đủ vốn thì ta có thể phân kỳ đầu tư, bỏ vốn ra dần dần, đưa công suất tăng lên dần dần cho đến khi đạt được công suất cần thiết. Phân kỳ đầu tư có những ưu điểm sau đây:. - Không phải bỏ vốn ra một lúc quá căng thẳng - Ổn định dần dần các yếu tố đầu vào, đầu ra. - Ổn định dần dần bộ máy quản lý điều hành, rèn luyện, đào tạo được đội ngũ công nhân. - Hạn chế được các tổn thất, rủi ro do những biến động đột xuất bất lợi. Việc phân kỳ dài ngắn, bao nhiêu giai đoạn tùy theo các trường hợp cụ thể. Nhưng cũng không nên phân ra nhiều giai đoạn quá gây ra nhiều khó khăn cho việc tổ chức thực hiện. Thường không nên phản quá 3 giai đoạn. b) Phương pháp tính toán lựa chọn công suất. Hỏi công ty nên lựa chọn phương án quy mô (công suất) nào để xây dựng nhà máy ? - Vẽ cây quyết định. Điều chỉnh công suất. Trên thực tế, trong quá trình sản xuất kinh doanh thường xảy ra các tình huống mà ta phải điều chỉnh công suất cho phù hợp. Đó là lúc xảy ra hiện tượng không cân đối giữa nhu cầu thị trường và công suất sẵn có của doanh nghiệp. a) Khi thị trường biến động. Trường hợp nhu cầu lớn hơn khả năng về công suất, doanh nghiệp có thể giảm bớt nhu cầu bằng cách tăng giá bán, kéo dài chu kỳ phân phối.. Nhưng điều này có thể làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Trường hợp công suất vượt quá nhu cầu, doanh nghiệp có thể khuyến khích sức mua bằng cách giảm giá bán, tăng cường tiếp thị, thay đổi mẫu mã, kiểu dáng, quy cách sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng. Trường hợp sự mất cân đối giữa nhu cầu và công suất chỉ xảy ra trong một thời đoạn ngắn thì nên giải quyết bằng cách thay đổi trong nội bộ doanh nghiệp để tạo ra sự cân đối mới. Các giải pháp thường dùng lúc này là:. - Bố trí lại nhân sự cho phù hợp với mối quan hệ giữa nhu cầu và máy móc thiết bị. - Mua thêm, bán bớt hoặc cho thuê các thiết bị chưa dùng đến. - Cải tiến công nghệ cho phù hợp. - Thiết kế lại sản phẩm cho phù hợp. b) Khi sản phẩm có tính thời vụ.
Để tạo được sự cân đối giữa nhu cầu thị trường và năng lực sản xuất (công suất) trong một thời đoạn ngắn ta có thể dùng các giải pháp cụ thể hơn, sẽ được trình bày trong chương Hoạch định tổng hợp. - Vì tuổi thọ kinh tế của máy khác nhau nên trước hết ta cần quy động về một thời kỳ phân tích chung bằng bội số chung nhỏ nhất của các tuổi thọ.
- Sau khi đã chọn được khu vực địa điểm ta đã có đủ cơ sở để tiến hành bước hai nhằm xác định vị trí cụ thể của doanh nghiệp.Tại bước này cần giải quyết các vấn đề cụ thể liên quan đến đất , mặt bằng, điều tra, khảo sát, thiết kế, dự toán công trình, tổ chức xây lắp và hoàn thành mọi thủ tục pháp lý cần thiết.
Trong điều kiện giao thông vận tải thiếu và yếu hiện nay của nước ta thì nhân tố này càng quan trọng hơn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng trọng lượng lớn, cồng kềnh hoặc khó bảo quản trong quá trình chuyên chở. Nếu người lao không có khả năng hoặc không muốn làm việc thì dù giá thuê rẻ bao nhiêu cũng không có ích lợi gì, đó là chưa kể dễ gây ra những ảnh hưởng xấu trong nội bộ.
Công suất này có thể đã được xác định bằng một con số cụ thể hoặc còn chưa hoàn toàn khẳng định mà có thể dao động trong một khoảng nào đó, do đó phân kỳ đầu tư hoặc có xét đến dự trữ phát triển trong tương lai. Chi phí vận chuyển không những phụ thuộc vào lượng vận chuyển mà còn phụ thuộc vào phương thức vận chuyển (sắt, thủy, bộ, hàng không), chất lượng đường giao thông và cự ly vận chuyển nghĩa là phụ thuộc vào cước vận chuyển.
Lịch trình ổn định hoặc hoạch định khả năng ổn định là một chiến lược được sử dụng phổ biến ở Nhật, người ta mong muốn “làm việc suốt đời” (lifetime employment). Lịch trình ổn định liên quan đến công việc hoạch định tổng hợp trong đó các công việc hàng ngày hoặc hàng tháng được ổn định. Những công ty như Toyota và Nissan luôn giữ hệ thống sản xuất ở mức ổn định và cho phép việc tồn kho các sản phẩm cuối cùng như ôtô để bổ sung trong lúc có sự biến động cầu hàng tháng hoặc có sự biến động sản xuất hoặc sự biến động về công nhân. Bởi vì họ cho rằng việc ổn định lịch trình sản xuất sẽ giúp cho việc:. - Ổn định chất lượng sản phẩm. - Giảm mức biến động công việc. - Giảm bớt sự vắng mặt của công nhân và làm công nhân gắn với công việc, gắn với mục tiêu chung của xí nghiệp. Lịch trình ổn định thường giảm chi phí sản xuất hơn các chiến lược khác. Công nhân có nhiều kinh nghiệm hơn, các nhà giám sát công việc dễ dàng kiểm tra điều hành hơn, những phí tổn của việc thuê mướn, sa thải hoặc làm vượt giờ sẽ cực tiểu.. CÁC PHƯƠNG PHÁP HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP. Có 3 phương pháp hoạch định tổng hợp sắp xếp theo thứ tự như sau:. Phương pháp trực quan. Là phương pháp không định lượng những xung đột giữa các bộ phận trong các tổ chức lớn ít xảy ra. Ví dụ: Trong công ty nhà quản trị thị trường muốn có đủ sản phẩm để bán trên thị trường, họ muốn có nhiều hàng dự trữ để có thể đáp ứng ngay nhu cầu của người tiêu thụ. Trong khi đó nhà quản trị tài chính lại muốn cực tiểu hóa dự trữ để giảm bớt phí tổn. Nhà quản trị sản xuất thì dễ dàng hơn khi có ít sản phẩm được sản xuất. Do những mâu thuẫn trên kế hoạch và chính sách có thể xem là những xung đột cá nhân hơn là kế hoạch tốt nhất. Do đó cần có hoạch định tổng hợp. Trong những công ty không có kế hoạch tổng hợp chính thức thì việc quản lý được thực hiện theo kế hoạch tương tự từ năm này đến năm khác và điều chỉnh nó lên xuống tùy theo mức thay đổi của cầu. Nếu một kế hoạch cũ không thích hợp công ty sẽ tự khóa mình vào những quyết định lãng phí. Kế hoạch tổng hợp tương tự từ năm này sang năm khác theo kinh nghiệm gọi là phương pháp trực quan. Phương pháp biểu đồ và đồ thị. Kỹ thuật biểu đồ và đồ thị thường phổ biến vì chúng dễ hiểu và dễ sử dụng. Việc thực hiện kế hoạch sẽ có những sự thay đổi của từng yếu tố trong một giai đoạn. Điều đó cho phép người lập kế hoạch so sánh dự đoán về cầu so với khả năng sản xuất. Những so sánh đó sẽ cho chúng ta những phép thử đúng sai trong việc điều chỉnh, nhưng không đảm bảo một kế hoạch sản xuất thích hợp, chúng chỉ cho ta những ước tính có giới hạn và có thể được thực hiện theo 5 bước như sau:. 1) Quyết định cầu trong từng giai đoạn. 2) Quyết định khả năng nào là ổn định, thời gian phụ trội và hợp đồng phụ ở mỗi giai đoạn. 3) Tính toán chi phí lao động, thuê mướn sa thải và chi phí dự trữ sản phẩm. 4) Xem xét chính sách công ty có thể áp dụng cho mức dự trữ tồn kho và đối với công nhân không. 5) Phát triển các kế hoạch thay đổi và xác định chi phí của chúng. Ví dụ: Một nhà sản xuất đã dự đoán sản phẩm chủ yếu của mình qua bảng sau. Nhu cầu từng ngày được ước tính bằng cách chia số cầu mong đợi cho số ngày trong mỗi tháng. Công ty đã xây dựng biểu đồ cầu từng tháng và đường cầu trung bình. Trong tình hình sản xuất của công ty người ta cho biết thêm các thông tin chi phí như sau:. Với các số liệu như trên chúng ta có thể có 3 chiến lược tổng hợp khác nhau:. a) Chiến lược 1: Duy trì kế hoạch sản xuất cố định trong 3 tháng. Chúng ta giả định có 50 đơn vị sản phẩm được sản xuất trong 1 ngày. Và công việc cố định không tổ chức sản xuất với giờ hoặc điều chỉnh thời gian nhàn rỗi, không sử dụng dự trữ an toàn và cùng không thuê hợp đồng phụ. Chúng ta giả định bắt đầu khối lượng dự trữ bằng 0 và dự trữ cuối cùng cũng bằng 0. Chúng ta sẽ có mức dự trữ như sau:. b) Chiến lược 2: Giả sử công việc duy trì như chiến lược 1 nhưng lượng sản xuất hàng ngày giảm đi không phải 50 đơn vị/ngày mà lấy mức thấp nhất là 38 đơn vị/ngày, do đó cần 7, 6 công nhân (bao gồm 7 công nhân làm thường xuyên và 1 công nhân làm thời vụ). Tất cả cầu trong các tháng được thỏa mãn bằng hợp đồng phụ do đó không có chi phí dự trữ như chiến lược 1. Chúng ta có chi phí theo chiến lược 2:. c) Chiến lược 3: Điều chỉnh khối lượng công việc tùy theo mức biến động của cầu bằng việc thuê mướn khi cần. Mức sản xuất luôn bằng với mức cầu. 10 đôla/1 đơn vị khi tăng sản xuất thông qua thuê mướn. Chúng ta có chi phí theo chiến lược 3:. Bước cuối cùng trong phương pháp biểu đồ là so sánh chi phí của 3 chiến lược để chọn chiến lược có chi phí tối thiểu. Bảng so sánh 3 chiến lược. Mặc dù phương pháp biểu đồ là một công cụ thông thường trong việc quản lý, nó giúp cho việc đánh giá các chiến lược chứ không phải tạo ra các chiến lược. Đây chỉ là một phương cách hệ thống hóa để xem xét tất cả chi phí và sản phẩm là rất cần thiết. Những phương pháp toán áp dụng cho kế hoạch tổng hợp. Để lập kế hoạch tổng hợp người ta đã ứng dụng các phương pháp toán như sau:. a) Phương pháp bài toán vận tải. Là phương pháp dựa vào kinh nghiệm quản lý của các quản trị gia trong quá trình giải quyết các khó khăn xảy ra trong sản xuất và ứng dụng kỹ thuật phân tích tương quan để xác định tỷ lệ giữa các yếu tố (cầu, nhân lực, tồn kho, hợp đồng phụ, vượt giờ .) để ra các quyết định. * Phương pháp này có ưu điểm là thúc đẩy nhanh quá trình ra quyết định, dễ, đơn giản vì phát triển từ kinh nghiệm của các nhà quản trị trong quá khứ. Khi các nhà quản trị không đủ dữ liệu để dự đoán một kế hoạch, thì cách giải quyết dựa vào số liệu, kinh nghiệm quá khứ lại trở nên hữu ích trong việc ra quyết định. * Tuy nhiên phương pháp “Mô hình hệ số quản lý” cũng có những trở ngại nhất định:. 1) Các quyết định, các cách giải quyết giả sử tốt trong quá khứ, song nếu đem áp dụng cho hiện tại thì chưa chắc đã đú:g. 2) Phương pháp này cũng đòi hỏi thời gian nhiều mới xây dựng được mô hình. 3) Phương pháp này được tổng hợp, đúc kết trên cơ sở kinh nghiệm của cá nhân nên không hoàn toàn đảm bảo chính xác và khoa học. 4) Với mô hình “kinh nghiệm” của nhà quản lý thì bất kỳ một sự thay đổi nào về nhân sự đều làm mất hiệu lực của mô hình này. d) Phương pháp “Đồng thời”. Phương pháp này sử dụng quy trình nghiên cứu để tìm kiếm sự kết hợp giữa chi phí cực tiểu của các công việc với mức sản xuất. * Phương pháp này có thể kiểm tra tất cả các quan hệ trong các yếu tố sản xuất. * Tuy nhiên cũng như các phương pháp trên phương pháp này thực hiện thời gian lâu và chi phí cao và cũng không đảm bảo được kết quả là tốt nhất. e) Phương pháp “Tìm kiếm quyết định”. Phương pháp “Tìm kiếm quyết định” do VN, Taubert phát triển là mẫu thuật toán nhằm tìm sự kết hợp giữa chi phí tối thiểu của các công việc khác nhau với các mức sản xuất. Máy vi tính được sử dụng để tạo ra hàng ngàn phương án nghiên cứu có hệ thống nhằm giảm chi phí sản xuất sản phẩm. - Nguyên tắc tìm kiếm như vậy không tạo ra những quyết định tốt nhất, nhưng nó chỉ đủ linh hoạt để sử dụng trong bất kỳ hàm sản xuất nào. Do đó phương pháp này được áp dụng hầu hết các nước trên thế giới, nên đây là phương pháp rất phổ biến. * Phương pháp này có thuận lợi:. 1) Những thay đổi trong quyết định có thể kiểm chứng được. 2) Mô hình này nhạy cảm với các sai lầm của chi phí. 3) Những thay đổi trong các hàm chi phí đều có thể kết hợp một cách dễ dàng. * Bên cạnh những thuận lợi phương pháp này cũng gặp không ít các trở ngại:. 2) Chi phí cho việc nghiên cứu tốn kém - đòi hỏi quản trị gia có trình độ cao. 3) Số lượng các biến dị giới hạn vì bề mặt đối ứng. 4) Những phương cách khác nhau có thể tùy thuộc vào những tìm kiếm thường lệ đã sử dụng.
Điểm bất lợi của nguyên tắc này là đẩy những công việc dài hạn xuống dưới, dễ làm mất lòng các khách hàng quan trọng, dẫn đến có thể gây ra những thay đổi, biến động đối với các công việc dài hạn. Thuật toán này đảm bảo cho các máy (trong M máy) đều làm việc liên tục với các công việc khác nhau và tổng thời gian thực hiện tất cả các công việc trên tất cả các máy là nhỏ nhất.
Bước 5: Số số 0 được khoanh tròn chưa bằng số đáp án cần tìm do đó ta chọn trong các số không nằm trên các đường thẳng 1 số min lấy các số không nằm trên đường thẳng trừ đi số min đó, lấy số min cộng vào các số nằm trên giao điểm của các đường thẳng. Bước 7: Số số 0 được khoanh tròn chưa bằng số đáp án cần tìm nên ta phải tạo thêm số 0 như đã làm ở bước 5, rồi tiếp tục như bước 6 ta có số số 0 khoanh tròn đã bằng số đáp án cần tìm và bài toán đã giải xong.
- Khi có nhiều phương án lịch trình (nhiều sơ đồ cũng hoàn thành một nhóm công việc) thì khó đánh giá được sơ đồ nào tốt, sơ đồ nào chưa tốt. - Không có điều kiện giải quyết bằng sơ đồ các yêu cầu về tối ưu hóa về tiền bạc, thời gian, cũng như các nguồn lực khác.
Do các công việc găng (không có dự trữ thời gian) khống chế toàn bộ tiến độ xây dựng cảng nên muốn rút ngắn tổng thời gian thực hiện sơ đồ ta cần rút thời gian thực hiện các công việc găng. Trong đó 𝑇𝑁 là thời hạn cho trước do nhiều nguyên nhân khác nhau (do đã ký hợp đồng nếu chậm sẽ bị phạt, do yêu cầu của chính quyền, do yêu cầu của Ủy ban môi trường ), 𝑇𝐸 là chiều dài đường găng.
Dự trữ chung là khoảng thời gian lớn nhất mà ta có thể và dịch thời điểm bắt đầu của các công việc hoặc kéo dài thời gian thực hiện chúng mà không làm thay đổi chiều dài đường găng. Lợi dụng đặc điểm này ta có thể xê dịch hoặc kéo dài thời gian của các công việc không găng (𝐴2 , 𝐴4 , 𝐴3 , 𝐴6 ) để điều chỉnh dòng tiền chi ra hàng tháng, giảm bớt máy móc thiết bị dùng cho các công việc đó.
Chức năng ngăn ngừa tác động của lạm phát. Một doanh nghiệp nếu biết trước tình hình tăng giá nguyên vật liệu hay hàng hóa, họ có thể dự trữ tồn kho để tiết kiệm chi phí. Như vậy tồn kho sẽ là một hoạt động đầu tư tốt, lẽ dĩ nhiên khi thực hiện hoạt động tồn kho chúng ta phải xem xét đến chi phí và rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tiến hành tồn kho. Chức năng khấu trừ theo số lượng. - Một chức năng khá quan trọng của quản trị tồn kho là khấu trừ theo số lượng. Rất nhiều nhà cung ứng sẵn sàng chấp nhận khấu trừ cho những đơn hàng có số lượng lớn. Việc mua hàng với số lượng lớn có thể đưa đến việc giảm phí tổn sản xuất, tuy nhiên mua hàng với số lượng lớn sẽ chịu chi phí tồn trữ cao do đó trong quản trị tồn kho người ta cần phải xác định một lượng hàng tối ưu để hưởng được giá khấu trừ, mà dự bị tồn trữ tăng không đáng kể. 7.1.2 Sử dụng kỹ thuật phân tích ABC để phân loại hàng tồn kho. Kỹ thuật phân tích ABC được đề xuất dựa vào nguyên tắc - Pareto là một nhà kinh tế Italia vào thế kỷ thứ 19). - Các loại hàng thuộc nhóm A cần có một sự kiểm soát tồn kho chặt chẽ về hiện vật, việc thiết lập những báo cáo chính xác về hàng tồn kho thuộc nhóm A phải thực hiện thường xuyên nhằm đảm bảo khả năng an toàn trong sản xuất.
Mô hình mới này sẽ được áp dụng trong trường hợp lượng hàng được đưa đến một cách liên tục, hàng được tích lũy dần trong một thời kỳ sau khi đơn đặt hàng được ký kết Mô hình mới này cũng được áp dụng khi những sản phẩm vừa được sản xuất vừa bán ra một cách đồng thời. Vì mô hình này đặc biệt phục vụ thích hợp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của người đặt hàng nên nó được gọi là Mô hình sản lượng đơn hàng sản xuất (POQ). Trong mô hình này các giả thuyết khác giống như mô hình EOQ, điểm khác biệt duy nhất là hàng được đưa đến làm nhiều chuyến. Bằng phương pháp giống như EOQ ta có thể tính được sản lượng tối ưu Q*. Nếu ta gọi:. P - Mức độ sản xuất cũng là mức độ cung ứng hàng ngày) d - Nhu cầu sử dụng hàng ngày.
Những hộp nào không tiêu thụ được sẽ trả lại cho người cung ứng, người cung ứng sẽ hoàn trả lại giá mua cho các hộp này nhưng họ phải trừ đi 1 USD cho mỗi hộp về chi phí quản lý và tồn trữ mà họ phải thực hiện. Qua biểu phõn phối xỏc suất của nhu cầu ta cú thể xỏc định - Tuất P mà nhu cầu 2 Khả Rừ ràng nếu P càng lớn càng tốt, do đó chính sách tồn kho tối ưu là việc dự trữ 7 hộp giấy lụa.
Đối với những đơn vị phải chế tạo nhiều loại sản phẩm cuối cùng, nhưng những sản phẩm này có nhiều bộ phận, nhiều nhóm chi tiết giống nhau thì người ta không thiết kế đơn hàng hay hóa đơn vật liệu cho từng sản phẩm mà họ sẽ thiết kế hóa đơn vật liệu theo các nhóm chi tiết chủ yếu nhất để chế tạo ra sản ph cuối cùng, điều này sẽ làm giảm khối lượng tính toán rất nhi. (3) Hóa đơn vật liệu cho loại hàng lắp ráp phụ. Loại hóa đơn này thường được lập cho những chi tiết lắp ráp phụ, các chi tiết này chỉ tồn tại một cách tức thời và có tính chất cá biệt không phải sản phẩm nào cũng có. Do đó các loại chi tiết này sẽ được đánh số ký hiệu để được quản lý đặc biệt, thời gian phân phối chúng gần như bằng không, hầu như không bao giờ người ta tồn trữ chúng. c) Cần ký hiệu (cần mã hóa) những loại hàng (loại vật liệu) ở những nhánh thấp nhất: Việc ghi ký hiệu (mã hóa) những loại vật liệu ở nhánh thấp nhất là một điều cần thiết.
Để thực hiện những phép tính này chúng ta phải sử dụng những kết quả từ việc xác định cấu trúc sản phẩm và lượng vật liệu tồn kho sẵn có và cả thời gian phân phối cho mỗi loại. Trong một hệ thống tồn kho người ta có thể dự trữ tăng thêm một lượng hàng tồn kho để thỏa mãn cho những nhu cầu sản xuất đặc biệt trong tương lai, mà hiện tại thì nó chưa cần dùng (Dab ). Những loại hàng phác họa dự phòng như vậy người ta gọi là lượng dự trữ đặc biệt cho tương lai và nó được tính toán vào nhu cầu tổng vật liệu làm gia tăng tổng nhu cầu vật liệu và làm giảm đi lượng tồn kho sẵn có. Trong trường hợp đó, lượng nhu cầu ròng về vật liệu được xác định như sau:. Trường hợp này có thể hình chung qua ví dụ sau đây:. Sự đổi mới và sự thay đổi thực trong hệ thống hoa, dinh nhu cầu vật liệu. Việc hoạch định nhu cầu vật liệu không phải là một phương pháp cố định thì nó luôn thay đổi. Bởi vì dù là đơn hàng vật liệu và kế hoạch cho nhu cầu vật liệu được thiết lập, nhưng nếu có sự thay đổi trong thiết kế, trong lịch sản xuất, và quy trình sản xuất thì nhu cầu vật liệu pha được: điều chỉnh cho phù hợp,. - Thời kỳ sản xuất được đánh giá thấp hơn 1 tuần lễ so với thực trạng đòi hỏi thì kế hoạch nhu cầu vật liệu phải tính toán đến tuần lễ thêm vào này. - Tương tự, nêu một sự cải tiến thiết kế sản phẩm cho phép giảm bớt một phần hay một bộ phận trong làng tồn kho thì việc thay đổi hóa đơn vật liệu và kế hoạch nhu cầu vật liệu là điều đương nhiên. - Tình trạng những bộ phận sản phẩm bị hư hỏng, kém chất lượng, sự nhận hàng trễ, tình trạng máy móc hư hỏng, sự thay đổi trong lịch sử tiến độ sản xuất cũng làm thay đổi kế hoạch nhu cầu vật liệu. - Ngoài ra bản thân kế hoạch nhu cầu vật liệu cũng thể hiện một sự vận động, một trạng. thái động do đó phải thấy rằng cần có lịch tiến độ dự kiến trước trong hệ thống hoạch định nhu cầu vật liệu, những sự biến đổi đó, hay nói cách khác là phải có sự sửa đổi điều chỉnh cho phù hợp. Việc thực hiện những sửa đổi trong tiến trình hoạch định nhu cầu vật liệu sẽ rất phức tạp, nặng nề nếu phải tính bằng tay hay hệ thống tính toán thủ công và có thể sẽ có những lỗi lầm lớn nếu kế hoạch nhu cầu vật liệu quá phức tạp. Do đó hiện nay hệ thống hoạch định nhu cầu vật liệu đều được xử lý và thực hiện trên máy tính. Việc xử lý và thực hiện bằng máy tính sẽ làm cho hệ thống hoạch định nhu cầu vật liệu trở nên phổ biến và hữu dụng hơn. Ưu thế chủ yếu của hệ thống hoạch định nhu cầu vật liệu là khả năng đáp ứng nhanh về mặt thời gian, và khả năng hoạch định lại một cách chính xác khi có những thay đổi xảy ra. Do có những thay đổi xảy ra nên thông thường người ta sẽ đổi mới những nhu cầu của hệ thống hoạch định nhu cầu vật liệu mỗi tuần 1 lần. Sau khi thực hiện sự đổi mới đó là hệ thống hoạch định vật liệu được gọi là hệ thống hoạch định vật liệu tái sinh, hay hệ thống hoạch định vật liệu cải biến. Hệ thống này sẽ thực hiện hoàn toàn các chương trình của hệ thống hoạch định vật liệu đã thiết kế trước đây để xác định lại. Tuy nhiên một số quản trị gia lại muốn thực hiện nhanh hơn những báo cáo thường xuyên trong hệ thống hoạch định vật liệu nên người ta đã đưa ra khái niệm “hệ thống hoạch định những thay đổi thực về nhu cầu vật liệu”. Với hệ thống này người ta chỉ tính toán lại những loại hàng nào có sự thay đổi, muốn vậy phải có những chương trình máy tính phức tạp mới có thể nhanh chóng xử lý được. Do những sự tính toán lại thường xuyên xảy ra trong hệ thống hoạch định nhu cầu vật liệu, nên nhiều doanh nghiệp đã không cần đáp ứng trước những thay đổi thứ yếu mặc dù họ đã nhận thấy được những sự thay đổi đó. Họ cho rằng những sự thay đổi đó đã gây rối loạn hệ thống hoạch định nhu cầu vật liệu và gây những khó khăn cho bộ phận mua hàng và sản xuất trong quá trình khắc phục chúng. Do đó chỉ ở những bộ phận nào có khả năng xuất hiện những thay đổi thực thì nhân viên điều hành mới dự đoán và tìm cách điều chỉnh. Các thay đổi này sẽ được nhân viên điều hành sản xuất đánh giá và phân loại theo mức độ tác động và mức độ phổ biến của chúng. Để giảm bớt những sự thay đổi gây rối loạn hệ thống người ta thường dùng hai công cụ. 1) Thiết lập những rào chắn về thời gian. Những rào chắn về thời gian sẽ xác định một số bộ phận của lịch tiến độ sản xuất được quy định là “Không thể lập lại lịch tiến độ cho các bộ phận này” do đó sẽ không bao giờ thay đổi trong suốt thời kỳ đổi mới lịch tiến độ. 2) Thực hiện những phân tích về nguyên nhân gây ra biến đổi ở các loại hàng từ hàng phát sinh đến hàng gốc, từ nhánh thấp đến nhánh cao trong sơ đồ cấu trúc sản phẩm.
Do những sự tính toán lại thường xuyên xảy ra trong hệ thống hoạch định nhu cầu vật liệu, nên nhiều doanh nghiệp đã không cần đáp ứng trước những thay đổi thứ yếu mặc dù họ đã nhận thấy được những sự thay đổi đó. Họ cho rằng những sự thay đổi đó đã gây rối loạn hệ thống hoạch định nhu cầu vật liệu và gây những khó khăn cho bộ phận mua hàng và sản xuất trong quá trình khắc phục chúng. Do đó chỉ ở những bộ phận nào có khả năng xuất hiện những thay đổi thực thì nhân viên điều hành mới dự đoán và tìm cách điều chỉnh. Các thay đổi này sẽ được nhân viên điều hành sản xuất đánh giá và phân loại theo mức độ tác động và mức độ phổ biến của chúng. Để giảm bớt những sự thay đổi gây rối loạn hệ thống người ta thường dùng hai công cụ. 1) Thiết lập những rào chắn về thời gian. Những rào chắn về thời gian sẽ xác định một số bộ phận của lịch tiến độ sản xuất được quy định là “Không thể lập lại lịch tiến độ cho các bộ phận này” do đó sẽ không bao giờ thay đổi trong suốt thời kỳ đổi mới lịch tiến độ. 2) Thực hiện những phân tích về nguyên nhân gây ra biến đổi ở các loại hàng từ hàng phát sinh đến hàng gốc, từ nhánh thấp đến nhánh cao trong sơ đồ cấu trúc sản phẩm. Tuy nhiên trong một số trường hợp khi chi phí thiết lập và tiến hành đơn hàng lớn và bộ phận quản lý không có khả năng bổ sung hay thực hiện việc cung ứng hàng đúng thời điểm, phương thức đưa hàng đến theo lô ứng với nhu cầu là một phương thức tốn kém.