MỤC LỤC
Mục đớch nghiờn cứu của đề tài là làm rừ thực trạng hoạt động tự học mụn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam của sinh viên trường Đại học Ngân hàng TP. HCM, từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tự học cho sinh viên trường Đại học Ngân hàng TP.
HCM đặc biệt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra hiện nay.
Mục tiờu bảng hỏi: thụng qua bảng hỏi để làm rừ nhận thức của sinh viờn về vị trí, vai trò môn học; về hoạt động tự học; các hoạt động tự học cụ thể và thời gian của sinh viên dành cho môn học. Nội dung chính của bảng hỏi gồm 2 phần: phần thông tin chung về đối tượng khảo sát và thông tin cụ thể về mức độ nhận thức, các hoạt động tự học của sinh viên và nguyên nhân và các giải pháp gợi mở nâng cao hiệu quả hoạt động tự học.
Đối tượng phỏng vấn: giảng viên giảng dạy các môn Lý luận chính trị, giảng viên giảng dạy môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và sinh viên đang tham gia môn học. Sử dụng phương pháp này nhằm đưa ra những minh chứng thực tiễn về những hoạt động và quá trình đã diễn ra cũng như cung cấp các bằng chứng về những luận điểm nghiên cứu.
Kết quả trên là một tín hiệu đáng mừng, điều này phản ánh nhận thức đúng đắn của sinh viên về tầm quan trọng của việc tự học, Tuy nhiên, vẫn còn một số bạn cho rằng việc tự học chỉ để đạt kết quả trong kỳ thi 121 sinh viên, chiếm tỷ lệ 11,7% và vai trò của hoạt động tự học nhằm vận dụng trong thực tiễn 107 sinh viên, chiếm tỷ lệ 10,3%. Từ biểu đồ trên cho thấy, các bạn chưa thật sự có động cơ học tập đúng đắn khi tham gia môn học, nên thời gian học tập trên lớp chủ yếu để làm việc riêng, hạn chế tương tác với giảng viên, không tìm hiểu thêm những thông tin liờn quan đến nội dung được truyền đạt, để hiểu rừ hơn vấn đề hoặc phản biện ý kiến chưa xác đáng của giảng viên, bỏ học nửa chừng, nhất là sau khi đã thực hiện việc “điểm danh”. Qua tìm hiểu, nhóm nghiên cứu nhận thấy, hầu hết các giảng viên đã có áp dụng các biện pháp tổ chức các hoạt động tự học môn LSĐSVN nhưng chưa thường xuyên như việc hướng dẫn sinh viên những nội dung cần đọc, cần nghiên cứu; hướng dẫn cách đọc, cách nghiên cứu; tổ chức thảo luận nhóm về vấn đề tự nghiên cứu; chưa có kế hoạch cụ thể ngoài giờ học và hoạt động tự học của sinh viên; phương pháp kiểm tra, đánh giá đòi hỏi sinh viên phải tự học.
Qua kết quả thu được của 1035 sinh viên, chúng tôi nhận thấy khó khăn lớn nhất của sinh viên khi học tập môn học chính là khối lượng kiến thức lớn, thời gian tương đối hạn hẹp (chiếm 55.5%); khó khăn lớn thứ hai xoay quanh về phương pháp tự học, môi trường tự học, thời gian tự học, thiếu sự hứng thú trong học tập môn học, thiếu giáo trình và tài liệu tham khảo và sự hướng dẫn của giảng viên về cách tự học (chiếm 54.5%). Qua nghiên cứu cho thấy vẫn còn một số giảng viên chưa phát huy tối đa hiệu quả tích cực của từng phương pháp dạy học mà chủ yếu vẫn giảng dạy theo phương pháp truyền thống “nhìn - chép”, ít có sự liên hệ trong thực tiễn, cách truyền thụ kiến thức một chiều dẫn đến phương pháp học tập của sinh viên rất thụ động, không tập cho sinh viên cách tự học và thói quen tự học, tự nghiên cứu và tư duy sáng tạo. Qua tìm hiểu, yếu tố ảnh hưởng hoạt động tự học của sinh viên ngoài phương pháp giảng dạy của giảng viên, thì việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên chính xác, khách quan là động lực khích lệ, thúc đẩy không khí thi đua sôi nổi, ý thức trách nhiệm và tinh thần tự giác, chủ động tự học, tự rèn và sự tìm tòi sáng tạo không ngừng của các bạn khi học tập môn học LSĐCSVN.
Qua khảo sát và tìm hiểu, nhóm nghiên cứu nhận xét vấn đề tự học của sinh viên trường Đại học Ngân hàng đã đạt được những hiệu quả nhất định: Ban Giám hiệu Nhà trường đã có sự quan tâm, đầu tư thích đáng về cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ về tài liệu, không gian cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi để sinh viên học tập tại trường. Đồng thời, tập thể giảng viên khoa Lý luận Chính trị nói chung và bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh đều tích cực trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, thúc đẩy hoạt động tự học của sinh viên; Phần lớn sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tự học; có ý thức làm quen, tiếp cận với cách học tại trường Đại học. Tuy nhiên, bên cạnh đó, hoạt động tự học của các bạn vẫn còn một số hạn chế như: việc tự học của chưa thực sự thường xuyên, sinh viên còn chưa tạo cho bản thân nhiều thói quen tốt để giúp cho việc tự học đạt hiệu quả cao; các địa điểm cho sinh viên tự học vẫn còn hạn chế; các biện pháp, nội dung quản lí hoạt động tự học của sinh viên chưa thực sự đồng đều, có những hoạt động quản lí vẫn chưa thường xuyên.
Bên cạnh đó, mặc dù môn học đã bắt đầu được giảng dạy tại trường vào học kỳ 2 năm 2019, nhưng phải đến tháng 7 năm 2021 mới có giáo trình chính thức, nghĩa là gần 2 năm các em phải học mà không có giáo trình và tài liệu tham khảo (giảng viên sử dụng bản thảo tập huấn để giảng dạy). Ý thức tự học của sinh viên kém, sinh viên “lười” học hỏi, tham khảo môn học LSĐCSVN, hai vấn đề này liên quan chặt chẽ với nhau, để có thể xác định đó là nguyên nhân dẫn đến chất lượng tự học chưa hiệu quả là từ việc sinh viên chưa được kích thích bởi nhu cầu học tập, không có hứng thú trong học tập môn học này, suy cho cùng là do quản lý. Đánh giá một cách khách quan và đúng đắn, đa số sinh viờn trỳng tuyển vào Đại học thỡ rừ ràng cỏc bạn khụng phải cú ý thức tự học kém, mà cần phải nhìn nhận một cách khách quan về việc tổ chức dạy học tác động không nhỏ đến ý thức tự học của sinh viên.
Việc tổ chức dạy học còn đơn điệu, kiểm tra, đánh giá còn chưa thỏa đáng, nguyên nhân này chính giảng viên và sinh viờn nhỡn nhận rừ nột và khỏch quan nhất bởi chớnh chủ thể vừa là đối tượng của việc dạy học, của việc hướng dẫn phương pháp tự học. Hơn nữa, việc kiểm tra đánh giá chất lượng tự học môn LSĐCSVN còn nhiều vấn đề cần quan tâm, từ những yêu cầu về thực hành, về vận dụng mang tính kích thích khả năng sáng tạo của sinh viên chưa nhiều, sinh viên chưa thực sự được tự làm chủ kiến thức của mình. Ngoài ra, có nhiều giảng viên còn áp dụng cùng lúc nhiều phương pháp trong một tiết giảng, nhiều giảng viên lạm dụng công nghệ thông tin, sử dụng quá nhiều slide, hình thức cầu kỳ, from màu không phù hợp, cỡ chữ quá nhỏ… khiến cho sinh viờn rất khú theo dừi.
Ban Giám hiệu Nhà trường đã có sự quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo, giảng dạy và hoạt động tự học của giảng viên và sinh viên, tuy nhiên vẫn còn những khó khăn khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến họat động tự học của sinh viên. Đội ngũ giảng viên của bộ môn Lịch sử Đảng - Tư tưởng Hồ Chí Minh đã có sự cải tiến, đổi mới trong phương pháp giảng dạy theo tinh thần “lấy người học là trung tâm”, giáo trình giảng dạy không ngừng được cải thiện và có tính khoa học cao. Tuy nhiên thực tế, hầu hết sinh viên vẫn chưa nhận thức đúng và đầy đủ về ý nghĩa, vai trò của môn học LSĐCSVN, nên chưa có động cơ, mục đích học tập đúng đắn, ý thức học tập chưa cao, chưa có khả năng tự học; chưa chủ động tìm tòi sách, tài liệu phục vụ cho chuyên môn của mình; không có thói quen đọc giáo trình và các tài liệu liên quan đến môn học, dẫn đến thực trạng thụ động trong học tập, chưa xây dựng được kế hoạch học tập và vận dụng được các kỹ năng tự học vào học tập.