Tài liệu hỗ trợ bài tập môn Giáo dục học Tiểu học năm 2023

MỤC LỤC

GIÁO DỤC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH

SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CỦA CON NGƯỜI 1. Khái niệm con người, nhân cách trong giáo dục học

Theo quan điểm khoa học, con người vẫn là một bộ phận, là khâu tiến hóa cao nhất của tự nhiên nói chung và của quá trình sinh học nói riêng, là một thực thể mang bản chất tự nhiên - sinh học, mang trong mình sức sống của tự nhiên và chịu sự chi phối của tự nhiên. Song điều quan trọng hơn, con người còn là một sản phẩm của lịch sử xã hội, là một thực thể mang bản chất xã hội, bao gồm những thuộc tính, những phẩm chất có ý nghĩa xã hội, được hình thành trong quá trình hoạt động và do kết quả của sự tác động qua lại giữa người với người trong xã hội.

VAI TRề CỦA DI TRUYỀN VÀ MễI TRƯỜNG TRONG SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH

- Tuy nhiên, tính chất và mức độ ảnh hưởng của môi trường đối với sự hình thành và phát triển nhân cách tùy thuộc vào lập trường, quan điểm, thái độ của cá nhân đối với các ảnh hưởng đó, tùy thuộc vào xu hướng, năng lực và mức độ của cá nhân tham gia cải biến môi trường. Trong quá trình giáo dục cần gắn chặt từng bước việc giáo dục và học tập với thực tiễn cải tạo xã hội, phải hướng vào việc hình thành ở học sinh những định hướng giá trị đúng đắn, xây dựng cho các em bản lĩnh vững vàng để chiếm lĩnh những ảnh hưởng tích cực của môi trường xung quanh, tạo điều kiện để các em tích cực tham gia vào việc cải tạo và xây dựng môi trường.

GIÁO DỤC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH

Trong đó, các mối quan hệ thầy - thầy, thầy - trò, trò - trò là những mối quan hệ tốt đẹp; các hoạt động có nề nếp, kỷ cương; môi tường tự nhiên đã được thầy trò cải tạo sạch và đẹp..Chính môi trường sư phạm lành mạnh được giáo dục tạo ra cũng chính nó đã hỗ trợ trở lại giáo dục, góp phần quan trọng vào quá trình hình thành và phát triển nhân cách thế hệ trẻ theo định hướng đã xác định. Từ những điều đã trình bày trên, chúng ta nhận thấy giáo dục đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách ; giáo dục và sự phát triển nhân cách có sự tác động qua lại tích cực đối với nhau; giáo dục muốn phát huy được đầy đue vai trò của mình thì cần phải có những điều kiện nhất định.

MỤC ĐÍCH GIÁO DỤC VÀ HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN

PHẠM TRÙ MỤC ĐÍCH GIÁO DỤC 1. Khái niệm chung

Vì vậy đối với mỗi người giỏo viờn, việc xỏc định đỳng đắn, rừ ràng va cụ thể mục đớch giỏo dục, quỏn triệt mục đích giáo dục trong toàn bộ công tác giáo dục, làm cho mục đích giáo dục trở thành hệ thống mục tiêu phấn đấu trong suốt quá trình hoạt động dạy học là một đòi hỏi bức thiết của thực tiễn dạy học và giáo dục hiện nay.

NHIỆM VỤ GIÁO DỤC

    - Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đều có một trường trung học phổ thông chuyên dành cho học sinh xuất sắc trong việc học tập một trong các các môn học, có trường trung cấp hoặc/và một trường cao đẳng (junior college), một trung tâm giáo dục thường xuyên của tỉnh. Trong thực tiễn hoạt động giáo dục, các nhiệm vụ kể trên được đan xen vào nhau, tạo thành nội dung giáo dục, được thiết kế thành các quá trình giáo dục cụ thể, trong đó các yêu cầu của từng nhiệm vụ vừa là tiên đề, vừa là điều kiện cho sự vận động và phát triển của các nhiệm vụ khác.

    PHỔ CẬP GIÁO DỤC 1. Khái niệm phổ cập giáo dục

    Những biện pháp cơ bản để phổ cập giáo dục

    - Những biện pháp hình chinh – pháp chế : được khẳng định bằng các đạo luật và các văn bản dưới luật quy định quyền lợi và nghĩa vụ học tập của mỗi công dân, khẳng định đó là chế độ bắt buộc và không phải trả tiền; quy định nội dung giáo dục thống nhất, quy định đối tượng, tiêu chuẩn, quy định trách nhiệm của các ngành các cấp của gia đình của mỗi công dân trong việc thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học; trách nhiệm của xã hội, gia đình và nhà trường. Cần tuyên truyền, giải thích chế độ phổ cập giáo dục tiểu học một cách sâu rộng trong toàn dân đặc biệt là làm cho người dân thấy được ý nghĩa quyền lợi của con em họ trong chính sách phổ cập giáo dục tiểu học.

    NGƯỜI GIÁO VIÊN TRONG NHÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC I. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN

    • ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN
      • NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI NHÂN CÁCH NGƯỜI GIÁO VIÊN
        • VIỆC TỰ HOÀN THIỆN NHÂN CÁCH CỦA GIÁO VIÊN

          - Xây dựng hệ thống các trường dành cho trẻ em khuyết tật. - Nhà trường cùng với chính quyền địa phương tổ chức thống kê hằng năm số trẻ em trong độ tuổi đi học và kiểm tra chặt chẽ việc các em đến trường. - Gây hứng thú học tập, nâng cao chất lượng dạy và học. - Giảm bớt số học sinh kém, phải ở lại lớp, ngăn chặn hiện tượng bỏ học. - Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình – nhà trường – xã hội trong việc tiến hành phổ cập giáo dục tiểu học. * Lưu ý : các biện pháp trên phải được tiến hành một cách đồng bộ trong đó các biện pháp tổ chức sư phạm phải được đặc biệt coi trọng. Phổ cập giáo dục là gì? Ý nghĩa của phổ cập giáo dục tiểu học. Mục tiêu và các biện pháp để phổ cập giáo dục tiểu học. Phân tích việc thực hiện phổ cập tiểu học ở nước ta hiện nay. CHƯƠNG V: NGƯỜI GIÁO VIÊN TRONG NHÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC. Tuy nhiên không phải ở bất cứ xã hội nào, giai đoạn nào người thầy giáo cũng được coi trọng và đối xử đúng mức, nhất là trong xã hội có giai cấp đối kháng khi sự nghiệp giáo dục không được chú trọng đúng mức. b) Trong nhà trường thầy giáo là một trong hai nhân vật trung tâm, là người quyết định chất lượng giáo dục. Mục đích của lao động sư phạm (LĐSP). a) Mục đích của LĐSP là nhằm giáo dục – đào tạo thế hệ trẻ, hình thành cho học sinh những phẩm chất và năng lực mà xã hội yêu cầu. Nói cách khác LĐSP góp phần sáng tạo ra con người, ra nhân cách mới, nghề dạy học là “trồng người”. Vì vậy nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Mục đích của LĐSP của người giáo viên tiểu học là thực hiện mục tiêu của giáo dục tiểu học. Đặc điểm nói trên phải được các thầy cô giáo ý thức một cách sâu sắc, đầy đủ, phải biến nó hành động. Có như vậy hoạt động cụ thể của họ mới được tiến. hành một cách sáng tạo. Ngược lại mù quáng sẽ dẫn đến những hậu quả xấu, có tác hại lâu dài, nghiêm trọng không lường hết được kết quả. Đối tượng của lao động sư phạm :. a) Đối tượng của LĐSP là học sinh, là lứa tuổi nhân cách đang hình thành và phát triển. Các em có kinh nghiệm, có vốn hiểu biết, có những đặc trưng về tâm lý, sinh lý, xã hội. Hơn thế nữa họ còn là chủ thể của các hoạt động. b) Từ đặc điểm trên muốn cho LĐSP đạt hiệu quả cao, giáo viên phải tìm hiểu nắm bắt được những đặc điểm nhân cách của học sinh, coi đó là cơ sở khoa học của mọi hành động sư phạm. Phải tôn trọng nhân cách và phát huy vai trò chủ thể của họ. Có thể nói rằng lao động sư phạm là lao động sáng tạo và sự sáng tạo nhất chính là ở chỗ dạy cho phù hợp với từng nhân cách vốn rất đa dạng phong phú. Công cụ của lao động sư phạm :. a) Công cụ của LĐSP là công cụ đặc biệt. Công cụ của LĐSP chủ yếu là : - Hệ thống tri thức và kỹ năng nghề nghiệp của giáo viên. - Những dạng hoạt động mà giáo viên thu hút học sinh tham gia. - Phẩm chất đạo đức và nhân cách của giáo viên. b) Đặc điểm này đòi hỏi người giáo viên phải thường xuyên rèn luyện bản thân, nâng cao trình độ về mọi mặt của mình. Coi đó là biện pháp chủ yếu, quan trọng hàng đầu để nâng cao hiệu quả hoạt động sư phạm. Sản phẩm của lao đống sư phạm :. a) Sản phẩm của LĐSP là con người. Trải qua quá trình giáo dục, đào tạo những người đó đã thay đổi về chất. Họ đã chuẩn bị về mọi mặt để đáp ứng yêu cầu của cuộc sống. Họ sẽ là một bộ phận của lực lượng sản xuất quan trọng của xã hội, góp phần làm ra các sản phẩm vật chất và tinh thần, tương lai đất nước phần lớn phụ thuộc vào họ. b) Đặc điểm này đòi hỏi người giáo viên trong lao động phải hết sức thận trọng, nhẫn nại trong công việc, phải thường xuyên kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục một cách khoa học, tuyệt đối không cho ra đời những sản phẩm loại 2, những thứ phẩm. Điều kiện làm việc của LĐSP :. a) LĐSP của người giáo viên là loại lao động không chỉ phức tạp mà còn có cường độ lao động cao. Để tạo ra sản phẩm quan trọng cho xã hội, giáo viên cần phải vất vả một cách thường xuyên, khó quan sát. GV phải làm việc trong giờ hành chính và ngoài giờ hành chính, vào cả ngày chủ nhật, ngày lễ… LĐSP là lao động có một số độc hại và căng thẳng đặc thù, nhất là trong hoàn cảnh nước ta hiện nay. b) Muốn cho LĐSP đạt hiệu quả cao phải kết hợp một cách hữu cơ các khoảng thời gian làm việc của giáo viên, huy động sự toàn tâm toàn ý của giáo viên. Mặt khác phải tạo điều kiện về vật chất và tinh thần cho giáo viên một cách xứng đáng. NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI NHÂN CÁCH NGƯỜI GIÁO VIÊN :. Khoản 2 điều 61 luật giáo dục nước Cộng hòa XHCN Việt Nam : “Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau :. a) Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt. b) Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ. c) Đủ sức khỏe theo yêu cầu của nghề nghiệp. d) Lý lịch bản thõn rừ ràng.

          QUÁ TRÌNH DẠY HỌC TIỂU HỌC I. KHÁI NIỆM VỀ DẠY HỌC

          • BẢN CHẤT CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC
            • ĐỘNG LỰC VÀ LÔGIC CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC

              Thái độ học tập tích cực là một điều kiện rất quan trọng để nắm vững tài liệu học tập, nó giúp học sinh hướng sự chú ý của mình vào hoạt động học tập, biết tập trung, phân phối và di chuyển chú ý, biết sử dụng phối hợp các loại chú ý, nhất là chú ý có chủ định; bồi dưỡng trí tò mò khoa học, lòng ham hiểu biết, cần cù, nhẫn nại; hình thành nhu cầu nhận thức, sẵn sàng tích cực hoạt động để hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Ở đây sự phân tích của thầy được kết hợp với sự phân tích của trò, nhằm thu lượm và khẳng định những thông báo về các kết quả tác động qua lại giữa thầy và trò trong các bước hoạt động; đối chiếu các kết quả đã đạt được với các mục đích và nhiệm vụ đã đề ra để phát hiện những nhiệm vụ chưa hoàn thành, những nguyên nhân học yếu kém của học sinh; qua đó, cũng khẳng định những ưu điểm và những tồn tại cũng như những nguyên nhân của chúng trong hoạt động của bản thân thầy.

              TẮC DẠY HỌC

              KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC DẠY HỌC

              Nguyên tắc dạy học( NTDH ) là những luận điểm cơ bản có tính qui luật của lí luận dạy học, có tác dụng chỉ đạo toàn bộ tiến trình giảng dạy và học tập phù hợp với mục đích dạy học nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học đã đề ra. - Thực hiện tốt các NTDH sẽ góp phần đắc lực vào việc thực hiện mục đích nhiệm vụ dạy học.

              HỆ THỐNG CÁC NGUYÊN TẮC DẠY HỌC

                Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học , phải làm cho học sinh nắm được những tri thức lý luận thuộc các lĩnh vực của đời sống, tác dụng của những tri thức này đối cới đời sống, đối với thực tiễn và kỹ năng, kỹ xảo vận dụng chúng một cách thành thạo góp phần cải tạo hiện thực, cải tảo baín thán. - Người học( dưới tác dụng chủ đạo - tổ chức, điều khiển của giáo viên) cần tiến hành các hoạt động độc lập, nhất là hoạt động tìm kiếm tri thức mới, với tư cách là những hoạt động nhằm giải quyết những tình huống có vấn đề trong học tập một cách có hệ thống và có kế hoạch.

                NỘI DUNG DẠY HỌC TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC 1. KHÁI NIỆM VỀ NỘI DUNG DẠY HỌC

                NHỮNG NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG NỘI DUNG DẠY HỌC

                Như chúng ta đã biết, nguyên tắc 1 nhằm góp phần chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học bằng nhiều con đường hoặc đi vào cuộc sống lao động thích hợp, do vậy mục tiêu giáo dục được triển khai và cụ thể hoá bằng nguyên tắc giáo dục. Khi xây dựng nội dung dạy học, phải tính đến dặc điểm tâm, sinh lý, giới tính, cũng như trình độ nhận thức của người học; đáp ứng yêu cầu của nguyên tắc vừa sức chung và vừa sức riêng, đảm bảo cho mọi học sinh phát triển tối đa năng khả năng của mình.

                KẾ HOACH DẠY HỌC, CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC, SÁCH GIÁO KHOA VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC KHÁC Ở

                Đó là những sự kiện khoa học, nhứng khái niệm, những định lý, định luật, lý thuyết, học thuyết, những phương pháp quan trọng nhất, những ứng dụng thực tiễn phù hợp với mục đích, nhiệm vụ dạy học và khả năng nhận thức của học sinh. Bên cạnh sách giáo khoa dành cho học sinh với nội dung chặt chẽ do chương trình qui định, trong nhà trường còn có các tài liệu dạy học khác như: sách hướng dẫn giảng dạy, sách tham khảo, sách bài tập, sách hướng dẫn thực hành, sách tra cứu, bản đồ, từ điển.

                PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIỂU HỌC

                KHÁI NIỆM CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

                  Trong đó người dạy tổ chức, điều khiển còn người học tự tổ chức, tự điều khiển, tự chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo bằng chính những thao tác hoạt động trí tuệ của riêng mình dưới sự tổ chức, điều khiển của giáo viên. - Phân loại theo các nhiệm vụ cơ bản của lí luận dạy học: các phương pháp truyền thụ kiến thức, hình thành kĩ năng kĩ xảo, ứng dụng tri thức, hoạt động sáng tạo, củng cố, kiểm tra.

                  CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THÔNG DỤNG

                    Trong thực tiễn dạy học, giáo viên thường xây dựng những loại câu hỏi sau đây: những câu hỏi đòi hỏi học sinh giải thích các hiện tượng mới (môn toán, tiếng Việt, tự nhiên và xã hội..); những câu hỏi đòi hỏi học sinh so sánh các sự vật hiện tượng (môn tự nhiên và xã hội, từ ngữ..); những câu hỏi đòi hỏi học sinh hệ thống hoá, khái quát hoá tri thức đã tiếp thu được; những câu hỏi đòi hỏi học sinh chứng minh các sự kiện, hiện tượng; những câu hỏi đòi hỏi học sinh giải quyết những mâu thuẫn giữa các sự vật, hiện tượng, những câu hỏi đòi hỏi học sinh vận dụng những tri thức đã học để giải quyết những vấn đề thực tế (môn toán, tiếng Việt, tự nhiên và xã hội, đạo đức..). - Giỏo viờn cần chăm chỳ theo dừi cõu trả lời của học sinh, khi cần phải gợi mở; tránh để lãng phí thời gian, tránh vội vàng nôn nóng, tránh những hành vi thiếu tôn trọng nhân cách học sinh ; phải chú ý uốn nắn, bổ sung câu trả lời của học sinh, tổng kết, hệ thống hoá những tri thức mà học sinh thu lượm được trong quá trình vấn đáp.

                    LỰA CHỌN VÀ VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

                      - Ôn tập cần có kế hoạch, có hệ thống và kịp thời, ôn tập kết hợp nhiều hình thức khác nhau. - Ôn tập phải có tính chất tích cực: đưa cái mới vào nội dung tài liệu học tập, kích thích hứng thú, ham hiểu biết sâu, rộng của học sinh.

                      THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC TIỂU HỌC

                      Các hình thức tổ chức dạy học trong lịch sử

                      - Có thể nhận học sinh vào bất cứ lúc nào trong năm, nghĩa là không có năm học với ngày khai giảng và ngày kết thúc nhất định. - Có thể nhận các học sinh thuộc các lứa tuổi, và trình độ khác nhau vào học, nghĩa là không tổ chức lớp theo lứa tuổi và trình độ nhất định.

                      CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC KHÁC

                        Mục đích: thường nhằm vào nhiều mục đích như: lĩnh hội tri thức mới; luyện tập kĩ năng, kĩ xảo; ôn tập cho nên cấu trúc vĩ mô của nó có những yếu tố cơ bản lấy từ các loại bài học khác nhau. Với những học sinh khá giỏi, điều chủ yếu là tăng cường các hoạt động độc lập có trình độ ngày càng cao trên cơ sở tính đến năng lực nhận thức, năng khiếu và hứng thú học tập của từng cá nhân.

                        KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, KĨ XẢO CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC

                        • YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, KĨ XẢO NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH
                          • PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ 1. Kiểm tra miệng

                            Một bài kiểm tra, một đợt kiểm tra có thể nhằm vào một vài mục đích nhất định, nhưng toàn bộ hệ thống kiểm tra phải đạt yêu cầu đánh giá toàn diện: Không những chỉ kiểm tra về kiến thức mà cả về thái độ, cả về các kĩ năng thực hành, kĩ năng vận dụng tri thức đã nắm được vào việc giải quyết các bài tập nhận thức hay bài tập thực tiễn, cả về tư duy. 1 - Kiểm tra hàng ngày (thường xuyên): Được giáo viên tiến hành thường xuyên nhằm kịp thời điều chỉnh hoạt động của cả thầy lẫn trò và thúc đẩy trò làm việc một cách liên tục, có hệ thống; tạo điều kiện vững chắc để quá trình dạy học chuyển dần sang những bước mới.

                            QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUÂ TRÌNH GIÂO DỤC

                            • Bản chất và đặc điểm của quá trình giáo dục

                              Em bắt đầu phải tuân theo một chế độ sinh hoạt chặt chẽ, có những yêu cầu nhất định và bắt buộc : trong lớp không được tự do nói chuyện mà phải nghe giảng và phải đạt những yêu cầu nhất định về học tập; em bắt đầu gia nhập một tập thể mới, có cùng chung nhiệm vụ; vị trí của em trong tập thể mới này là tùy theo em hoàn thành nghĩa vụ đến mức nào. Nguyên tắc này yêu cầu phải bảo bảm sự thống nhất và toàn vẹn của QTGD học sinh bằng cách kết hợp chặt chẽ giữa các chủ thể giáo dục trong nhà trường (giáo viên, đoàn thanh niên, tập thể học sinh) cũng như bên ngoài nhà trường (tổ chức xã hội, cơ sở văn hóa – giáo dục, đơn vị kinh tế…) theo một kế hoạch và chương trình thống nhất về mục đích nội dung, những đa dạng về biện pháp tác động nhằm phát huy ưu thế cảu mỗi chủ thể.

                              PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC

                              Các phương pháp giáo dục

                              Yêu cầu cao đối với học sinh là đề ra những yêu cầu hợp lí, vừa sức và ngày càng nâng cao dần; khi đã có yêu cầu vừa sức rồi thì kiên quuyết đòi hỏi học sinh thực hiện bằng được những yêu cầu đó. Nguyên tắc này yêu cầu phải bảo bảm sự thống nhất và toàn vẹn của QTGD học sinh bằng cách kết hợp chặt chẽ giữa các chủ thể giáo dục trong nhà trường (giáo viên, đoàn thanh niên, tập thể học sinh) cũng như bên ngoài nhà trường (tổ chức xã hội, cơ sở văn hóa – giáo dục, đơn vị kinh tế…) theo một kế hoạch và chương trình thống nhất về mục đích nội dung, những đa dạng về biện pháp tác động nhằm phát huy ưu thế cảu mỗi chủ thể. Ở đây cần nhấn mạnh đến vai trò chủ đạo của giáo dục nhà trường, vai trò đặc biệt của giáo dục gia đình và vai trò quan trọng của giáo dục XH. Nguyên tắc giáo dục là gì?. Tại sao giáo viên cần phải học tập về nguyên tắc giáo dục. Phân tích yêu cầu và biện pháp thực hiện các nguyên tắc giáo dục 4. Phân tích mối liên hệ của các nguyên tắc giáo dục. Nhóm này có chức năng làm cho học sinh nắm được các chuẩn mực xã hội, ý nghĩa của các chuẩn mực đó và biến chúng thành niềm tin. Nhóm này bao gồm các phương pháp chủ yếu như : giảng bài, đàm thoại, nêu gương….  Phương pháp giảng giải là phương pháp nhà giáo dục dùng lời nói để giải thích, chứng minh một chuẩn mực đạo đức xã hội, nhằm giúp cho học sinh hiểu được ý nghĩa, nội dung và quy tắc thực hiện các quy tắc này. Nhờ vậy học sinh có cơ hội nắm được một cách tự giác và có hệ thống chuẩn mực, hình thành niềm tin đối với chúng tránh tình trạng nắm các chuẩn mực một cách mù quáng, máy móc, không đầy đủ, đi đến chỗ có hành vi sai lầm hoặc không tự giác.  Phương pháp đàm thoại là phương pháp giáo dục viên và học sinh trao đổi trò chuyện với nhau về một chuẩn mực xã hội nào đó nhằm mục đích giáo dục học sinh. Phương pháp đàm thoại có ý nghĩa to lớn giúp học sinh hiểu kỹ hơn, năng động hơn về một chuẩn mực đạo đức nào đó. Phương pháp đàm thoại có 2 hình thức là: đàm thọai giữa giáo viên với tập thể học sinh và đàm thoại giữa giáo viên với một học sinh.  Phương pháp nêu gương là nhà giáo dục sử dụng các điển hình tiên tiến làm phương tiện tác động đến tâm tư tình cảm của học sinh làm cho các em thán phục và noi theo. Cơ sở khoa học của phương pháp nêu gương là đặc tính tâm lý bắt chước của con người. Nêu gương có các hình thức sau:. - Nêu gương người tốt việc tốt. - Nêu gương thông qua truyền thống của tập thể. - Tham quan các điển hình tiên tiến. - Sự gương mẫu của nhà giáo dục. b) Nhóm phương pháp tổ chức hoạt động và tích lũy kinh nghiệm ứng xử:. Chức năng của nhóm này là tạo điều kiện của học sinh chuyển hóa ý thức thành hành vi, lặp đi lặp lại hành vi đó để trở thành kỹ năng, kỹ xảo, thói quen. Nhóm phương pháp này bao gồm các phương pháp chủ yếu như: giao việc luyện tập và rèn luyện.  Phương pháp giao việc là phương pháp lôi cuốn người được giáo dục vào hoạt động đa dạng, với những công việc nhất định với những xã hội nhất định.  Tác dụng của phương pháp giao việc là học sinh có cơ hội vận dụng những tri thức đã học sinh của công việc cụ thể, với những yêu cầu nhất định. Nhờ đó hình thành được hành vi ứng xử phù hợp, tích lũy được kinh nghiệm ứng xử.  Phương pháp luyện tập là phương pháp tổ chức cho người được giáo dục thực hiện một cách đều đặn và có kế hoạch các hành động nhất định, nhằm biến những hành động đó thành kỹ năng, kỹ xảo, thành thói quen.  Phương pháp rèn luyện là phương pháp tổ chức cho học sinh được thể nghiệm ý thức, tình cảm của mình về các chuẩn mực xã hội trong các tình huống đa dạng của cuộc sống; qua đó hình thành và củng cố được những hành vi phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Phương pháp rèn luyện có nét đáng chú ý là:. - Tạo cơ hội cho người được giáo dục thâm nhập vào những tình huống thực của cuộc sống từ đơn giản đến phức tạp. - Tạo cơ hội cho học sinh dựa vào kết quả luyện tập, thể hiện những hành vi đã được hình thành vào trong những tình huống khác nhau, nhờ đó hình thành thói quen. a) Nhóm phương pháp khuyến khích và điều chỉnh hành vi:. Chức năng của nhóm phương pháp này là khuyếnh khích hành vi tốt, điều chỉnh hành vi không phù hợp. Phương pháp này bao gồm các phương pháp chủ yếu là khen thưởng và trách phạt.  Phương pháp khen thưởng: là phương pháp biểu thị sự đánh giá tích cực của xã hội đối với hành vi ứng xử và hoạt động của học sinh đã lựa chọn phù hợp với chuẩn mực xã hội. Tác dụng của phương pháp này làm cho người được khen tình cảm hài lòng, phấn khởi, có thêm nghị lực, tự tin tiếp tục thực hiện và hòan thiện công việc đó. Khen thưởng chỉ có ý nghĩa thực hiện tốt các yêu cầu sư phạm: khách quan công bằng, đúng lúc, đúng chỗ và được dư luận tập thể học sinh ủng hộ.  Phương pháp trách phạt: là phương pháp biểu thị sự không đồng tình, sự phản đối, sự phê phán những hành vi sai trái của người được giáo dục so với các chuẩn mực xã hội. Tác dụng của phương pháp trách phạt là: tạo cơ hội cho người mắc lỗi phải ngừng ngay hành động sai trái một cách tự giác, kích thích họ nâng cao ý thức tự kiềm chế để trong tương lai không tái phạm, đồng thời nhắc nhở những người khác. Phương pháp trách phạt chỉ có ý nghĩa giáo dục khi nó tuân thủ những yêu cầu sư phạm sau: khách quan, công bằng, tôn trọng nhân cách học sinh và phải làm cho học sinh hiểu rằng hành động của mình sai ở chỗ nào, gây thiệt hại gì cho bản thân và cho người khác, từ nay về sau phải hành động như thế nào cho đúng. 3.Việc lựa chọn và phối hợp các PPGD:. a) Mỗi nhóm PPGD cũng như mỗi phương pháp cụ thể đều có những ưu điểm và hạn chế của mình, không có phương pháp vạn năng vì vậy trong QTGD cần lựa chọn các PPGD. b) Khi lựa chọn PPGD phải dựa vào mục tiêu, nội dung giáo dục, đặc điểm đối tượng tình độ của giáo viên và điều kiện vật chất của nhà trường. c) Cần phối hợp các PPGD trong QTGD.

                              Nội dung và phương pháp công tác của GVCN

                                Thực tiễn giáo dục đã cho thấy: ở nơi nào giáo viên chủ nhiệm quan tâm và biết cách xây dựng tập thể học sinh thành một tập thể vững mạnh thì ở đó chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao. Hiệu quả của quá trình giáo dục học sinh chẳng những phụ thuộc vào tài năng và phẩm chất của mỗi giáo viên mà còn phụ thuộc vào tập thể sư phạm này.