Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị tại tỉnh Lạng Sơn

MỤC LỤC

Quan điểm và các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng, thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị trên địa

Lý luận chung về chính sách, chính sách công và thực hiện chính sách công

Nhận thức được chất lượng của đội ngũ giảng viên và phương pháp giảng dạy có ý nghĩa quyết định đến chất lượng giáo dục, đào tạo; những năm qua Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ và các Trung tâm chính trị huyện, thành phố đã rất quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên như: tạo điều kiện cho giảng viên đi học nâng cao trình độ; tham gia đề tài nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế để tiếp cận thông tin mới nhằm cập nhật vào bài giảng; cử giảng viên đi tập huấn phương pháp dạy học tích cực; tổ chức thi giảng viên dạy giỏi cấp khoa, cấp trường và định kỳ tuyển chọn giảng viên dạy giỏi đi thi cấp học viện; rà soát thường xuyên trình độ của giảng viên để đặt ra kế hoạch đưa đi đào tạo dài hạn, sau đại học, cử đi bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ… Bên cạnh đó, việc tổ chức thao giảng hàng năm ở Trường chính trị Hoàng Văn Thụ và việc cử giảng viên tham gia thi giảng viên dạy giỏi cấp toàn quốc các trường chính trị do Học viện Chính trị quốc gia tổ chức theo định kỳ cũng là dịp để giảng viên giao lưu, trao đổi học tập kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp sư phạm… Thông qua hoạt động thao giảng đã tạo ra bầu không khí thi đua sôi nổi trong toàn trường, động viên, khuyến khích những nhân tố mới vươn lên trở thành giảng viên dạy giỏi, đây cũng là dịp để đội ngũ giảng viên “đua tài, đua sức” những buổi thao giảng có sự tham gia của những giảng viên có năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm, từ đó rút kinh nghiệm, tự mình phấn đấu vươn lên phục vụ tốt nhiệm vụ giáo dục lý luận chính trị. Thứ sáu, chính sách đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên, chính sách nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế, chế độ thanh toán giờ giảng, chế độ phụ cấp… còn nhiều bất cập và chưa đồng bộ (ví dụ: Trong Quyết định số 23/2013/QĐ- UBND ngày 10/10/2013 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn ban hành quy định về chế độ hỗ trợ, khuyến khích đối với cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng; chính sách thu hút người có trình độ chuyên môn cao về công tác tại tỉnh Lạng Sơn để thay thế Quyết định số 28 ban hành trước đó, trong đó danh mục các chuyên ngành, trình độ đào. tạo tỉnh cần khuyến khích có rất ít chuyên ngành có liên quan đến chuyên môn của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị… do vậy không thu hút, tạo động lực cho đội ngũ giảng viên tích cực tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Điều kiện tự nhiên, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn còn nhiều khó khăn do địa hình đồi núi rộng lớn, chia cắt, giao thông đi lại khó khăn; tỉnh có xuất phát điểm nền kinh tế thấp so với mức bình quân chung của cả nước, tỷ lệ đói nghèo cao, đời sống và trình độ của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở còn thấp, chủ yếu là người dân tộc thiểu số với cách suy nghĩ, cách làm, trình độ nhận thức không đồng đều,.. những điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng từ việc đi lại, ăn ở đến học tập, rèn luyện của các học viên, giảng viên. Nhiều nơi, cấp uỷ đảng, chính quyền chưa thực sự quan tâm đầu tư và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác quy hoạch, tạo nguồn, xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở dẫn đến đội ngũ này vừa yếu lại vừa thiếu. Chất lượng đầu vào của học viên thấp do không thi tuyển chọn như một số tỉnh Miền xuôi mà cán bộ cơ sở được cử từ cơ sở về học tại Trường chính trị tỉnh theo sự lụa chọn của cấp uỷ, chính quyền địa phương thông qua Ban Tổ chức huyện ủy, phòng Nội vụ. Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ cùng với Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ xem và đề nghị cấp trên ra quyết định, nhà trường tiếp nhận và tổ chức giảng dạy với những đối tượng học viên khác nhau về lứa tuổi, trình độ học vấn. Bên cạnh đó, một bộ phận học viên chưa nhận thức được đúng đắn về mục tiêu của đào tạo, bồi dưỡng mà cho rằng “học cốt là để lấy bằng”, “để chuẩn hoá” nên chưa tích cực, chủ động trong việc tiếp thu kiến thức. Bên cạnh đó, ở một số nơi công tác xây dựng và quy hoạch cán bộ còn chưa thực sự nghiêm túc nên việc cử cán bộ đi học còn có biểu hiện cục bộ, khép kín. Giảng viên đã quen sử dụng phương pháp thuyết trình nay chuyển sang phương pháp giảng mới đòi hỏi phải đầu tư nhiều công sức, dành nhiều thời gian hơn cho từng bài nên dễ nảy sinh tâm lý ngại, nhất là đối với những giảng viên lớn tuổi. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị vẫn chưa thực sự khoa học còn nhiều điểm chưa phù hợp để áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực. Việc đổi mới chương trình, nội dung chưa đồng bộ, nhiều lúc còn xem nặng mục tiêu giáo dục lý luận chính trị, coi nhẹ nội dung bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn, rèn luyện phẩm chất đạo đức. Chất lượng đào tạo tại các khóa không tập trung chưa đáp ứng được yêu cầu, do lý do đảm bảo công việc chuyên môn tại thời điểm tham gia khóa học, cán bộ vừa học vừa làm, mỗi học viên đều chưa sắp xếp được thời gian hợp lý nên cũng ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. Trường chính trị Hoàng Văn Thụ hiện nay, đội ngũ giảng viên lâu năm đã lớn tuổi chiếm 1/3, cũn lại giảng viờn trẻ thiếu kiến thức thực tiễn, chưa hiểu và nắm bắt rừ đối tượng người học dẫn đến việc lựa chọn nội dung và phương pháp giảng dạy chưa thật sự phù hợp. Đội ngũ giảng viên kiêm chức của Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thành phố tuy đã có nhiều cố gắng truyền đạt những bài giảng được phân công nhưng do bận nhiều công việc chuyên môn, hơn nữa một số lại chưa qua bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và cập nhật phương pháp giảng dạy mới, nên cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục lý luận chính trị tại địa phương. Kinh phí, cơ sở vật chất và chế độ chính sách cho công tác đào tạo bồi dưỡng lý luận chính trị chưa phù hợp. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở mặc dù đã đựoc tỉnh quan tâm đầu tư song còn thấp chưa tương xứng với quy mô và yêu cầu, nhất là kinh phí phục vụ việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học viên đi thực tế ở cơ sở. Cơ sở vật chất, nơi ăn, nghỉ của học viên, giảng viên và các trang thiết bị hiện có như hội trường, phòng học ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị đã được đầu tư kiên cố, nhưng cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị dạy học ở nhiều Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thành phố còn tồn tại nhiều khó khăn. Trường chính trị Hoàng Văn Thụ, cơ sở vật chất tuy đã được tăng cường đáp ứng được phần nào công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Tuy nhiên, trong thời gian tới cần phải được quan tâm đầu tư hơn nữa để đáp ứng yêu cầu dạy và học trong tình hình mới. Về tổng thể, kết quả thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị chưa tạo lên sự chuyển biến lớn, đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu của công cuộc cải cách hành chính Nhà nước: Trình độ của đội ngũ cán bộ công chức chưa được chuẩn hóa phù hợp với chức danh, vị trí việc làm. Hàng năm chỉ thực hiện công tác này vào cuối năm để tổng kết mà chưa thực hiện đánh giá theo tháng, quý. Việc đánh giá thiếu tính khách quan mang tính nể nang, chung chung, công tác khen thưởng chưa kịp thời, công tác kỷ luật chưa có tính chất răn đe; quan điểm, tiờu chớ đỏnh giỏ khụng rừ ràng, chưa gắn với chức trỏch, nhiệm vụ và kết quả hoàn thành công việc của từng cán bộ, công chức. Một số vấn đề đặt ra. Để khắc phục những hạn chế, vướng mắc và nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện chớnh sỏch đào tạo, bổi dưỡng lý luận chớnh trị tại tỉnh Lạng Sơn cần tập trung làm rừ những vấn đề sau:. - Xác định các yêu cầu của hội nhập quốc tế đặt ra đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị ở nước ta hiện nay đồng thời trên 2 phương diện:. 1) Các yêu cầu của hội nhập quốc tế đối với tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị của đất nước, trong đó có đội ngũ cán bộ công chức;. 2) Những yêu cầu và tác động trực tiếp của hội nhập quốc tế đến công tác quản lý và tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị.

Mục tiêu

Do đó, các chủ thể phải đặt việc thực hiện chính sách bồi dưỡng chính trị với các chính sách khác để phát triển công chức, nó phải được gắn liền với việc sắp xếp vị trí việc làm; chính sách hỗ trợ vật chất; chính sách thi đua khen thưởng… để việc học tập, bồi dưỡng chính trị trở thành yêu cầu, động lực của công chức, qua đó, sẽ khắc phục tình trạng xem thường lý luận, “dị ứng” với lý luận, chạy theo mục đích thực dụng trong hoạt động thực tiễn; đồng thời phải khắc phục tình trạng xa rời thực tiễn, không bám chắc vào thực tiễn cách mạng sôi động của đất nước trong hoạt động lý luận; khắc phục căn bệnh lười học lý luận trong một số cán bộ, Đảng viên. Luận văn đã đề xuất các giải pháp về xây dựng và thực hiện chính sách, trong đó việc thực hiện chính sách cần tập trung 5 giải pháp cơ bản: Một là nâng cao nhận thức của đội ngũ công chức về công tác đào tạo, bồi dưỡng chính trị trong giai đoạn mới; Hai là hoàn thiện hệ thống văn bản chính sách đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị tại tỉnh Lạng Sơn; Ba là đổi mới công tác quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị; Bốn là đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp bồi dưỡng, hình thức tổ chức, quản lý và đánh giá kết quả bồi dưỡng chính trị; Năm là đảm bảo các điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, tài liệu học tập…cho công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị.