MỤC LỤC
(Người cho vay) Hoàn trả. Nguồn lực tài chính là điều kiện cơ bản quyết định năng lực và hiệu quả hoạt động của NHCSXH. Ở các nước đang phát triển tuỳ theo điều kiện kinh tế cụ thể, mỗi nước có những cơ chế chính sách cụ thể, trong đó có những nội dung quy định khác nhau về tạo lập nguồn vốn và cho vay các đối tượng. Vận dụng thông lệ quốc tế. a) Nguyên tắc về huy động các nguồn vốn. Việc huy động các nguồn vốn của NHCSXH được căn cứ vào kế hoạch tín dụng chương trình quốc gia xoá đói, giảm nghèo và tạo việc làm của Chính phủ: (i) Kế hoạch huy động vốn phải trình các bộ, ngành xem xét phê duyệt, (ii) Lãi suất huy động các nguồn vốn trong nước với lãi suất thị trường phải đảm bảo nguyên tắc không vượt quá mức lãi suất huy động của các NHTM nhà nước, (iii) Đối với việc huy động theo hình thức phát hành trái phiếu, vay vốn của Tiết kiệm Bưu điện, vay vốn của các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính ở nước ngoài lãi suất huy động do Bộ tài chính quy định và phê duyệt. Đây cũng là điểm khác biệt với các NHTM, nguồn vốn huy động, lãi suất huy động đều dựa trên cơ chế thị trường. b) Nguyên tắc về sử dụng vốn. Nếu như các NHTM hầu hết thực hiện cho vay trực tiếp đến khách hàng theo các hình thức cho vay như cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức, cho vay theo dự án…và các NHTM có quyền được lựa chọn khách hàng, lựa chọn địa bàn để cho vay thì việc cho vay của NHCSXH lại chủ yếu cho vay theo phương thức uỷ thác từng phần qua các tổ chức chính trị – xã hội: (i) Đối tượng khách hàng vay vốn theo sự chỉ định của Chính phủ, phê duyệt quyết định cho vay không hoàn toàn do NHCSXH mà.
Do giới hạn nghiệp vụ hoạt động của NHCSXH hẹp hơn nghiệp vụ của các NHTM (đặc biệt là trong lĩnh vực hoạt động dịch vụ và các nghiệp vụ đầu tư trên thị trường tài chính, thị trường tiền tệ..) nên các khoản mục chi phí của NHCSXH ít hơn và đơn giản hơn các NHTM. Thực chất giải quyết đói nghèo phải căn bản dựa trên nền tảng của sự tăng trưởng kinh tế, nhưng tăng trưởng kinh tế bản thân nó không đảm bảo cho việc giải quyết nghèo đói, thậm chí chính nó lại là nhân tố làm tăng tình trạng bất bình đẳng, khoét sâu thêm khoảng cách giàu- nghèo. Cũng vì vậy mà việc nâng cao chất lượng tín dụng luôn là nhiệm vụ đặt lên hàng đầu của NHCSXH nói riêng và hệ thống Ngân hàng nói chung trong việc hoạch định nhiệm vụ chiến lược kinh doanh của mình ở các thời kỳ.
Như vậy khả năng cấp tín dụng đối với khách hàng một mặt nào đó cũng đã đánh giá được khả năng cung ứng dịch vụ của ngân hàng hay cũng có thể nói là đã thực hiện tốt chất lượng tín dụng của ngân hàng. Dù rằng hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thực thi chính sách xã hội nhưng một nhiệm vụ tối quan trọng của ngân hàng là bảo toàn và phát triển nguồn vốn cho vay chính sách, chính vì vậy để bảo toàn và phát triển nguồn vốn của ngân hàng thì ngân hàng cũng cần phải có các biện pháp để bảo toàn nguồn vốn ban đầu muốn vậy phải tạo ra nguồn thu lớn hơn chi phí huy động vốn của ngân hàng. Nợ qua hạn hay còn gọi là nợ xấu là một loại rủi ro tín dụng gây ra sự tổn thất về tài chính cho ngân hàng do người đi vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo cam kết hoặc mất khả năng thanh toán.
Nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô thông qua hệ thống pháp luật để điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh, điều tiết phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội và phát triển kinh tế đồng đều giữa các ngành, các vùng trong cả nước; Đồng thời Nhà nước sử dụng các công cụ chính sách về kinh tế như chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ, chính sách đầu tư, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, chính sách xoá đói giảm nghèo…Các chính sách này đều có ảnh hưởng trực tiếp đến tài chính và quản lý tài chính của NHCSXH, ví dụ để thực hiện được mục tiêu xoá đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp, nông thôn Nhà nước có chính sách tín dụng đối với hộ nghèo, chính sách về nhà ở cho những vùng ngập lũ, chính sách tín dụng nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn. - Tổ chức mạng lưới hoạt động: Mạng lưới hoạt động quyết định một phần đến hiệu quả hoạt động của NHCSXH, mạng lưới hoạt động rộng tạo thuận lợi cho việc huy động nguồn vốn và đầu tư cho vay đồng thời giúp cho quản lý tốt các khoản tín dụng, tăng cường kiểm soát và hạn chế rủi ro. Tóm lại: Chất lượng tín dụng của NHCSXH về cơ bản cũng giống chất lượng tín dụng của các Ngân hàng nói chung là việc tiết giảm các chi phí đầu vào đến mức tối thiểu, tăng nguồn thu đến mức tối đa trên cơ sở sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn lực hiện có, ứng dụng công nghệ mới, bố trí lao động hợp lý, phát huy động lực của người lao động..nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Cần xây dựng Quy trình tín dụng thật cụ thể, thiết lập và phân chia nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm trong từng công đoạn cho vay, gắn trách nhiệm và nghĩa vụ của các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ vay vốn, các cơ quan quản lý chương trình phải chịu trách nhiệm bồi hoàn vật chất khi thực hiện vượt quyền hạn và để xảy ra xâm tiêu, chiếm dụng vốn. Đồng thời, có đề án tăng cường năng lực quản lý theo hướng xây dựng Ngân hàng điện tử trong tương lai, thay thế quy trình công nghệ thủ công năng suất lao động thấp, bộ máy quản lý cồng kềnh, kém hiệu quả, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, tham ô, phấn đấu giảm chi phí giao dịch đến mức tối thiểu cho khách hàng và Ngân hàng. Thực hiện việc kiểm soát chặt chẽ các khoản tín dụng, phát hiện ngăn chặn các hành vi của khách hàng làm ảnh hưởng tới mức độ an toàn của các khoản tiền đã cho vay như lừa đảo, một tài sản vay vốn nhiều Ngân hàng, vay của ngân hàng này trả cho ngân hàng khác, hay tình trạng đảo nợ.
Việc đánh giá phân loại này được tiến hành ngay khi quyết định cho vay, bởi thông qua đánh giá, phân loại ngân hàng có thể biết được rủi ro để đi đến quyết định mở rộng hay thu hẹp một loại tín dụng nào đó, đồng thời có biện pháp theo dừi, quản lý phự hợp hơn với từng khoản nợ. Đối với sinh viên sắp ra trường, yêu cầu nhà trường phối hợp quản lý chặt chẽ để 100% sinh viên đến Ngân hàng làm cam kết trả nợ, xác định cụ thể địa chỉ của gia đình sinh viên, nâng cao nhận thức cũng như trách nhiệm của HSSV và gia đình về Quỹ tín dụng đào tạo, điều mà trước đây chưa được người vay quan tâm đúng mức …. Vấn đề chính ở đây là với tư cách hoạt động của một tổ chức ngân hàng trong cơ chế lãi suất thị trường, nhưng khi cho vay vốn đối tượng chính sách lãi suất ưu đãi của chính phủ quy định, nên chính phủ phải có chính sách cấp bù chênh lệch kịp thời và đầy đủ, đảm bảo cho ngân hàng hoạt động bình thường.
Đồng thời ngăn chặn kịp thời các hiện tượng sai chủ trương, chính sách tín dụng đối với hộ nghèo, nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách của sở giao dịch.Cũng thông qua kiểm tra kiểm soát nội bộ ngân hàng còn tư vấn hướng dẫn doanh nghiệp cách đầu tư hiệu quả, tiết kiệm và sử dụng vốn đúng mục đích, Sử dụng vốn có hiệu quả đó là điều có lợi cho cả hai bên. Hàng năm Sở giao dịch đều rà soát lại chất lượng cán bộ, đánh giá mức độ phấn đấu và nhiệm vụ được giao của từng cán bộ để từ đó xây dựng, bồi dưỡng cán bộ có năng lực, đầy đủ phẩm chất đạo đức đưa vào diện quy hoạch để bổ nhiệm chức danh quản lý cho Sở giao dịch. Sự nghiệp đào tạo cần được tiếp tục đổi mới đối tượng đào tạo (đào tạo lại và đào tạo nâng cao kiến thức cho nhân viên mới…), đa dạng hoá các hình thức đào tạo (tập trung và tại chức, trong và ngoài ngân hàng, trực tiếp và từ xa…) cần có sự phõn cụng, phõn cṍp rừ ràng tránh đựn đẩy trách nhiệm cho nhau.
Ngoài ra cần chú ý đào tạo thêm môn tâm lý học, nghệ thuật giao tiếp vì trong thực tế cán bộ tín dụng hàng ngày phải tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng, bên cạnh đó quá trình cho vay, xử lý nợ vay họ luôn phải tranh thủ ý kiến chỉ đạo của chính quyền cơ sở và các cơ quan bảo vệ pháp luật, do vậy việc nắm được những nội dung trên là rất cần thiết để thuyết phục họ đồng tình với ngân hàng, hạn chế rủi ro tín dụng.