Hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình bán hàng theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 400

MỤC LỤC

CÔNG TY KIỂM TOÁN TƯ VẤN ĐỊNH GIÁ ACC- VIỆT NAM THỰC HIỆN

  • Đánh giá quy trình thực hiện kiểm toán phần hành bán hàng- thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán ACC thực hiện

    Tuy nhiên các mức độ trọng yếu này cần được phân bổ cho các khoản mục khác nhau, đặc biệt đối với các khoản mục được xác định là “vùng kiểm toán trọng yếu” như doanh thu, hàng tồn kho… Nếu chỉ sử dụng những đánh giá chung về trọng yếu đối với các phần hành khác nhau thì có thể dẫn đến không phát hiện đủ các sai phạm trọng yếu. Với phần hành bán hàng- thu tiền, nếu sử dụng mức trọng yếu xác định chung cho cả cuộc kiểm toán, có thể không phát hiện ra những sai lệch nhỏ hơn ngưỡng xác định của những khoản doanh thu bán hàng nhỏ không được kiểm tra nhưng sai lệch luỹ kế lại có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ”, khi xác định phương pháp tiếp cận kiểm toán, kiểm toán viên phải quan tâm đến những đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát để xác định mức độ rủi ro phát hiện có thể chấp nhận được cho cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính và xác định nội dung, lịch trình, phạm vi của các thủ tục cơ bản cho cơ sở dẫn liệu đó.

    Trong các cuộc kiểm toán thực hiện bởi công ty kiểm toán ACC nói chung và kiểm toán phần hành bán hàng- thu tiền nói riêng, việc thực hiện đánh giá hệ thống nội bộ bao gồm thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát trên cơ sở phương hướng tiếp cận kiểm toán đã được xác định từ trước. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520 “Quy trình phân tích”, thủ tục phân tích là việc phân tích các số liệu, thông tin, tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với những thông tin khác hoặc có sự chênh lệch lớn với những giá trị đã dự kiến. Kiểm toán viên cần thực hiện thêm phân tích so sánh giữa chỉ tiêu của doanh nghiệp và chỉ tiêu trung bình ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động kinh doanh cũng như phân tích thêm một số tỷ suất quan trọng khác như so sánh tỷ lệ doanh thu hàng bán bị trả lại, các khoản giảm giá hàng bán trên tổng doanh thu theo tháng, quý, năm, so sánh tỷ lệ chi phí dự phòng khoản phải thu khó đòi trên tổng doanh thu hoặc tổng khoản phải thu giữa các năm, kết hợp giữa thông tin tài chính và thông tin phi tài chính….

    Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế dẫn đến sự ra đời của nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, kiểm toán viên cần thu thập thông tin về môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý, chỉ số trung bình… để có thể xây dựng được các mô hình phân tích hiệu quả. Chọn mẫu, theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 530 “Lấy mẫu kiểm toán và các thủ tục lựa chọn khác”, chọn mẫu kiểm toán là áp dụng các thủ tục kiểm toán trên số phần tử ít hơn 100% tổng số phần tử của một số dư tài khoản hay một loại nghiệp vụ, sao cho mọi phần tử đều có cơ hội để được chọn. Việc chọn mẫu sẽ có khả năng dẫn đến rủi ro, bao gồm rủi ro khi kiểm toán viên kết luận rủi ro kiểm soát thấp hơn mức rủi ro thực tế (đối với thử nghiệm kiểm soát) hoặc không có sai sót trọng yếu trong khi thực tế là có (đối với thử nghiệm cơ bản và rủi ro khi kiểm toán viên kết luận rủi ro kiểm soát cao hơn mức rủi ro thực tế (đối với thử nghiệm kiểm soát) hoặc có sai sót trọng yếu trong khi thực tế không có (đối với thử nghiệm cơ bản).

    - Việc thực hiện giai đoạn chuẩn bị kiểm toán về cơ bản đã thực hiện đúng theo quy trình kiểm toán mẫu tuy nhiên tại hai khách hàng A và B, có nhiều khâu trong giai đoạn chuẩn bị bị bỏ qua như việc xây dựng chương trình kiểm toán không được đặt ra các kế hoạch chi tiết cho phần hành bán hàng- thu tiền. - Trong giai đoạn này KTV đã thực hiện theo quy trình kiểm toán mẫu của phần hành bán hàng- thu tiền tuy nhiên báo cáo kiểm toán hoặc biên bản kiểm toán được lập thành bản tiếng Việt và nếu khách hàng yêu cầu có kết luận kiểm toán bằng tiếng Anh thĩ KTV mất rất nhiều thời gian để phát hành do trình độ tiếng Anh còn hạn chế. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm toán độc lập còn có ý nghĩa to lớn trong việc làm lành mạnh hoá nền tài chính theo nghĩa hoạt động kiểm toán độc lập đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính có được lập, trình bày trung thực theo các chuẩn mực kế toán, tài chính Việt Nam và các chuẩn mực kế toán, tài chính quốc tế được chấp nhận ở Việt Nam.

    - Do các văn bản, thông tư được nhà nước thay đổi thường xuyên cho phù hợp với tình hình kinh tế của đất nước nên công ty nên thường xuyên tổ chức bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới cho KTV, nâng cao trình độ KTV và yêu cầu, hộ trợ các KTV nâng cao trình độ tiếng Anh để có thể thực hiện quá trình kiểm toán một cách dễ dàng hơn. Khi đó, hoạt động kiểm toán Việt Nam sẽ ngày càng phát huy hiệu quả của mình trong cơ chế mở của các lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp, càng khẳng định vai trò không thể thiếu của mình với khía cạnh là chỗ dựa cho “những người quan tâm” đến tình hình tài chính của các tổ chức trong nền kinh tế quốc dân. Trong chuyên đề này, em có đưa ra một số đánh giá cũng như đề xuất nhằm cải thiện công tác kiểm toán phần hành bán hàng- thu tiền do công ty kiểm toán ACC thực hiện nhưng do hạn chế về thời gian và nhận thức, những trình bày này chỉ mang tính gợi mở và còn nhiều thiếu sót.