MỤC LỤC
Tổng mức đầu tư là khái toán chi phí của toàn bộ dự án được xác định trong giai đoạn lập dự án và bao gồm chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí khác; chi phí dự phòng.Tổng mức đầu tư dự án được ghi trong quyết đinh đầu tư và cơ sở để lập và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu quả đầu tư của dự án và là giới hạn tối đa mà chủ đầu tư được phép sử dụng để thực hiện dự án.Việc điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án phải được người ra quyết định đầu tư cho phép và phải tiến hành thẩm định lại phần thay đổi so với tổng mức đầu tư đã được phê duyệt.Việc quản lý tài chính đối với tổng mức đầu tư thực chất là quản lý các chi phí được tính toán đưa vào tổng mức đầu tư có phù hợp với những quy định không, có gắn với thực tế các công việc đầu tư không, có thể hiện được mặt bằng giá cả đầu vào không, việc điều chỉnh tổng mức đầu tư có phải đảm tính pháp lý không. Dự toán công trình được xác định theo từng công trình xây dựng bao gồm dự toán xây dựng các hạng mục công trình, dự toán các công việc của các hạng mục công trình.Dự toán công trình được lập trên cơ sở khối lượng xác định theo thiết kế hoặc từ yêu cầu nhiệm vụ công việc cần thực hiện của công trình và đơn giá, định mức chi phí cần thiết để thực hiện khối lượng đó.Dự toán xây dựng công trình là dự toán các chi phí xây dựng công trình bao gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí khác, chi phí dự phòng .Dự toán công trình được phê duyệt là cơ sở để ký hợp đồng, thanh toán với chủ thầu trong trường hợp chỉ định thầu.
- Việc phân bổ chi phí khác cho từng tài sản cố định được xác định theo nguyên tắc: chi phí trực tiếp liên quan đến tài sản cố định nào thì tính cho tài sản cố định đó; chi phí chung liên quan đến nhiều tài sản cố định thì phân bổ theo tỷ lệ chi phí trực tiếp của từng tài sản cố định so với tổng số chi phí trực tiếp của toàn bộ tài sản cố định. Việc quản lý tài chính theo một trình tự hợp lý, khoa học, sắp xếp, phân bổ chức năng, nhiệm vụ phù hợp với năng lực của mỗi bộ phận, mỗi cá nhân,thực hiện tốt công tác thanh tra,giám sát hoạt động đầu tư,hoạt động tài chính sẽ tạo động lực phát huy được sức mạnh tổng hợp, hạn chế, loại bỏ được các rủi ro trong hoạt động quản lý đầu tư,quản lý tài chính.
-Đối với vấn đề điều chỉnh kế hoạch vốn theo quy định trước ngày 15/10 hàng năm các đơn vị tiến hành rà soát, đánh giá tiến độ thực hiện các dự án trong năm và gửi báo cáo về Học viện.Học viện xem xét, cân đối nguồn vốn chuyển nguồn vốn từ các dự án không có khả năng thực hiện hoặc thực hiện không hết sang các dự án vượt tiến độ để bảo đảm mục tiêu hiệu quả sử dụng đồng vốn trong toàn bộ công trình của Học viện. Tại Phòng quản lý Đầu tư Xây dựng của Vụ KHTC mới chỉ có 1 kỹ sư kinh tế, 1 kỹ sư kết cấu, 2 kiến trúc sư, nhưng hầu hết chuyển từ nơi khác về nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý đầu tư XDCB và cũng chưa có điều kiện nắm bắt được toàn bộ về thực trạng hoạt động mang tính đặc thù của Học viện để có thể tham mưu, đưa những ý kiến tham góp cho việc hoàn thiện công tác quản lý đầu tư, quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Thứ hai, như phần trên đã đề cập, việc xây dựng, điều chỉnh kế hoạch vốn của chủ đầu tư trong hệ thống Học viện vẫn chưa tuân thủ những quy định được nêu trong quy chế quản lý vốn đầu tư NSNN của Học viện.Tình trạng phổ biến là đưa các danh mục đầu tư sử dụng vốn ở một số chủ đầu tư không nằm trong quy hoạch được duyệt, việc lập hồ sơ các công trình chậm so với yêu cầu đạt ra về thời gian, ở một số chủ đầu tư có nhu cầu điều chỉnh kế hoạch cơ cấu vốn nhưng không theo đúng thời gian để đến 31/12 mới yêu cầu điều chỉnh dẫn đến ảnh hưởng kế hoạch chung cũng như tiến độ thực hiện công trình. Đó là nguyên nhân khách quan, song về mặt chủ quan một số chủ đầu tư trong Học viện chưa ý thức được tầm quan trọng đối với vấn đề quản lý vốn đầu tư trong lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng, chưa có sự chỉ đạo một cách sát sao từ việc lập dự, tổ chức thực hiện dự toán, ít coi trọng kiểm tra giám sát, bố trí đội ngũ cán bộ quản lý tài chính chưa tương xứng với yêu cầu công việc.
Do đó việc triển khai xây dựng Học viện hành chính Tây nguyên là hết sức cần thiết để tạo ra cơ sở vật chất cho việc giảng dạy và học tập của Học viện. Nguồn vốn lớn thì công tác quản lý nguồn vốn dùng cho đầu tư của Học viện cần phải được tằng cường nhằm khắc phục những hạn chế của công tác quản lý vốn trong thời gian vừa qua, bảo đảm cho việc sử dụng vốn tiết kiệm, đạt hiệu quả cao.
Để thực hiện yêu cầu này đòi hỏi công tác quy hoạch phải đi trước một bước, đồng thời phải tiếp tục rà soát công tác xây dựng cơ bản , chấn chỉnh công tác kế hoạch hóa vốn đầu tư xây dựng cơ bản bảo đảm tính khoa học và tính thực tế của các dự toán, đẩy mạnh công tác giao ban với các ban ngành của Nhà nước để tranh thủ sự ủng hộ. +Bổ sung số lượng, tìm mọi biện pháp gia tăng chất lượng đội ngũ công tác quản lý tài chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản của Học viện, hoàn thiện mô hình ban quản lý xây dựng cơ bản ở các chủ đầu tư, bảo đảm tính thống nhất về chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý dự án, tạo ra sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành trong nội bộ Học viện đối với vấn đề quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Thứ tư, rà soát, sửa đổi, ban hành các văn bản quản lý của Học viện trong lĩnh vực quản lý tài chính đối với hoạt động đầu tư XDCB của Học viện trên cơ sở vận dụng linh hoạt các quy định của các Bộ, ngành phù hợp với đặc thù hoạt động đầu tư XDCB của Học viện, đưa công tác quản lý tài chính thống nhất, đi vào nề nếp. Thứ sáu, thực hiện cải cách, đổi mới bộ máy quản lý tài chính đối với lĩnh vực đầu tư XDCB của Học viện, nhất là xây dựng mô hình ban quản lý dự án, bảo đảm tính thống nhất về chức năng, nhiệm vụ của ban quản lý dự án ở các chủ đầu tư, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý tài chính.
Khi có nhu cầu chuyển vốn, điều chỉnh thành phần vốn và bổ sung vốn để thanh toán khối lượng hoàn thành còn thiếu vốn thanh toán chủ đầu tư phải chủ động đăng ký với Học viện qua Vụ KHTC theo mẫu quy định.Việc lập kế hoạch đầu tư phải trải qua hai bước:BướcI: Đăng ký nhu cầu danh mục dự án đầu tư và lập kế hoạch vốn đầu tư ; Bước II: Phân bổ vốn và duyệt kế hoạch vốn đầu tư năm Thứ hai,Các chủ đầu tư khi xây dựng kế hoạch vốn cần chuẩn bị đầy đủ tài liệu hồ sơ cho dự án chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư để xin vốn NSNN, đầu tư theo hướng có trọng điểm và để có căn cứ làm việc với Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính ghi vốn cho năm kế hoạch. 15/10 hàng năm để kịp điều chuyển vốn từ các dự án không có khả năng thực hiện đúng kế hoạch sang dự án thực hiện vượt tiến độ kế hoạch hoặc các dự án có khả năng thực hiện vượt kế hoạch tiến độ trong năm, đảm bảo vốn bố trí và thanh toán đúng với thực tế thực hiện, tránh tình trạng phải bị thu hồi vốn kế hoạch ngân sách do công trình không thực hiện được và thanh toán hết kế hoạch ngân sách nhưng chưa có khối lượng công trình hoàn thành.Trước khi đề nghị điều chỉnh vốn chủ đầu tư phải làm việc với KBNN nơi mở tài khoản để xác định số vốn thuộc kế hoạch năm đó thanh toán cho dự án, số vốn còn thừa do không thực hiện được; bảo đảm đúng thời hạn điều chỉnh vốn theo quy định chậm nhất đến hết ngày 30/11 năm kế hoạch.