MỤC LỤC
Theo khoản 1 điều 3 Nghị định 56/2009/NĐ – CP ngày 30/6/2009 doanh nghiệp nhỏ và vừa được định nghĩa như sau: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ và vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương với tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm).” Theo đó, tiêu chí ưu tiên là tổng nguồn. - Bên cạnh những khó khăn về vốn, phần lớn DNN&V gặp trở ngại do năng lực cạnh tranh, năng lực điều hành và quản lý doanh nghiệp còn yếu; chủ yếu việc quản lý còn mang tính gia đình; Kỹ năng phân tích thị trường còn hạn chế nên năng lực cạnh tranh chưa cao, sản phẩm làm ra chất lượng còn thấp và khó có khả năng cạnh tranh cao so với sản phẩm nước ngoài; Các vấn đề liên quan đến chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật… chưa được xem trọng.
- Về trình độ công nghệ, do phần lớn là các cơ sở thủ công "đi lên" hoặc có tiếp cận được khoa học, công nghệ nước ngoài thì cũng thuộc thế hệ lạc hậu. Ngoài ra, khả năng nhận biết về kinh doanh, văn hóa kinh doanh, trình độ xúc tiến và quảng bá thương mại cũng như lao động hoạt động trong khu vực này.
Theo đó, chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là tổng hợp các lợi ích do hoạt động này mang lại, được xác định trong mối quan hệ so sánh giữa doanh thu thu được và với chi phí, nguồn lực bỏ ra để thực hiện cho vay. Vì thế trong một quyết định cho vay, ngân hàng có thể theo đuổi mục tiêu lợi nhuận cao hay thấp, song phải xác định được mối liên hệ giữa rủi ro và sinh lời để đảm bảo hoạt động cho vay đem lại lợi nhuận cao nhất với độ rủi ro thấp nhất.
Nếu như chỉ tiêu thu nhập từ lãi trên tổng dư nợ cho vay DNN&V chỉ đơn thuần đánh giá khả năng tạo ra chênh lệch thu chi từ lãi của Ngân hàng thì chỉ tiêu này còn tính đến các thu nhập khác được tạo ra trong quá trình cho vay (thu từ các loại phí tín dụng, các khoản phạt vi phạm cam kết, thu khác…) cũng như tính đến các chi phí ngoài lãi khác có liên quan đến hoạt động tín dụng, đặc biệt là chi phí trích lập dự phòng. Trong thị trường ngân hàng cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, các biện pháp tăng lãi suất và phí tín dụng cho vay hay giảm chi phí huy động vốn là khó thực hiện nên thông thường các ngân hàng sẽ áp dụng triệt để biện pháp cắt giảm các chi phí ngoài lãi đồng thời nỗ lực trong việc phát triển và mở rộng khách hàng.
Chính sách cho vay được hiểu một cách đầy đủ, bao gồm định hướng chung trong hoạt động cho vay, cho vay ngắn hạn, trung dài hạn, các quy định về đảm bảo tiền vay của ngân hàng, xét duyệt cho vay… Đặc biệt với đối tượng khách hàng là DNV&N, đa dạng về loại hình tổ chức cũng như quy mô hoạt động nên chính sách cho vay của ngân hàng cần được quy định cụ thể phù hợp với thực trạng hoạt động của loại hình doanh nghiệp này, để có thể mở rộng được quy mô cho vay ngân hàng cần đưa ra được các quy định cụ thể, phù hợp với loại hình doanh nghiệp này nhằm nâng cao hiệu quả cho vay. - Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng, các cấp chính quyền địa phương Trong quá trình cho vay, ngân hàng cần có sự hợp tác rất lớn từ các cấp chính quyền địa phương và các cơ quan pháp luật như: việc xác nhận hợp đồng thế chấp, cầm cố, đăng ký giao dịch bảo đảm, sự phối hợp trong quản lý và phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ..Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan chức năng trong việc quản lý và cung cấp thông tin cho nhau về tình hình các doanh nghiệp như tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, trả nợ vay ngân hàng, tài sản thế chấp…Từ đó, các NHTM có những thông tin cần thiết để phân tích, đánh giá khách hàng, ra quyết định cho vay một cách đúng đắn, góp phần nâng cao hiệu quả cho vay.
NHTM đồng thời mang lại quyền tự chủ trong kinh doanh sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng.
- Các NHTM tăng cường phát triển sản phẩm dịch vụ phục vụ cho đối tượng DNN&V và có chính sách lãi suất, chi phí, tín dụng phù hợp với điều kiện của DNN&V. - Chú trọng các khoản ưu đãi khuyến khích các DNN&V để đầu tư máy móc, trang thiết bị, kỹ thuật công nghệ, cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong chương 1, luận văn đã tổng hợp và trình bày các lý thuyết cơ bản về DNN&V, cho vay đối với DNV&N, chất lượng cho vay. Điều này làm cơ sở để phân tích, đánh giá chất lượng cho vay đối với DNN&V tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương - Chi nhánh Long Biên ở chương tiếp theo.
(Nguồn: Phòng Tín dụng doanh nghiệp, Saigonbank-Chi nhánh Long Biên) Thực trạng nợ quá hạn và phân loại nợ. Điều này có thể được giải thích một phần do những biến động của thị trường kinh tế và hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 làm cho tốc độ gia tăng của dư nợ ngắn hạn là không cao và dư nợ trung và dài hạn giảm xuống qua các năm.
Bên cạnh các chương trình cho vay ưu đãi bằng vốn ủy thác của các tổ chức trên, Ngân hàng cũng đã và đang xây dựng các sản phẩm, các gói sản phẩm cho vay mới dành riêng cho khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa như: (1) cho vay tái cấu trúc tài chính dành cho khách hàng doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, cung cấp các khoản cho vay trung dài hạn nhằm tái cấu trúc tài chính đối với Khách hàng doanh nghiệp SMEs tại Saigonbank(2) Cho vay bổ sung vốn kinh doanh trả góp: cung cấp cho các Khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa các khoản vay trả góp trung dài hạn nhẳm bổ sung vốn kinh doanh; (3) Cho vay bổ sung vốn lưu động: cung cấp các khoản vay theo Hạn mức tín dụng cho các Khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa để bổ sung vốn lưu động thường xuyên, (4) các bó sản phẩm dành cho Khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa …. Nội dung của báo cáo thẩm định khách hàng tuân thủ theo mẫu biểu chung của Ngân hàng trong đó bao quát khá nhiều các nội dung: ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp, quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp, năng lực của đội ngũ điều hành, thị trường hoạt động, các chỉ tiêu tài chính, thẩm định phương án vay vốn của doanh nghiệp … Tuy bao quát khát nhiều nội dung, nhưng thông thường ngoài nội dung về chỉ tiêu tài chính và phương án vay vốn thì các nội dung khác thường được đề cập và đánh giá sơ qua.
Đặc biệt là trong hoạt động cấp tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, khi quy mô cấp tín dụng đối với mỗi khách hàng thường là nhỏ, các khoản vay được phê duyệt theo cơ chế chuyên viên (phê duyệt của một cá nhân) thay vì phê duyệt của Ban tín dụng (việc phê duyệt một khoản vay sẽ có sự tham gia của nhiều cán bộ lãnh đạo phê duyệt, đảm bảo được tính khách quan, chính xác trong việc ra quyết định cho vay). Ngoài ra, trong các trường hợp phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ, không tuân thủ các cam kết với Ngân hàng hoặc môi trường ngành doanh nghiệp hoạt động có những diễn biến bất thường, các cán bộ quan hệ tín dụng tại Chi nhánh cần tiến hành thẩm định lại tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng để đưa ra các phương án xử lý kịp thời như ngưng giải ngân, thu hồi nợ trước hạn nếu cần thiết để hạn chế rủi ro tín dụng có thể xảy ra cho chi nhánh.
Thứ ba, các Bộ, Ngành cần xây dựng bổ sung hoặc hoàn thiện được các tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật, định mức sản xuất sản phẩm, tiêu chuẩn về môi trường cho các ngành, lĩnh vực do mình quản lý trước tiên phục vụ công tác quản lý trong Ngành được hệ thông và chặt chẽ, đồng thời công bố công khai cho các tiêu chuẩn định mức chuẩn của ngành cho các cơ quan khác tham khảo cùng thực hiện mục tiêu quản lý tốt hoạt động của Ngành mình, tạo điều kiện cho các tổ chức tài chính có cơ sở tin cậy trong công tác thẩm định khách hàng. Thứ hai, nên thành lập trung tâm khai thác thông tin và nghiên cứu dự báo thị trường, các thông tin về chính sách chế độ, môi trường pháp luật có liên quan đến công tác thẩm định của hệ thống thông qua thu thập thông tin từ các Bộ, Ngành (Tổng cục thống kê, Bộ thương mại, Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ tài chính, Tổng cục hải quan, Văn phòng Chính phủ…), thường xuyên cung cấp thông tin và cảnh báo hỗ trợ các trong quá trình thẩm định tài chính khách hàng và ra quyết định cho vay nhằm hạn chế được rủi ro tín dụng.