MỤC LỤC
Do đó, sự duy trì quá lâu hoặc thay đổi quá nhanh chóng của cơ.
Cơ cấu kinh tế bao gồm cơ cấu ngành, cơ cấu kinh tế vùng lãnh.
Một nền kinh tế muốn tăng trưởng phát triển thì phải hợp lý, tiên tiến, đáp ứng nhu cầu đặt ra của thời đại không một nền kinh tế nào chỉ dựa vào nông nghiệp, công nghiệp hay dịch vụ. Với mục tiêu tăng trưởng kinh tế, sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất sao cho thích nghi với quá trình phát triển là điểm mấu chốt, có tính chất quyết định.
Cơ cấu kinh tế là nhân tố cơ bản quyết định sự tồn tại, phát triển kinh tế các nước. Cơ cấu kinh tế hợp lý cho phép khai thông tạo động lực cho việc khai thác có hiệu quả nguồn lực trong ngoài nước.
Vấn đề đặt ra là chuyển dịch như thế nào để đạt hiệu quả tối ưu. Việc hình thành cơ cấu kinh tế được diễn ra theo hai quá trình tự.
LLSX, đặc biệt là sự xuất hiện của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đã tạo bước ngoặt trong sự phát triển LLSX, làm cho phân công lao động xã hội đã vượt biên giới quốc gia, hình thành phân công lao động quốc tế. Do vậy, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực là một giải pháp thông minh của các quốc gia, để tham gia vào sự hợp tác và phân công lao động quốc tế, nhằm khai thác tốt các tiềm năng và lợi thế so sánh của đất nước, đồng thời có thể khai thác nguồn vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tốt của các nước tiên tiến để đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại và có hiệu quả.
Toàn cầu hoá, thực chất và trước hết là toàn cầu hoá về kinh tế, nó mở ra cho các quốc gia cơ hội có thể khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài để tăng tốc cho sự phát triển kinh tế của đất nước.
- Đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước phù hợp với.
Đây là lý do khách quan cần có vai trò của Nhà nước trong việc định hướng, hỗ trợ, điều tiết các chủ thể kinh tế trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đảm bảo phát triển kinh tế bền vững.
Xét toàn bộ nền kinh tế quốc dân, quá trình phát triển của ngành nông nghiệp đã dẫn đến chuyển dịch cơ cầu sản xuất nông nghiệp và thúc đẩy sự ra đời và phát triển các ngành khác, đồng thời đây cũng là quá trình hội nhập của ngành nông. Như vậy, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn liền với sự chuyển dịch của cơ cấu sản xuất nông nghiệp, mà điểm bắt đầu là từ sự chuyển dịch của cơ cấu sản xuất nông nghiệp với ba giai đoạn như trên.
Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng: sự phát triển của nông nghiệp chỉ là tiền đề, điều kiện ban đầu cho sự phát triển các ngành phi nông nghiệp, bởi sự phát triển của các ngành phi nông nghiệp còn phụ thuộc và chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau như: tính đặc thù của địa phương, điều kiện tự nhiên, KT-XH khác chi phối. Song vấn đề cơ bản là cần phải xem xét kỷ khi lựa chọn phương án phát triển các ngành phi nông nghiệp, trong đó có công nghiệp nông thôn phải hết sức thận trọng, nhằm đảm bảo phát triển hài hoà giữa ba yếu tố: kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái, đó cũng chính là sự phát triển bền vững mà mỗi quốc gia đang hướng tới.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp. Những chuyển dịch lớn và chủ yếu là: lao động làm việc trong nông nghiệp giảm, lao động làm việc trong công nghiệp, dịch vụ tăng lên, trình độ văn hóa chuyên môn, kỹ thuật của người lao động tăng lên, dân số và lao động thành thị ngày càng tăng; số người có việc làm ngày càng tăng, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn ngày càng tăng lên, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị ngày càng giảm; cơ cấu lao động bước đầu đã có sự phân bố và chuyển dịch hợp lý lao động giữa các vùng.
Thực tế này đã làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, nhất là những ngành công nghiệp kỹ thuật cao, như cơ khí, điện tử…. Trong những năm vừa qua, lao động nước ta đã có sự chuyển dịch đáng kể.
Trong nông nghiệp, năng suất lao động nông nghiệp tăng nhanh và đã đạt 745 USD/người sản xuất vào những năm 1995 - 1997 (gấp 3,3 lần Việt Nam), nhiều sản phẩm xuất khẩu có thị phần cao trên thị trường thế giới như: cao su đứng thứ 2 (sau Thái Lan), cacao đứng thứ nhất, cà phê đứng thứ 3 thế giới (sau Braxin và Colombia).
Bên cạnh đó, Indonesia cũng đã thành lập các Trung tâm khuyến nông tại cấp huyện để đầy nhanh quá trình chuyển giao công nghệ và áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ VI (1994 - 1999), Indonesia đã lên kế hoạch phát triển nông nghiệp từ sử dụng công nghệ kỹ thuật lao động chân tay sang một nền nông nghiệp tập trung vào tay nghề, kỹ thuật và cơ khí hóa.
Giữ vững mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển đô thị hiện đại, Đà Nẵng đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, để đến năm 2020 cơ bản hình thành mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, bảo đảm chất lượng tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế thành phố tiếp tục chuyển dịch nhanh theo hướng “dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp”, để Đà Nẵng sớm trở thành một trong những trung tâm dịch vụ lớn của cả nước, là cửa ngừ giao thương với nước ngoài, cú cỏc ngành, lĩnh vực sử dụng cụng nghệ cao, tạo ra giá trị gia tăng lớn để trở thành các ngành kinh tế chủ lực.
Tình hình biến động dân số 5 năm qua hầu như chỉ có tăng tự nhiên, tăng cơ học không có là do dân đi nơi khác làm ăn hầu hết là dân trong độ tuổi lao động, ngành nghề chủ yếu là làm nông. Một số ít hộ dân phân tán trong các khu vực đất nông nghiệp, cần có định hướng hạn chế phát triển, dần chuyển dịch về khu vực dân cư tập trung để đảm bảo hiệu quả cung cấp hạ tầng xã hội và kỹ thuật thiết yếu.
Toàn huyện có 10 đơn vị hành chính cấp xã, xây dựng tương đối tập trung.
Trong những năm qua, bằng nhiều nguồn vốn như: Chương trình 30a, chương trình 135, chương trình khuyến nông đã đầu tư các mô hình chăn nuôi gia trại như mô hình nạc hóa đàn lợn, mô hình giống lợn lai F1 có 92 hộ tham gia, mang lại hiệu quả cao để phổ biến nhân rộng trong toàn huyện. Qua bảng số liệu trên cho thấy tình hình chăn nuôi gia súc trên địa bàn huyện khá ổn định, riêng về chăn nuôi đàn lợn, đàn bò có xu hướng tăng mạnh, riêng đàn trâu có tăng nhưng không đáng kể.
Diện tích đồng thường xuyên bị khô hạn, do thời tiết, nhưng qua đó cũng cho thấy chăn nuôi gia súc, gia cầm duy trì ổn định kinh tế nông nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện Trà Bồng.
Dịch vụ vốn ở nông thôn: Tham gia vào hoạt động nầy chủ yếu do các Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách huyện, các quỹ tạo việc làm, quỹ vì người nghèo… của Nhà nước và các đoàn thể. Ở địa bàn huyện đã hình thành các đại lý, các cửa hàng tư nhân nhằm đáp ứng yêu câu về nguyên liệu, phân bón thuốc trừ sâu… cung ứng vật tư kỹ thuật, phụ tùng máy móc, xăng dầu cho máy cày, máy kéo cho nông dân…Năm 2010 có 6 cơ sở, năm 2015 là 13 cơ sở đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vật tư nông nghiệp và phần lớn phụ tùng máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Đến năm 2015, tổng số tiền dư nợ của Phòng Giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện cho các đối tượng vay 198 tỷ đồng, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT dự nợ là 23,0 tỷ đồng. Tuy nhiên nguồn vốn nầy còn rất ít so với nhu cầu của sản xuất của người dân, cho nên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về vốn cho việc đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Với quyết tâm của toàn Đảng bộ, Chính quyền huyện đã tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XI Đảng bộ đề ra: Dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp toàn diện. Đa dạng hóa nhiều vật nuôi nên đã đem lại hiệu quả kinh tế phát triển ổn định và bền vững, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, giảm hộ nghèo, đưa huyện Trà Bồng từng bước phát triển.
Bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống được tập trung đầu tư; kinh tế huyện nhà phát triển khá toàn diện, cả dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp.
Sản xuất nông nghiệp: Đã đưa 95% giống lúa xác nhận vào sản xuất kết hợp ứng dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất, đưa các loại máy tuốt lúa, máy cày, máy bơm nước được cải tiến về khoa học kỹ thuật đáp ứng nhu cầu sản xuất của nhân dân, phục vụ các khâu cụ thể như: làm đất, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, thủy lợi, nên đã đưa năng suất từ 42 tạ/ha năm 2010 lên 52 tạ/ha năm 2015, tăng 10 tạ/ha so với nhiệm kỳ trước. Tổ thú y của huyện hoạt động nề nếp, đảm bảo tiêm phòng từ 70-80% tổng đàn nên những năm qua đã hạn chế đến mức thấp nhất tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.
Ban Thường vụ Huyện ủy đã thống nhất chủ trương cho Doang nhiệp đầu tư hồ bơi, khu vui chơi giải trí, tạo nơi vui chơi giải trí mới cho con em địa phương. Tổng số hộ kinh doanh thương mại dịch vụ, không những trong sản xuất đời sống mà cả trong vui chơi, giải trí không ngừng tăng, với nhiều hình thức kinh doanh, dịch vụ đa dạng và phong phú.
Đã góp phần tạo thêm công ăn việc làm tại chỗ, tạo bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc. Các ngành nghề truyền thống cũng được duy trì và không ngừng phát triển, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế đúng hướng mà Nghị quyết Đại hội Đảng đề ra.
Nhiều hộ kinh doanh, buôn bán dọc hai bên Quốc lộ 24C ngày càng phát triển.
Các cơ sở công nghiệp, nông thôn qui mô sản xuất nói chung nhỏ, vốn đầu tư thấp nên thiết bị công nghệ lạc hậu, chất lượng sản phẩm kém, số cơ sở sản xuất, chế biến có dây chuyền thiết bị hiện đại chưa có, công nghệ thiết bị trung bình có 2,8%, còn lại 97,2% có công nghệ thiết bị lạc hậu; sản phẩm đa phần chưa có thương hiệu, chậm đổi mới, giá thành cao, năng lực cạnh tranh yếu so với các sản phẩm cùng loại của một số tỉnh, thành trong cả nước cũng như khu vực. Sự hợp tác giữa các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong ngành công nghiệp và sự hợp tác giữa nông dân với nông dân trong nông thôn, sự liên kết giữa nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thu mua, xúc tiến thương mại chưa được chặt chẽ, thậm chí có lúc có nơi còn tranh mua, tranh bán đã tác động tiêu cực đến hiệu quả sản xuất.
Lao động ngoài ngành nông nghiệp ở nông thôn còn rất ít; lao động ở nông thôn thiếu việc làm chiếm tới 11,04%; đời sống của nông dân, còn nhiều khó nhăn; khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn có xu hướng nới rộng ra, năm 2015 huyện Trà Bồng còn 42,9% hộ nghèo (theo tiêu chí cũ). Cơ chế, chính sách đền bù đất đai bị giải tỏa chậm đổi mới nên bộc lộ nhiều bất hợp lý về giá cả, phương thức, thủ tục hành chính, thanh toán cho dân.
Có thể nói trong điều kiện chung kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, để có một một cách làm cho phù hợp nhằm phát triển kinh tế chưa có một giải pháp cụ thể, còn gặp nhiều lúng túng trong triển khai thực hiện cơ chế, chính sách và chưa đồng bộ, từ đó hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao. Việc tiếp cận nguồn vốn còn gặp nhiều khó khăn, chưa có chính sách đồng bộ, do đó, đa số người dân khi tiếp cận chính sách nhưng thực hiện không có hiệu quả, có.
Về định hướng phát triển: Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng. Phải luôn coi trọng đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao; tạo điều kiện từng bước hình thành nền nông nghiệp sạch; phấn đấu giá trị tăng thêm trong nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, tốc độ phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn không thấp hơn mức bình quân của cả nước… Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và KTNT, chuyển mạnh sang sản xuất các loại sản phẩm có thị trường và hiệu quả kinh tế cao; đẩy mạnh thâm canh các loại cây trồng trên cơ sở áp dụng các quy trình sản xuất đồng bộ và tiên tiến; quy hoạch diện tích sản xuất lương thực ổn định; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực; phát triển mạnh chăn nuôi theo hướng quy mô lớn, an toàn dịch bệnh và bền vững về môi trường.
Xây dựng các vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung gắn với việc chuyển giao công nghệ sản xuất, chế biến và bảo quản….
Thị trường tác động với “cấp độ” ngày càng tăng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm biến đổi sâu sắc phương thức hoạt động SXKD theo hướng đa canh, đa ngành, kinh doanh tổng hợp, từng bước phá thế độc canh, thuần nông, sản xuất ra khối lượng hàng hoá nông sản ngày càng lớn, phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và xuất khẩu. Thị trường “đánh thức” các tiềm năng của nền kinh tế nói chung và các nguồn lực kinh tế ở nông thôn nói riêng, cùng với các lợi thế so sánh của từng vùng sinh thái để đẩy mạnh phát triển nông - lâm - thuỷ sản, các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các hoạt động dịch vụ ở nông thôn.
Thị trường cũng thúc đẩy phân công lại lao động xã hội trong nông thôn theo hướng đa dạng hoá ngành nghề, tạo thêm việc làm để giải quyết tình trạng thiếu việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho cư dân ở nông thôn.
- Nguồn nhân lực của xã khá dồi dào, cộng vào đó là trình độ học vấn.
Trên cơ sở phát triển nhanh và bền vững nông nghiệp - thuỷ sản, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, mà thu hút đại bộ phận lao động dư thừa, tăng năng suất lao động xã hội, đảm bảo an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu nông - lâm cho công nghiệp chế biến, tăng kim ngạch xuất khẩu, bảo vệ tài nguyên, cải thiện môi trường sinh thái.
Đó cũng chính là quá trình phân công lại lao động xã hội trên địa bàn nông thôn, theo hướng giảm dần tỷ trọng lao động và giá trị sản phẩm nông nghiệp, tăng tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ theo tỷ lệ tương ứng. Bốn là: Do đặc thù của huyện, trong thời gian tới cơ cấu nông nghiệp sẽ chuyển đổi theo hướng: giảm một số diện tích trồng lúa năng suất kém; chú trọng đầu tư khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng thuỷ sản; chăn nuôi sẽ chuyển động mạnh theo hướng trở thành ngành chính ở nông thôn, phát triển bền vững các trang trại, gia trại.
Mặt khác, trong quá trình sản xuất nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH sẽ đặt ra những yêu cầu mới mà từng hộ nông dân, các trang trại, tổ chức kinh tế tập thể có thể phát huy thế mạnh của mình để phát triển tổng hợp, nhất là về mặt dịch vụ - kỹ thuật. Như vậy, khi SXKD ở nông thôn vượt quá khuôn khổ, giới hạn của nông hộ, tự nó sẽ phá vỡ những khuôn khổ đó, tìm cách hợp tác với nhau để tồn tại và tăng sức cạnh tranh, đứng vững trong môi trường cạnh tranh quyết liệt của cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
Qua thực tế phát triển kinh tế ngành nghề nông thôn đã giữ vai trò,.
Mặt khác, trên cơ sở các vùng nguyên liệu, cần xây dựng và phát triển cụm công nghiệp ở thị trấn Trà Xuân và Cụm công nghiệp Thạch Bích ở xã Trà Bình đã quy hoạch, đặc biệt là công nghiệp chế biến, may mặc, thủ công mỹ nghệ, từ đó ổn định thị trường “đầu ra” cho nông sản của nông dân và cũng chính là sự ổn định nguồn nguyên liệu “đầu vào” cho các nhà máy chế biến nông nghiệp - thủy sản, tạo nên sự gắn kết chặt chẽ, hữu cơ giữa nông nghiệp - công nghiệp chế biến - thương mại, từng bước hình thành mô hình kinh doanh tổng hợp trên địa bàn nông thôn.
Nông nghiệp và kinh tế nông thôn huyện Trà Bồng đang chuyển mạnh sang SXHH, do đó đã có nhu cầu phát triển mạng lưới viễn thông, các phương tiện thông tin, làm cầu nối về thông tin giữa người sản xuất và người tiêu dùng, giúp người sản xuất ngày càng tiếp cận tốt hơn nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của người tiêu dùng. Thông tin liên lạc mở rộng và thông suốt vừa là điều kiện để phát triển kinh tế hàng hóa, vừa góp phần cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần và giữ vững trật tự trị an ở nông thôn.
Tổ chức việc phòng trừ bệnh sốt xuất huyết, tiêu chảy, bệnh tay chân miệng ở trẻ em; tiêm phòng bệnh uốn ván cho phụ nữ mang thai và các bệnh truyền nhiễm khác cho trẻ em; giáo dục mọi người ý thức tự giác phòng chống các bệnh truyền nhiễm, dùng nước sạch, làm vệ sinh khu vực sinh sống để đảm bảo sức khỏe cộng đồng cư dân nông thôn.
Vì vậy, cần tìm mọi biện pháp khai thác nguồn vốn cả trong và ngoài địa phương, của các cá nhân, doanh nghiệp xã hội hóa và nguồn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Trong các nguồn vốn đầu tư cần coi trọng nguồn vốn đầu tư của ngành nông nghiệp và nông thôn, đây là hướng cơ bản lâu dài để phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
Một là: Tạo điều kiện để hộ gia đình và chủ trang trại tự tích lũy đầu tư phát triển;. Hai là: Nhà nước đầu tư từ ngân sách để xây dựng kết cấu hạ.
Sự vận động và phát triển trong kinh tế thị trường, đòi hỏi huyện Trà Bồng phải chuyển đổi và phát triển nền nông nghiệp theo hướng thâm canh với năng suất cây trồng, vật nuôi cao, hàng hóa nông sản đa dạng và chất lượng tốt, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới. Chính vì tầm quan trọng đặc biệt của các loại doanh nghiệp này, tỉnh, huyện cần phải nhanh chóng tập trung củng cố các cơ sở sản xuất giống cây trồng, vật nuôi; cần đầu tư tương xứng với vai trò và vị trí của nó, để mua sắm đổi mới trang thiết bị, tạo lập nên cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại đủ sức phục vụ nghiên cứu, lai tạo giống cây, con mới có năng suất, chất lượng cao, kháng được sâu bệnh, phù hợp với điều kiện nông hóa thổ nhưỡng của tỉnh cũng như của huyện Trà Bồng.
Thực hiện được như vậy, sẽ tránh thiệt hại cho nông dân khi phải dựa vào các giống cây trồng,vật nuôi không đảm bảo chất lượng trôi nổi trên thị trường. Cần gấp rút đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực, tăng cường cán bộ khoa học có trình độ cao, các kỹ thuật viên giỏi, đồng thời có chính sách chăm lo đời sống vật chất, văn hóa tinh thần để họ an tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ vô cùng khó khăn, phức tạp nhưng cũng đầy ý nghĩa này.
- Mục đích của kinh tế tập thể là liên kết các thành viên, tạo nên.
- Cần có chính sách cụ thể hỗ trợ cho các HTX về cung ứng vật tư,.
Khuyến khích tư bản tư nhân đầu tư vào những khâu mà hộ nông dân không đủ khả năng đảm nhận, như: Phát triển công nghiệp chế biến, phát triển các loại dịch vụ kỹ thuật cho nông nghiệp, nông thôn, tham gia lưu thông hàng hóa, giao thông vận tải, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế ở nông thôn. Có thể chủ động liên kết kinh tế với tư bản tư nhân trong và ngoài địa phương dưới nhiều hình thức khác nhau để khai thác tiềm năng lợi thế, thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp - thuỷ sản, gắn chế biến với tiêu thụ.
Trên cơ sở đó, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sẵn có, góp phần tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho dân cư nông thôn. Sự tham gia tích cực của kinh tế tư bản tư nhân là một trong những nhân tố tác động mạnh mẽ đến phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Để thu hút vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý của tư bản tư.
Chính sách kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta được Đại hội VI của Đảng nêu lên và các văn kiện Đại hội VII, VIII, IX, X, XI và các Nghị quyết của TW, của Bộ Chính trị các khóa đều khẳng định: Cần tiếp tục thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Trong bước khởi đầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển, cơ cấu kinh tế nông thôn biến đổi còn chậm, cần có giải pháp vừa khuyến khích những hộ giỏi ngành nghề phi nông nghiệp, thực hiện phương châm: “Ly nông bất ly hương, nhập xưởng bất nhập thành”, vừa có giải pháp để hạn chế việc phải sang nhượng ruộng đất vì những khó khăn hoặc rủi ro của những người chưa có nghề gì khác ngoài nông nghiệp, để những hộ này không trở thành hộ mất đất phải đi làm thuê.
+ Huy động cộng đồng trong việc xây dựng quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo, quỹ hỗ trợ bệnh nhân nghèo, khám chữa bệnh nhân đạo. - Hỗ trợ về giáo dục cho con em gia đình nghèo: miễn giảm học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường lớp, hỗ trợ tập viết, sách giáo khoa cho học sinh thuộc diện nghèo, khuyến khích học sinh nghèo học giỏi bằng các giải thưởng, học bổng và các chế độ ưu đãi khác.
Tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục để đào tạo cán bộ, nhất là cán bộ ở cơ sở.
- Trên cơ sở chiến lược phát triển KT-XH của đất nước, các cấp chính quyền từ tỉnh đến xã cần hoàn thiện và cụ thể hóa, chi tiết hóa thành các mục tiêu chiến lược phát triển KT-XH, trong đó cần chú ý chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trên cơ sở đó các ngành liên quan đến nông nghiệp, nông thôn như: Sở nông nghiệp và PTNT, Sở Công thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông và Vận tải, Sở Lao động - TB&XH, Sở Y tế… hướng vào các mục tiêu của chiến lược mà đề ra các chương trình phát triển của ngành cho phù hợp, từ đó thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.