MỤC LỤC
Đề tài xem xét sự truyền dẫn từ lãi suất tái cấp vốn đến lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại Việt Nam, cụ thể: xem xét mức độ truyền dẫn của lãi suất trong dài hạn, ngắn hạn và tốc độ điều chỉnh về mức cân bằng dài hạn của lãi suất; xem xét có hay không sự bất cân xứng trong truyền dẫn lãi suất; đồng thời, xem xét điểm gãy cấu trúc có ảnh hưởng đến mức độ truyền dẫn lãi suất trong dài hạn, ngắn hạn và tốc độ điều chỉnh lãi suất về mức cân bằng trong giai đoạn 2005 – 2014 hay không, để từ đó đề xuất một số khuyến nghị về chính sách điều hành lãi suất ở Việt Nam. Trong đó, lãi suất tiền gửi được đại diện bằng lãi suất gửi kỳ hạn 3 tháng trung bình của bốn ngân hàng thương mại lớn có cổ phần chi phối của Nhà nước (bao gồm Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank) và lãi suất cho vay được đại diện bằng lãi suất cho vay kỳ hạn dưới 12 tháng trung bình của bốn ngân hàng thương mại lớn có cổ phần chi phối của Nhà nước (bao gồm Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank).
Dựa trên mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn, tổng hợp và phân tích số liệu lấy từ nhiều nguồn tin cậy như: Dữ liệu thống kê tài chính quốc tế (IFS) và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV). Ngoài ra, đề tài sử dụng phương pháp định lượng tiếp cận mô hình phân phối trễ tự hồi quy (ARDL) để nghiên cứu truyền dẫn từ lãi suất tái cấp vốn đến lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay của các Ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2005 – 2014.
Đề tài “Nghiên cứu truyền dẫn từ lãi suất tái cấp vốn đến lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại Việt Nam” khi đạt được những mục tiêu nghiên cứu sẽ đóng góp không chỉ cho những đề tài nghiên cứu tương tự sau này về truyền dẫn lãi suất mà còn định hướng nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ truyền dẫn không hoàn toàn của lãi suất bán lẻ. Ngoài ra, đề tài cũng gợi ý một vài khuyến nghị về chính sách điều hành lãi suất ở Việt Nam.
Theo nghĩa rộng, chính sách tiền tệ là chính sách điều hành toàn bộ khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế quốc dân nhằm tác động đến bốn mục tiêu lớn của nền kinh tế vĩ mô, trên cơ sở đó đạt mục tiêu cơ bản là ổn định tiền tệ, giữ vững sức mua của đồng tiền và ổn định giá cả hàng hóa. Tùy thuộc vào mục tiêu từng thời kỳ của chính sách tiền tệ, ngân hàng Nhà nước áp dụng cơ chế điều hành lãi suất phù hợp nhằm ổn định và phát triển thị trường tiền tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phân bổ hiệu quả các nguồn vốn trong nền kinh tế.
Theo Campbell và Perron (1991), mặc dù mở rộng chuỗi thời gian có thể là một cách để cải thiện độ tin cậy của các kiểm định thống kê, tuy nhiên, chính việc mở rộng này lại kéo theo một hệ quả là trong chuỗi dữ liệu rất có thể sẽ xuất hiện những điểm gãy cấu trúc làm sai lệch các kết quả kiểm định đưa ra bởi các phương pháp truyền thống. Theo đó, khi sử dụng phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị truyền thống đối với chuỗi dữ liệu có chứa điểm gãy cấu trúc (cụ thể là kiểm định Dickey – Fuller), kết quả kiểm định sẽ sai lệch về hướng không thể bác bỏ giả thuyết H0 (tức là chuỗi dữ liệu có nghiệm đơn vị); trong khi thực tế chuỗi số liệu có thể không phải là một bước ngẫu nhiên mà nó thể hiện tính dừng xung quanh các điểm gãy của đường xu hướng xác định.
Theo Đinh Thị Thu Hồng và cộng sự (2013), nhóm tác giả sử dụng dữ liệu lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay, lãi suất liên ngân hàng, lãi suất tái chiết khấu theo tháng giai đoạn 1/1997 – 12/2012 (192 quan sát) để phân tích về cơ chế truyền dẫn lãi suất từ lãi suất chính sách qua lãi suất thị trường đến lãi suất bán lẻ ở Việt Nam và một số nền kinh tế mới nổi khác ở châu Á thông qua kiểm tra tính cân xứng và tính bất cân xứng trong truyền dẫn lãi suất bằng mô hình ECM theo Scholnick (1996); kiểm tra tác động của độ bất ổn lãi suất, tính cứng nhắc trong quá trình điều chỉnh lãi suất và hiệu ứng đòn bẩy lên truyền dẫn lãi suất bằng mô hình ECM – EGARCH(1,1)-M (Wang và Lee, 2009). Theo Nguyễn Thị Ngọc Trang và cộng sự (2014), nhóm tác giả thu thập dữ liệu lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay, lãi suất liên ngân hàng và lãi suất tái cấp vốn theo tháng giai đoạn 1/1997 – 12/2012 để phân tích thực nghiệm truyền dẫn lãi suất bán lẻ tại Việt Nam giới hạn trong mối quan hệ thay đổi lãi suất chính sách (lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước) và lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 3 tháng truyền dẫn vào lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 tháng và lãi suất cho vay kỳ hạn dưới 12 tháng của trung bình bốn ngân hàng thương mại có vốn chi phối của Nhà nước.
Theo đó, truyền dẫn lãi suất là quá trình mà sự điều chỉnh của lãi suất chính sách ảnh hưởng đến lãi suất thị trường hay lãi suất bán lẻ và tính cứng nhắc trong cơ chế truyền dẫn lãi suất là sự thay đổi trong lãi suất chính sách không truyền dẫn hoàn toàn vào lãi suất bán lẻ nguyên nhân do nhiều yếu tố như: thông tin bất cân xứng (Stiglitz và Weiss, 1981), thị trường cạnh tranh không hoàn hảo (Hannan và Berger, 1991; Neuman và Sharp, 1992), chi phí chuyển đổi (Heffernan, 1997)), chi phí thực đơn (Dutta và cộng sự, 1999)… Ngoài ra, tác giả cũng đề cập đến điểm gãy cấu trúc xảy ra trong dữ liệu chuỗi thời gian vì một số lý do như sau: khủng hoảng kinh tế, thay đổi trong cơ cấu thể chế, thay đổi chính sách. Trong chương này, tác giả cũng lược khảo một số nghiên cứu trước về truyền dẫn lãi suất và tóm tắt một vài kết luận phổ biến.
Việc thắt chặt tiền tệ đầu năm và nới lỏng dần cuối năm 2008 đã tạo nên tần suất điều chỉnh chính sách nhiều chưa từng có trong lịch sử, đó là: 8 lần điều chỉnh lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu; 5 lần điều chỉnh dự trữ bắt buộc và lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc; 3 lần nới biên độ tỷ giá; 2 lần tăng mạnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Bên cạnh đó, trước xu hướng giảm của chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát kỳ vọng, NHNN đã giảm đồng loạt các lãi suất chính sách và trần lãi suất huy động, cụ thể trong năm 2012: Lãi suất tái cấp vốn đã giảm từ 15% xuống còn 9%, lãi suất tái chiết khấu đã giảm từ 13% xuống còn 8%, và trần lãi suất huy động kỳ hạn ngắn ngày giảm từ 14% xuống còn 9%.
Việc lãi suất tiền gửi tăng cao đã đẩy mặt bằng lãi suất cho vay tăng cao trong điều kiện áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận, do đó, để góp phần thực hiện hạ mặt bằng lãi suất của thị trường và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng với vốn của khu vực ngân hàng trong điều kiện tăng trưởng tín dụng có xu hướng giảm hoặc tăng nhẹ trong những tháng đầu năm, NHNN và Hiệp hội ngân hàng đã yêu cầu các NHTM đồng thuận giảm lãi suất huy động vốn bằng VND. Trong bối cảnh ngân hàng dư thừa thanh khoản, lãi suất tiền gửi giảm và mặt bằng lãi suất cho vay cũng giảm so với năm 2013, cụ thể: Từ ngày 29/10/2014, NHNN điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi tối đa bằng VND của các tổ chức, cá nhân tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài từ mức 6%/năm xuống 5,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; giảm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với một số lĩnh vực, ngành kinh tế từ mức 8%/năm xuống còn 7%/năm;.
Trong đó, lãi suất tái chiết khấu (Re-discount Interest Rate) là lãi suất được áp dụng cho các nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác như tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi… Đây chính là lãi suất cho vay ngắn hạn của Ngân hàng Trung ương đối với các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tái chiết khấu các giấy tờ có giá chưa đến thời hạn thanh toán, được ấn định cho từng thời kỳ, căn cứ vào mục tiêu chính sách tiền tệ. Giải thích cho sự tăng đột ngột này chính là do Việt Nam chịu sự ảnh hưởng gián tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cùng với lạm phát cao (khoảng 20% vào năm 2008), do đó, các nhà hoạch định phải thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ và nâng mức lãi suất tái cấp vốn lên cao.
Theo Pesaran (1997), kiểm định đường bao (Bound test) là bước đầu tiên của phương pháp tiếp cận mô hình ARDL để xác định việc tồn tại hay không tồn tại mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến, tức là xác định việc có tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa các biến hay không. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc hiệu chỉnh trong ngắn hạn có thể bất cân xứng, có nghĩa là, việc điều chỉnh tốc độ có thể khác nhau khi lãi suất trên mức cân bằng và khi lãi suất thấp hơn mức cân bằng (Scholnick, 1996; Kleimeier và Sander, 2006; Chong và cộng sự, 2006).
Thứ ba, chạy mô hình ARDL với các độ trễ đã được xác định để kiểm định mối quan hệ dài hạn giữa các biến trong mô hình bằng kiểm định đường bao (Bound test). Thứ tư, tính toán tác động ngắn hạn của các biến bởi mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM) dựa trên cách tiếp cận ARDL đối với đồng liên kết.
Trong phần này, tác giả sử dụng đồng thời kiểm định nghiệm đơn vị truyền thống và kiểm định nghiệm đơn vị có xét đến điểm gãy cấu trúc để xác định tính dừng của các chuỗi dữ liệu bao gồm: toàn bộ mẫu (Full sample), giai đọan trước điểm gãy (Pre-break) và giai đoạn sau điểm gãy (Post-break). Nguyên nhân của mức độ truyền dẫn lãi suất không hoàn toàn do tình hình kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2014 chịu nhiều ảnh hưởng của các sự kiện kinh tế, biến động lớn như: Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO); các cuộc khủng hoảng tài chính, nợ công trên thế giới; sự tăng trưởng tín dụng nóng và vấn đề lạm phát nổi cộm cùng động thái thay đổi chính sách tiền tệ từ thắt chặt sang nới lỏng tạo ra một số biến động khó dự đoán trước được của lãi suất.
Trong thời gian qua, việc hoạch định và thực hiện chính sách lãi suất cũng như chính sách tiền tệ nói chung của NHNN đã mang lại những khả quan cho nền kinh tế như: Lạm phát được kiềm chế, thanh khoản của hệ thống NHTM tốt… Trong thời gian tới, NHNN tiếp tục hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất và chính sách tiền tệ cần công bằng, minh bạch, tránh sự thỏa thuận ngầm giữa các ngân hàng thương mại để nâng cao mức độ truyền dẫn lãi suất và giảm tính cứng của lãi suất. Thứ nhất, vì tính bảo mật lãi suất của các ngân hàng, bài nghiên cứu giới hạn dữ liệu nghiên cứu ở việc thu thập dữ liệu lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay của một số kỳ hạn nhất định được đại diện bởi lãi suất trung bình của 4 ngân hàng thương mại lớn có cổ phần nhà nước chi phối do IFS tổng hợp và thu thập lãi suất tái cấp vốn từ các văn bản được NHNN ban hành.