Ứng dụng Mô Hình Chênh Lệch Thời Gian (Duration Gap) Trong Quản Trị Rủi Ro Lãi Suất Tại Các Ngân Hàng Thương Mại

MỤC LỤC

GIỚI THIỆU TểM TẮT LUẬN VĂN CAO HỌC KINH TẾ

  • Mục tiêu của đề tài

    Từ năm 2008 đến nay, thị trường tài chính Việt Nam đã chứng kiến nhiều biến động có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam như những cuộc chạy đua gia tăng lãi suất tiền gửi (2008, 2010, 2011), trong đó chứa đựng các yếu tố rủi ro, đặc biệt là rủi ro lãi suất với nguy cơ lớn có thể dẫn tới sự sụp đổ mang tính dây chuyền cho cả hệ thống ngân hàng. + Dữ liệu thứ cấp sử dụng các nghiên cứu trước đây về chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước, cũng như các nghiên cứu về ứng dụng các kỹ thuật quản lý rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại Việt Nam; các biểu lãi suất công bố (lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu) của ngân hàng Nhà nước và biểu lãi suất huy động, cho vay của các ngân hàng thương mại công bố trên website, báo chí.

    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO LÃI SUẤT VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG

    VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

    • Rủi ro lãi suất trong kinh doanh ngân hàng [15]
      • Các mô hình quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng hiện nay

        So với mô hình Tái định giá và mô hình Kỳ hạn đến hạn, mô hình Chênh lệch thời lượng được đánh giá là hoàn hảo hơn nhiều trong việc đo mức độ nhạy cảm của Tài Sản và Nợ đối với LS, bởi vì nó đề cập đến yếu tố thời lượng của tất cả các luồng tiền cũng như kỳ hạn đến hạn của Tài Sản và Nợ. (ii)Việc thanh toán gốc lãi đầy đủ và đúng hạn: Trong thực tế, có thể khách hàng sẽ chậm thanh toán cho NH và NH cũng phải cơ cấu lại các khoản nợ, điều này dẫn đến các luồng tiền của NH nhận hoặc chi trả trong tương lai sẽ thay đổi và buộc NH phải điều chỉnh lại thời lượng của Tài sản và Nợ.

        thời lượng của Tài sản vàNợ trong bảng cân đối kế toán của NH, và được điều chỉnh bởi hệ số k
        thời lượng của Tài sản vàNợ trong bảng cân đối kế toán của NH, và được điều chỉnh bởi hệ số k

        THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

        Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước trong khoảng thời gian từ đầu năm 2008 đến cuối tháng 3/2015

        Tuy nhiên, nhờ vào việc kịp thời ban hành cơ chế LS cơ bản đối với VNĐ thông qua Quyết định số 546/2002/QĐ-NHNN và điều chỉnh linh hoạt với tần suất cao các mức LS điều hành (tổng cộng 8 lần), NHNN đã ngăn chặn được nguy cơ xáo trộn thị trường tiền tệ và mất khả năng thanh toán của các NHTM trong những tháng cuối năm 2008, kiểm soát tốt lạm phát (từ 18,44% trong 6 tháng đầu năm chỉ tăng lên 19,89% vào cuối năm), an toàn hệ thống NH được đảm bảo và khắc phục được tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong huy động vốn giữa các NHTM. Hay như, chính sách hỗ trợ LS năm 2009 đáng lẽ phải được dừng lại sớm hơn thay vì kéo dài cho đến cuối năm khi tình hình cho thấy xu hướng phục hồi gần như là chắc chắn và hậu quả là tăng trưởng tín dụng quá mức trong khi nguồn vốn huy động của các NHTM lại không tương xứng đã làm xảy ra tình trạng thiếu vốn cho vay và cuộc đua LS được lặp lại trong năm 2010, 2011 [14].

        Sự tác động của cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước đến chính sách lãi suất của các Ngân hàng thương mại trong khoảng

          Thứ tư, NHNN còn sử dụng quá nhiều biện pháp hành chính trong quá trình điều hành LS nhưng lại không có những biện pháp chế tài thích hợp đã dẫn đến tình trạng biến tướng lách luật, cạnh tranh không lành mạnh, gây mất ổn định trong hệ thống NH. Ví dụ là những tháng đầu năm 2008, cuối năm 2010 và đầu năm 2011, NHNN đã áp dụng những biện pháp hành chính không hiệu quả nhằm ngăn chặn cuộc đua LS tăng cao của các NHTM, tuy nhiên gây ảnh hưởng xấu cho thị trường tiền tệ và hệ thống NH, thậm chí còn làm cuộc đua LS ngày càng trầm trọng hơn. Tuy nhiên, điều đáng nói là ngoài LS ghi trong hợp đồng, các NH còn áp một số loại phí như phí thu xếp vốn, phí quản lý tín dụng, phí tư vấn, phí hồ sơ vay vốn, phí thẩm định… với các mức từ 0,5% - 4,5% đã làm tăng đáng kể chi phí vay vốn thực tế của khách hàng vay.

          Đồng thời, với quy định về mức trần LS cho vay áp dụng đối với 4 lĩnh vực ưu tiên gồm: các khoản vay nhằm đáp ứng các nhu cầu vốn phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; thực hiện phương án, dự án sản xuất – kinh doanh hàng xuất khẩu; phục vụ sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa; phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.

          Bảng 3.2: Phạm vi biến động LS huy động qua các năm
          Bảng 3.2: Phạm vi biến động LS huy động qua các năm

          Thực trạng công tác quản trị rủi ro lãi suất đang thực hiện tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam

          (iii) Trong những năm qua, các NH đã không ngừng đầu tư trang thiết bị, các phần mềm tin học hiện đại, chuyên nghiệp phục vụ cho phòng Quản lý - Nguồn vốn, phòng Quản lý rủi ro – nơi quản lý rủi ro LS của các NH – cũng như các đơn vị hỗ trợ khác như Trung tâm điện toán, phòng Kinh doanh đầu tư, phòng Quản lý & Khai thác tài sản…. (v) Những chuẩn mực quốc tế ngày càng được nhiều NH nghiên cứu và đưa vào áp dụng trong hoạt động của mình nhằm quản lý tốt nhất RRLS có thể xảy ra, đáp ứng tốt những yêu cầu của quá trình hội nhập thị trường tài chính quốc tế. (i) Nhận thức về RRLS của NH mới chỉ dừng lại ở việc nhận biết có rủi ro khi LS thị trường thay đổi mà chưa thể đo lường, đánh giá cụ thể mức độ rủi ro cũng như hướng biến động của LS có thể gây thiệt hại cho NH.

          (ii) Về phòng ngừa RRLS, NH chưa có những biện pháp tích cực để duy trì sự cân xứng về kỳ hạn của tài sản và nguồn vốn, cũng như xác định một danh mục Tài sản – Nợ hợp lý để tối thiểu hóa RRLS.

          ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CHÊNH LỆCH THỜI LƯỢNG TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI CÁC NGÂN

          HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

          Vốn điều lệ < 5.000

          Vốn điều lệ >=

          Vốn điều lệ >=

            Đặc biệt, đối với Techcombank, gần như không có sự ảnh hưởng của thay đổi LS đối với thay đổi VCSH (do chênh lệch thời lượng gần bằng 0). Tuy nhiên, một điều lưu ý rằng, các NH trong nhóm này đều có mức chênh lệch thời lượng thấp hơn so với các NH trong các nhóm khác (điển hình như Techcombank). Đối với nhóm NH có vốn điều lệ từ 10.000 tỷ đồng trở lên, biểu đồ trên cũng thể hiện cả 2 chiều hướng biến động: sự thay đổi VCSH cùng chiều với sự thay đổi LS (Vietinbank, Vietcombank, MB Bank, BIDV) và ngược chiều với sự thay đổi LS (Eximbank, Sacombank).

            Trong nhóm NH này, BIDV ít chịu ảnh hưởng nhất từ sự thay đổi LS, nhưng ngược lại Vietinbank lại là NH có mức thay đổi VCSH nhiều nhất từ sự thay đổi LS (do quy mô tổng TS và chênh lệch thời lượng lớn).

            Vốn điều lệ >= 5.000

            Vốn điều lệ >=

            • Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại Việt Nam từ việc ứng dụng mô hình Chênh lệch thời lượng trong đo

              Phần dưới đây sẽ trình bày việc ứng dụng chiến lược này bằng cách kết hợp mô hình thời lượng với mô hình Tối ưu hóa thông qua sự trợ giúp của công cụ Solver trong Excel nhằm xác định tỷ trọng/giá trị tối ưu các khoản mục trong danh mục Tài sản và Nguồn vốn của NH. Qua các bảng tổng kết 4.4, 4.5, 4.6 và từ việc so sánh cơ cấu danh mục Tài Sản/Nguồn vốn ban đầu, các NHTM như Techcombank, VP Bank, BIDV, Vietcombank trong quá trình hoạt động cũng đã cơ cấu cho mình danh mục với các tỷ trọng gần giống với kết quả tối ưu nhất nhằm bảo vệ giá trị của NH khỏi sự biến động LS. Với những nỗ lực trong hoạt động quản trị RRLS, kết quả là hầu hết các NH đều đạt được những kết quả khả quan trong việc quản lý Tài sản sinh lời để tạo ra lợi nhuận cho NH mặc dù mặt bằng LS cho vay và huy động trên thị trường đã giảm mạnh rừ rệt trong những năm qua.

              Mặc dù đề tài đã tiến hành lượng hóa RRLS bằng một mô hình hoản hảo hơn - Mô hình Chênh lệch thời lượng, việc triển khai ứng dụng mô hình này hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn, như: (1) Số liệu đầu vào (thời hạn cho vay và huy động) chưa đáp ứng được yêu cầu để tính toán khe hở thời lượng.

              Theo bảng tóm tắt 4.2 ở trên:
              Theo bảng tóm tắt 4.2 ở trên:

              GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CHÊNH LỆCH THỜI LƯỢNG TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO

              LÃI SUẤT TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

              • Các giải pháp hoàn thiện việc ứng dụng mô hình Chênh lệch thời lượng trong quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại Việt
                • Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

                  Về phần các NHTM, họ cần tập trung trước hết vào công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh phát triển nền tảng công nghệ và thông tin, sắp xếp và tổ chức lại bộ máy quản trị RRLS, và cuối cùng là cố gắng tìm tiếng nói chung giữa các NHTM với nhau để có thể đưa ra một khung chính sách LS phù hợp và ổn định lâu dài. (3) Trên cơ sở thống nhất về quy trình quản trị RRLS trong toàn hệ thống, các phòng ban có liên quan trực tiếp đến danh mục Tài sản, Nợ tiến hành thống kê theo định kỳ (về giá trị, LS áp dụng, thời gian đáo hạn) các khoản mục mà mình quản lý và báo cáo cho phòng Quản lý nguồn vốn–ngân quỹ, tạo cơ sở cho việc xác định DGAP. Hiện nay, nước ta thiếu những nguồn chính thống và những căn cứ tin cậy để dự đoán lãi suất nhưng NH có thể tự đưa ra những căn cứ cho mình để dự đoán như LS trên thị trường liên NH, LS trái phiếu kho bạc nhà nước… Ngoài ra, NH cần nâng cao chất lượng các nguồn thông tin trong nội bộ và ngoài thị trường, việc thu thập thông tin phải được tất cả các nhân viên thực hiện và đặc biệt là phải có nhân viên chuyên trách việc thu thập thông tin.

                  - Tổ chức định kỳ các buổi thảo luận cho các NH để trao đổi về kinh nghiệm quản lý rủi ro và mô hình quản lý tài sản, vừa tạo điều kiện cho các NH rút ra phương án hiệu quả cho mình, tạo cơ sở để NHNN xây dựng được quy chế quản trị rủi ro cần thiết, cơ bản và thống nhất từ đó tạo tiền đề cho việc giám sát, thanh tra trong thời gian tới.

                  Hình 5.1: Mơ hình tổ chức quản trị RRLS ứng dụng mơ hình Chênh lệch thời lượng
                  Hình 5.1: Mơ hình tổ chức quản trị RRLS ứng dụng mơ hình Chênh lệch thời lượng