Đo lường và phân tích hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán Việt Nam

MỤC LỤC

GIỚI THIỆU Đặt vấn đề

    Rất nhiều lý do được đưa ra để giải thích cho sự phát triển mãnh liệt này, nhưng phần lớn ý kiến cho rằng, một trong những nguyên nhân chính là do tâm lý đầu tư bầy đàn, đầu tư theo phong trào của các nhà đầu tư trong nước khi mà các lý thuyết, mô hình của thị trường hiệu quả dường như không còn chính xác đối với TTCK Việt Nam. Trên thị trường chứng khoán, theo Bikhchandani, S và Sharma, S (2001), hành vi bầy đàn hay tâm lý bầy đàn là hành vi của một nhà đầu tư bắt chước hành động của các nhà đầu tư khác hoặc tuân theo các chuyển động của thị trường thay vì dựa trên nguồn thông tin và chiến lược của chính nhà đầu tư hay nói cách khác, nhà đầu tư được coi là hành động theo bầy đàn khi họ thay đổi quyết định đầu tư trên cơ sở dựa theo hành động các nhà đầu tư khác (Ferruz và Yargas, 2007).

    KHUNG LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 1. Lý thuyết thị trường hiệu quả và lý thuyết tài chính hành vi

    Các nghiên cứu về hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán

    • Nghiên cứu thực nghiệm

      Trong thực tế, tác giả cho rằng chính sự khác biệt về kết quả này có thể là do sự khác biệt về đặc điểm nhà đầu tư trên hai thị trường, trong đó, đối tượng chiếm ưu thế trên thị trường Thượng Hải là các nhà đầu tư cá nhân trong nước, người được cho là thường thiếu kiến thức và kinh nghiệm đầu tư, ngược lại, thị trường Thẩm Quyến với đa số là nhà đầu tư tổ chức chuyên nghiệp từ nước ngoài. Phương pháp bình phương tối thiểu (OLS) truyền thống chỉ tập trung xác định giá trị trung bình có điều kiện của độ phân tán TSSL cổ phiếu, trong khi các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng, độ phân tán trong TSSL cổ phiếu thường nhạy cảm với những biến động của TSSL thị trường, đặc biệt là trong những giai đoạn thị trường biến động mạnh, hình thành nên những giá trị ngoại lai, nằm cách xa so với giá trị trung bình của phân phối.

      PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

      Lựa chọn mô hình đo lường hành vi bầy đàn trên TTCK Việt Nam

      Trong khi đó, mô hình nghiên cứu đề xuất bởi Chang và cộng sự (2000) và được bổ sung bởi Tân và cộng sự (2008) lại dựa trên mối quan hệ giữa TSSL của thị trường và sự phân tán của nó với TSSL của từng cổ phiếu để phát hiện sự tồn tại của hành vi bầy đàn. Ngoài ra, khi có sự biến động giá tương đối lớn trên thị trường, các nhà đầu tư có xu hướng bỏ qua niềm tin của mình và chạy theo biến động của thị trường, hay nói cách khác, các nhà đầu tư sẽ có những phản ứng tương tự nhau, đây chính là dấu hiệu của sự tồn tại hành vi bầy đàn.

      Dữ liệu và phương pháp đo lường

        Biến độc lập: Như đã trình bày ở trên, mô hình để kiểm định sự tồn tại của hành vi bầy đàn là mô hình thể hiện sự biến động của độ phân tán TSSL theo TSSL thị trường. Giá đóng cửa của cổ phiếu là giá đã được điều chỉnh đối với các sự kiện như chia trả cổ tức tiền mặt, cổ tức bằng cổ phiếu và cổ phiếu thưởng trong ngày giao dịch không hưởng quyền.

        Bảng 3.1: Tóm tắt về dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu
        Bảng 3.1: Tóm tắt về dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu

        Mô hình hồi quy nghiên cứu

          Uớc lượng mức độ của hành vi bầy đàn trong các điều kiện thị trường Trong phần nghiên cứu này, tác giả thực hiển kiểm định nhằm xem xét về mức độ của hành vi bầy đàn được thể hiện trong hai trường hợp thị trường tăng và thị trường giảm có sự tương đồng với nhau hay không?. Ngoài ra, bắt nguồn từ giả định cơ bản của Christie và Huang (1995) cho rằng hành vi bầy đàn được thể hiện rừ rệt hơn trong thời kỳ thị trường có những biến động mạnh, tác giả cũng sẽ thực hiện các kiểm định để tìm hiểu xem liệu có sự khác nhau về mức độ của hành vi bầy đàn trong các thị trường biến động mạnh như khi thị trường tăng mạnh hoặc giảm mạnh, thị trường giao dịch với thanh khoản cao hay khi có khủng hoảng tài chính xảy ra hay không?. Trong đó, để thực hiện kiểm định các đặc tính bất đối xứng của hành vi bầy đàn, thay vì chia tách dữ liệu thành những mẫu riêng biệt, Chiang and Zheng (2010) đã thêm biến giả vào mô hình hồi quy để thực hiện kiểm định, đây được xem là cách tiếp cận mạnh mẽ và hiệu quả hơn so với phương pháp của Tan và cộng sự (2008).

          Dựa trên trực quan cho thấy rằng những ảnh hưởng của tâm lý bầy đàn là mạnh mẽ hơn trong các thời kỳ thị trường biến động mạnh hay còn được định nghĩa là có sự xuất hiện của lợi nhuận bất thường trong các danh mục đầu tư thị trường (Christie và Huang, 1995;.

          Mô hình (2)
          Mô hình (2)

          Thống kê mô tả

          Mức biến động của TSSL được đo lường bằng độ lệch chuẩn với giá trị là 1,37%, đây được xem là mức biến động tương đối mạnh so với các thị trường chứng khoán trên thế giới, điều này là phù hợp với tình hình thực tế khi thị trường chứng khoán Việt Nam là một trong những thị trường có mức tăng trưởng nóng và biến động mạnh. Ngoài ra, ta có thể thấy,biến động của TSSL trong giai đoạn sau khủng hoảng có xu hướng mạnh hơn với mức biến động trung bình 1,44%/ngày so với mức 1,2%/ngày của giai đoạn trước khi khủng hoảng. Như vậy, có thể nhận thấy, TTCK Việt Nam đặc trưng bởi sự biến động mạnh trong TSSL cùng với xu hướng ngày càng giảm của độ phân tán trong TSSL, đây có thể xem là những dấu hiệu cho thấy có sự tồn tại của hành vi bầy đàn trên TTCK trong giai đoạn nghiên cứu.

          Tác giả thực hiện kiểm định tính dừng của các chuỗi dữ liệu qua phép kiểm định Unit-Root Test, độ trễ được chọn theo phương pháp Schwaez Info Criterion.

          Kết quả hồi quy

            Như vậy, khithị trường biến động mạnh thì nhà đầu tư càng có xu hướng hành động theo sự biến động của thị trường mà bỏ qua những quan điểm riêng của mình, điều này làm cho mức chênh lệch giữa TSSL cổ phiếu và TSSL của thị trường càng giảm, hay nói cách khác khi thị trường biến động mạnh, rủi ro phi hệ thống của các cổ phiếu gần như chuyển thành rủi ro thị trường và chi phối rủi ro tổng thể. Có thể thấy, các nhà đầu tư tham gia thị trường luôn có sự đè chừng nhất định, khi phải ra quyết định mua hay bán trong một môi trường thiếu thông tin như Việt Nam, họ thường có xu hướng chạy theo biến động của thị trường, vì họ tin rằng những nhà đầu tư khác sẽ có những thông tin chính xác hơn. Nguyên nhân chính của việc này là do thị trường ở giai đoạn này còn sơ khai, số lượng các mã chứng khoán niêm yết còn ít và số lượng cổ phiếu niêm yết của từng mã cũng rất ít, trong khi sức cầu liên tục tăng cao đã khiến cán cân cung cầu hàng hóa trên thị trường bị mất cân đối nghiêm trọng, tạo ra tâm lý mua bằng mọi giá của NĐT.

            Bên cạnh đó, số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường còn ít, cũng như mức độ chuyên nghiệp của nhà đầu tư còn thấp, chính vì vậy, một nhóm các nhà đầu tư sẽ dễ dàng gây ảnh hưởng/tác động đến các nhà đầu tư khác, gây ra hành vi bầy đàn mạnh mẽ trên thị trường trong giai đoạn này.

            Kiểm định tự tƣơng quan: Một trong những giả định quan trọng của mơ hình
            Kiểm định tự tƣơng quan: Một trong những giả định quan trọng của mơ hình

            ƯỚC LƯỢNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP HỒI QUY PHÂN VỊ 1 Phương pháp hồi quy phân vị

            Kết quả hồi quy phân vị

            (Nguồn: Kết quả phân tích bằng Eviews 6, Phụ lục 10) Kết quả hồi quy cho thấy, ở hầu hết các phân vị của cả ba phương trình nghiên cứu ở 3 giai đoạn khác nhau, 2 hệ số γ3 và γ4 đều là số âm và có ý nghĩa thống kê, qua đó khẳng định sự tồn tại của hành vi bầy đàn trên TTCK Việt Nam trong suốt giai đoạn nghiên cứu từ năm 2002 đến 08/2013, trong cả khi thị trường tăng và thị trường giảm. Như vậy, có thể thấy rằng, khi thị trường giảm điểm sẽ làm nỗi sợ hãi của nhà đầu tư tăng cao, mọi người sẽ cùng bán tháo các cổ phiếu mình đang nắm giữ bất chấp việc họ đang nắm giữ cổ phiếu gì, có bị tác động bởi sự kiện đang diễn ra hay không, từ đó lại hình thành nờn một xu hướng giảm rừ rệt hơn, và sự sợ hói lỳc này sẽ lan rộng ra ở mức độ toàn thị trường. Đây cũng là nguyên nhân làm cho kết quả hồi quy theo phương pháp OLS và hồi quy phân vị trở nên khác nhau, vì phương pháp OLS chỉ tập trung vào việc xác định giá trị trung bình như một thước đo về vị trí thì hồi quy phân vị sẽ cho phép ước lượng một tập hợp các đường cong hồi quy, trong đó mỗi đường sẽ ứng với một giá trị phân vị khác nhau của hàm phân phối có điều kiện của biến CSAD.

            Ngoài ra, kết quả hồi quy phân vị của hai giai đoạn còn lại 2002 – 08/2013 và 2002 – 2007 đều cho kết quả tương tự với kết quả của ước lượng OLS ở phần trước, khi tại hầu hết các phân vị của 2 phương trình hồi quy đều cho thấy sự tồn tại của hành vi bầy đàn và hành vi bầy đàn là mạnh hơn trong những ngày có sự biến động mạnh trong TSSL của thị trường.

            Bảng 5.2 Bảng kết quả hồi quy phân vị kiểm định hành vi bầy đàn và sự biến động của TSSL
            Bảng 5.2 Bảng kết quả hồi quy phân vị kiểm định hành vi bầy đàn và sự biến động của TSSL