MỤC LỤC
Môi trường kinh tế: Sự biến động quá nhanh không dự đoán được của thị trường thế giới; Sự tấn công của hàng nhập lậu làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; Sự thay đổi về tỷ giá hối đoái, lạm phát, chỉ số giá cả tăng, nguyên vật liệu đầu vào tăng ảnh hưởng kết quả kinh doanh, khả năng tài chính và khả năng trả nợ; Cạnh tranh chưa thực sự lành mạnh giữa các TCTD về việc chạy theo quy mô, bỏ qua tiêu chuẩn và điều kiện trong cho vay thiếu quan tâm đến chất lượng khoản vay; hệ thống thông tin hỗ trợ tín dụng còn nhiều bất cập. Nhân tố xã hội: Trình độ dân trí chưa cao, kém hiểu biết, không hiểu được đúng đắn về bản chất của hoạt động tín dụng, kinh doanh kém hiệu quả gây tổn thất cho ngân hàng hoặc những người đạo đức không tốt cố tình lừa đảo trốn nợ.., hoặc do sự thay đổi yếu tố tâm lý xã hội cũng có khả năng hạn chế việc trả nợ của người vay.
Ngày nay, các ngân hàng sử dụng rất nhiều các quy trình khác nhau để kiểm soát tín dụng, những nguyên lý chung đang được áp dụng tại hầu hết các ngân hàng bao gồm: (1) Tiến hành kiểm tra tất cả các loại tín dụng theo định kỳ nhất định; (2) Xây dựng kế hoạch, chương trình nội dung, quá trình kiểm tra một cách thận trọng và chi tiết, đảm bảo rằng những khía cạnh quan trọng nhất của mỗi khoản tín dụng phải được kiểm tra bao gồm: kế hoạch trả nợ của. - Tại Bangkok bank và Siam Comercial bank thỡ tỏch bạch, phõn cụng rừ chức năng của các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay: Tách bạch bộ phận cho vay thành hai bộ phận độc lập kiểm soát lẫn nhau ( Bộ phận tiếp nhận giải quyết hồ sơ và bộ phận thẩm định), phân loại khách hàng theo nhóm khác nhau để áp dụng những quy trình thẩm định cho vay riêng phù hợp với từng đối tượng khách hàng là doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Hơn nữa, Vietinbank KCN Tiên Sơn đã chủ động triển khai nhiều các biện pháp tích cực như nâng cao tinh thần phục vụ, thực hiện văn hoá giao tiếp, phát hành tiết kiệm dự thưởng và chính sách chăm sóc khách hàng đặc biệt là khách hàng có nguồn tiền gửi lớn. Nhận rừ vai trũ quan trọng của sản phẩm dịch vụ trong Ngõn hàng hiện đại và tăng cường tính cạnh tranh lành mạnh, Chi nhánh đã có rất nhiều cố gắng trong việc thực hiện tốt các sản phẩm dịch vụ đã có như: Bảo lãnh, thanh toán quốc tế, đại lý Western Union, thanh toán điện tử, thẻ ATM, Ngân hàng đầu mối, …Với những nỗ lực trên thu nhập từ phí dịch vụ của Chi nhánh tăng liên tục.
Đối với hoạt động tín dụng Chi nhánh đã chú trọng phát triển tín dụng, chuyển dịch cơ cấu tín dụng, kiểm soát vốn vay trên cơ sở chọn lọc khách hàng, giảm dần dư nợ đối với những doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém, nâng cao chất lượng thẩm định dự án, coi trọng hiệu quả kinh tế, thực hiện nghiêm túc các quy chế tín dụng hiện hành. - Cơ cấu tín dụng còn chưa hợp lý: tỷ trọng nợ trung dài hạn cao, dư nợ tập trung vào một số khách hàng lớn, một số ngành hàng lớn, tỷ trọng dư nợ bằng ngoại tệ và dư nợ không có tài sản bảo đảm vẫn ở mức cao cho thấy cơ cấu tín dụng chưa hợp lý, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Đặc biệt trong những năm gần đây khi mà tình hình nợ xấu tại các TCTD phát sinh nhiều so với tổng dư nợ, chi dự phòng rủi ro chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi phí trong khi thu nhập từ hoạt động tín dụng giảm thì vấn đề dư nợ có TSBĐ càng trở nên cấp thiết, nó được coi là một trong những điều kiện quan trọng khi xét duyệt cho vay bất kỳ một khách hàng nào. Mặc dù tỉ lệ nhóm 2, nợ xấu ở mức thấp, nằm trong tầm kiểm soát, chưa đạt mức 1% trong tổng dư nợ, nhưng Vietinbank KCN Tiên Sơn vẫn rất chú trọng và tuân thủ thực hiện việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng giúp cho Chi nhánh luôn chủ động trước những rủi ro có thể để lại hậu quả nghiêm trọng.
Theo đó, với các món vay tối đa là 1 tháng kể từ ngày giài ngân phải kiểm tra sử dụng vốn vay, riêng đối với các món vay trung dài hạn định kỳ 3 tháng kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, tiến độ dự án và định kỳ 6 tháng cán bộ tín dụng phải kiểm tra toàn diện khách hàng bao gồm tình hình SXKD, tài chính, tình hình thực hiện phương án, dự án, tình hình sử dụng vốn của khách hàng vay. “ Trong trường hợp khách hàng không trả được nợ, NHTM có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay”, nhưng trên thực tế các NHTM không làm được điều này vì Ngân hàng là tổ chức kinh tế, không phải cơ quan quyền lực Nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho Ngân hàng để xử lý hoặc chuyển tài sản đảm bảo nợ vay để toà án xử lý theo con đường tố tụng.
* Định hướng phát triển, mục tiêu hoạt động tín dụng tới năm 2015 Trên cơ sở định hướng phát triển trên, Vietinbank KCN Tiên Sơn đặt ra mục tiêu trọng tâm xuyên suốt trong chiến lược chung là “Xây dựng Vietnbank KCN Tiên Sơn là một trong những ngân hàng luôn có tốc độ tăng trưởng cao trên địa bàn thành tỉnh Bắc Ninh và trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam”. - Tăng trưởng tín dụng phải đảm bảo an toàn hiệu quả, tìm kiếm khách hàng mới, tập trung khai thác cho vay các hộ kinh doanh, doanh nghiệp trên địa bàn thị trấn, thị xã, các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động SXKD trong các KCN phục vụ kịp thời vốn của khách hàng đáp ứng đầy đủ các điều kiện vay vốn của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.
Đồng thời, Chi nhánh cần phải có chính sách tuyển dụng cẩn thận, chính xác, việc tuyển dụng cán bộ tín dụng phải có tiêu chuẩn riêng so với các nghiệp vụ khác trong đó coi trọng các yếu tố như trình độ chuyên môn, kiến thức về luật pháp, thị trường, có đạo đức nghề nghiệp tốt… Những cán bộ có triển vọng cần được cử đi học thêm về quản lý để giúp cho ngân hàng TMCPCTVN - Chi nhánh KCN Tiên Sơn phát triển bền vững trong tương lai. Đồng thời Phòng Quản lý rủi ro và các phòng Quan hệ khách hàng cần thiết phải có sự phối hợp nhịp nhàng trong quá trình thẩm định món vay, trong việc đưa ra hướng xử lý nợ xấu như: Trong quá trình phòng tín dụng thẩm định tài chính, tài sản đảm bảo của món vay thì Phòng quản lý rủi ro cũng đồng thời thẩm định độc lập, tránh tình trạng chờ đợi phòng tín dụng hoàn tất hồ sơ mới tiến hành thẩm định; đánh giá lại giá trị tài sản bảo đảm, đánh giá những khả năng xử lý có thể thực hiện, kiểm tra thực tế để cùng với Phòng khách hàng kịp thời đưa ra phương án xử lý phù hợp với từng đối tượng khách hàng khác nhau.
Kiến nghị với Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam Do lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong thu nhập của các ngân hàng nhưng hoạt động này luôn tiềm ẩn rủi ro cao, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế mới nổi như Việt Nam bởi hệ thống thông tin thiếu minh bạch và không đầy đủ, trình độ quản trị rủi ro còn nhiều hạn chế, tính chuyên nghiệp của cán bộ ngân hàng chưa cao… Do đó, yêu cầu xây dựng một mô hình quản trị rủi ro tín dụng có hiệu quả và phù hợp với điều kiện Việt Nam là một đòi hỏi bức thiết để đảm bảo hạn chế rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong quản trị rủi ro và phù hợp với môi trường hội nhập. Với mô hình mới này có những ưu điểm trong quản trị rủi ro bởi đã thực hiện sự tách bạch giữa bộ phận tiếp thị và bộ phận thẩm định giúp cho các quyết định cho vay mang tính khách quan hơn, cũng như nhờ sự chuyên môn hóa sâu hơn theo chức năng mà việc thực hiện phân tích và phản biện tín dụng sâu sắc và chính xác hơn, giúp nhận dạng các rủi ro tiềm năng và có các biện pháp phòng ngừa thích hợp…Thêm vào đó, chính sự giám sát của bộ phận quản lý rủi ro đối với quan hệ khách hàng trong quá trình thực hiện các quyết định cấp tín dụng đã tạo nên cơ chế kiểm tra và giám sát liên tục, song song trong quá trình cho vay, phát hiện và giảm thiểu được những rủi ro sau khi cho vay mà cơ chế kiểm tra nội bộ của các ngân hàng hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế.