MỤC LỤC
- Theo Ngân hàng Công Thương Việt Nam, doanh nghiệp vừa và nhỏ là các doanh nghiệp có số lao động trung bình hàng năm dưới 500 người, giá trị tài sản cố định dưới 10 tỷ đồng, vốn lưu động dưới 8 tỷ đồng và doanh thu bình quân tháng dưới 20 tỷ đồng. Công văn 681/CP-KTN ngày 20/6/1998 của Chính phủ về việc định hướng chiến lược và các chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạm thời quy định các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam là doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 5 tỷ VND hoặc lao động trung bình hàng năm dưới 200 người. Theo Nghị định này, doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có số vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người.
Quan điểm chung hiện nay đều cho rằng khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đóng góp một phần rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, chiếm tỷ lệ cao trong tổng sản phẩm xã hội (GDP), tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, thu hút một phần không nhỏ số lao động mới gia tăng ở Việt Nam. Trên thế giới, khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ được coi là khu vực thu hút nhiều lao động, góp phần quan trọng giải quyết việc làm, nhất là ở các nước đông dân, lại chủ yếu sản xuất nông nghiệp, dư thừa lao động và có thu nhập thấp như nước ta. Hơn nữa, các số liệu thống kê cũng cho thấy rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã thu hút một tỷ lệ lao động chủ yếu trên phạm vi toàn quốc; ở duyên hải miền Trung sè lao động làm việc tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ so với tổng số lao động làm việc ở tất cả các doanh nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất là 67%; Đông Nam Bộ có tỷ lệ thấp nhất là 44%; và trên toàn quốc, tỷ lệ này là 49%.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp lớn cho xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ, đảm bảo thực hiện định hướng chiến lược của toàn bộ nền kinh tế Hoà nhập với nền kinh tế quốc tế, nền kinh tế Việt Nam đã có nhưng. Trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu của mỗi mặt hàng hơn 100 triệu USD hàng năm thì chỉ có dầu thô là sản phẩm không của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn Trong những năm qua, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ là người đi đầu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trong từng làng xã.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ với mạng lưới rộng khắp, đã có truyền thống gắn bó với nông nghiệp và kinh tế - xã hội nông thôn đã là một động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng công nghiệp hiện đại. Qua hoạt động của các doanh nghiệp đó, nhiều tụ điểm, cụm công nghiệp đã và đang được hình thành, có tác động chuyển hoá cơ cấu kinh tế sang các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao, vươn tới mức chiếm ưu thế so với tỷ trong nông nghiệp trong tương lai không xa.
Trong tổng số 33.844 doanh nghiệp vừa và nhỏ, có 16148 doanh nghiệp tham gia vào các ngành thương nghiệp,sửa chữa, chiếm 92,9% tổng số doanh nghiệp hoạt động trong ngành này; 8038 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chiếm 77,3% trong tổng số doanh nghiệp cùng ngành. Các ngành như hoạt động khoa học và công nghệ, y tế và các hoạt động cứu trợ xã hội, giáo dục và đào tạo, hoạt động văn hoá thể thao, tuy số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ lệ áp đảo, song so với tổng số doanh nghiệp trong cả nước thì con số này chiếm tỷ lệ không đáng kể. Về vốn, mặc dù số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ lệ áp đảo trong tổng số doanh nghiệp cả nước, nhưng doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, giải quyết được nhiều lao động song tổng vốn cho sản xuất kinh doanh mới chỉ bằng 30% so với tổng vốn của các doanh nghiệp trong cả nước.
Điều này, một mặt phản ánh mức độ thu hút vốn vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn thấp, mặt khác phản ánh các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhìn chung đều gặp phải khó khăn thiếu vốn để mở rộng sản xuất, và tình trạng Êy ở các doanh nghiệp là không giống nhau. Hầu như các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh không tiếp cận được với nguồn tín dụng chính thức, tức tín dụng của hệ thống Ngân hàng, một phần do hệ thống Ngân hàng, kể cả hệ thống tài chính trung gian còn yếu kém, chưa tiếp cận được với cầu về tín dụng; song một phần không nhỏ là do bản thân các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có đủ khả năng đáp ứng đầy đủ các đòi hỏi của Ngân hàng về các thủ tục như lập dự án, thế chấp, Các chủ doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng thường e ngại khi vay vốn của Ngân hàng vì như vậy họ buộc phải xuất trình các báo cáo chính xác về tình hình tài chính và các kết quả sản. Trong số các chủ doanh nghiệp ngoài quốc doanh, 42,7% là những người đã từng là cán bộ công nhân viên chức nhà nước, trên 60% chủ doanh nghiệp ngoài quốc doanh có độ tuổi trên 40, khoảng 48,4% chủ doanh nghiệp ngoài quốc doanh không có bằng cấp chuyên môn và chỉ có 31,2% số chủ doanh nghiệp ngoài quốc doanh có trình độ từ cao đẳng trở lên.
Theo số liệu trong Niên giám thống kê 2000, lượng vốn trung bình cho một chỗ làm việc trong công ty cổ phần là 130,39 triệu đồng và trong các doanh nghiệp Nhà nước là 87,55 triệu đồng, trong khi đó lượng vốn cho một chỗ làm việc trong mét doanh nghiệp tư nhân chỉ có 35 triệu đồng và trong các công ty TNHH là 45 triệu đồng. Tuy nhiên, đa phần các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam hoạt động dựa trờn tớnh chất gia đỡnh nờn thiếu một sơ đồ tổ chức rừ ràng (quy định cỏc chức danh, nhiệm vụ, quyền hạn) chưa có một quy chế làm việc cụ thể (không phổ biến rộng rói, thay đổi liờn tục). Ngoài ra, Việt Nam vẫn còn duy trì chính sách bảo hộ nghiêng về thay thế hàng nhập khẩu; điều này không khuyến khích doanh nghiệp sản xuất những hàng hoá có chất lượng tốt hơn, và do vậy đã tạo ra các ngành công nghiệp thiếu khả năng cạnh tranh.
Những nghiên cứu, thống kê về tình hình hoạt động nói chung của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì thế, mới chỉ dừng lại ở những con số về số lượng, quy mô vốn, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, mà chưa thực sự có các cuộc điều tra sâu sát hay các chi tiết về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả kinh doanh, doanh thu, chi phí, lợi nhuận, cho riêng khu vực kinh tế này. Do thiếu nguồn tư liệu trực tiếp nên trong quá trình phân tích, đánh giá sau đây về tình hình thực hiện lợi nhuận của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, người viết phải sử dụng các số liệu, tư liệu gián tiếp liên quan đến vấn đề này, thông qua việc thu thập, tính toán dựa trên số liệu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận cả tất cá các doanh nghiệp trên phạm vi cả nước; các số liệu sẵn có về doanh nghiệp vừa và nhỏ như số lượng, doanh thu bình quân, chi phí bình quân, lao động bình quân,Điều này trên thực tế là có thể chấp nhận được và phù hợp với tổng quan chung về khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ. (Nguồn: Tính toán từ số liệu kết quả điều tra toàn bộ doanh nghiệp, NXB thống kê ) Từ bảng trên ta thấy, DNNN là loại hình doanh nghiệp có lợi nhuận thuần trung bình hàng năm cao hơn cả, nhưng mức lợi nhuận này lại liên tục giảm sót trong những năm qua.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, như xu hướng bỏ doanh nghiệp Nhà nước để đi làm cho các công ty TNHH, công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài, của người lao động (xem bảng 3); hoặc chính sách cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước trong những năm gần đây nhằm chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước thành các công ty cổ phần có vốn của Nhà nước.