Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Xuân - Hà Nội

MỤC LỤC

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng

Các nhân tố khách quan

Trong sản xuất kinh doanh, rủi ro phát sinh dưới nhiều hình thái khác nhau: do thiên tai, hoả hoạn, do năng lực sản xuất kinh doanh yếu kém, là nạn nhân của sự thay đổi chính sách của nhà nước, do bị lừa đảo, trộm cắp…Ví dụ như giá mua nguyên vật liệu tăng vọt nhưng giá bán sản phẩm không thay đổi sẽ làm lợi nhuận của doanh nghiệp giảm, ảnh hưởng đến việc trả nợ Ngân hàng. Những biến động bất khả kháng xảy ra trong môi trường tự nhiên như thiên tai (hạn hán, lũ lụt, động đất…), hoả hoạn làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, đặc biệt là trong các ngành có liên quan đến nông lâm nghiệp, thuỷ hải sản.Vì vậy khi môi trường tự nhiên không thuận lợi thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn từ đó làm giảm chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại.

Khái quát về NHNo& PTNT chi nhánh Thanh Xuân

Cơ cấu tổ chức

- Trực tiếp đi thẩm định các dự án có quy mô vừa và lớn, thu thập các thông tin từ đó phân tích tham mưu cho Giám đốc để đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay. - Có chức năng hỗ trợ cho giám đốc ngân hàng, giám sát mọi hoạt động trong ngân hàng, đảm bảo mọi nhân viên thực hiện đúng nội quy, quy chế va các qui trình kiểm soát của ngân hàng. - Ngoài ra, bộ phận này còn có nhiệm vụ phải báo cáo kịp thời kết quả kiểm tra, kiểm soát nội bộ và đề xuất các giải pháp kiến nghị cần thiết nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động an toàn đúng pháp luật.

- Phòng giao dịch Cát linh có địa chỉ tại số 39 phố Cát Linh- Ba Đình- HN Năm phòng giao dịch gồm có 5 giám đốc,bốn phó GĐ và các giao dịch viên thực hiện các nghiệp vụ huy động nguồn vốn, cho vay cầm cố các giấy tờ có giá, thực hiện các hoạt động dịch vụ như: chuyển tiền,….

Kết quả hoạt động kinh doanh

    Các tổ chức kinh tế thay vì gửi tiền trong ngân hàng thì họ lại quan tâm nhiều hơn đến các kênh đầu tư khác như vàng, đô la, chứng khoán… khiến việc huy động từ đối tượng này thường không ổn định vào các năm. Trong những qua NHNo&PTNT chi nhánh Thanh Xuân thực hiện theo hướng đề ra là tiếp tục đổi mới, hòa nhập với cơ chế thị trường không ngừng mở rộng và tăng trưởng tín dụng trên mọi lĩnh vực và thành phần kinh tế. Dư nợ dài hạn có bước phát triển mạnh như vậy là do ngân hàng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều khách hàng có nhu cầu vay các khoản vay dài hạn như vay mua nhà, đầu tư bất động sản, hay vay để đầu tư vào các dự án kinh tế lớn chứ không chỉ chủ yếu là vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động như các năm trước nữa.

    Nguyên nhân ở đây là NHNo& PTNT CN Thanh Xuân xác định đối tượng khách hàng mục tiêu là các DNNQD với qui mô vừa và nhỏ, hơn nữa số lượng DNNQD là lớn hơn số DNNN rất nhiều và nhu cầu của nó cũng lớn nhu cầu của đối tượng dân cư.

    Bảng 1: Cơ cấu huy động vốn của NHNo & PTNT chi nhánh Thanh Xuân 2008- 2010
    Bảng 1: Cơ cấu huy động vốn của NHNo & PTNT chi nhánh Thanh Xuân 2008- 2010

    Chênh lệch thu chi

    Thực trạng chất lượng tín dụng tại chi nhánh

      Nguyên nhân ở đây là NHNo& PTNT chi nhánh Thanh Xuân xác định đối tượng khách hàng mục tiêu là các DNNQD với qui mô vừa và nhỏ, hơn nữa số lượng DNNQD là lớn hơn số DNNN rất nhiều và nhu cầu của nó cũng lớn nhu cầu của đối tượng dân cư. Tuy nhiên qua bảng tổng kết hoạt động của Ngân hàng ta cũng thấy có sự giảm xuống đáng kể của tỷ trọng dư nợ các DNNQD, là do Ngân hàng đã thu hút được sự hợp tác của nhiều đối tượng khác, như DNNN: dư nợ tăng 31% ở năm 2010 so với năm 2009. Nguyên nhân của tình trạng trên là bởi các NH phải chạy đua tăng lãi suất huy động để hút tiền gửi do chính sách tiền tệ thắt chặt đẩy lãi suất cho vay trong cả năm 2010 tăng quá cao,có lúc lên đến trên 20% khiến cho nhiều khách hàng không dám vay vốn.

      Đơn vị: triệu đồng ( Nguồn: Báo cáo KQKD NHNo & PTNT chi nhánh Thanh Xuân 2008-2010 ) Qua bảng số liệu trên, có thể thấy rằng vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh tương đối ổn định nhưng ở mức chưa cao trong những năm gần đây.

      Bảng 4: Cơ cấu dư nợ theo thời gian
      Bảng 4: Cơ cấu dư nợ theo thời gian

      Định hướng hoạt động tín dụng trong thời gian tới

        Nên xây dựng một mạng thông tin luôn cập nhật thông tin về hoạt động kinh tế, tài chính ngân hàng, thông tin về sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, khả năng trả nợ của khách hàng,. - Không tập trung cho vay đối với một hoặc một nhóm khách hàng, một loại hay một nhóm ngành nghề để tránh rủi ro khi khách hàng mất khả năng trả nợ hay do các nguyên nhân bất khả kháng, nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh bình thường cho ngân hàng khi có sự cố xảy ra. Trên đây là một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh Thanh Xuân.

        Tuy rằng hiện Ngân hàng vẫn đang hoạt động có hiệu quả nhưng để hoạt động của chi nhánh được phát triển cao lên thì thật sự các giải pháp đó sẽ rất có ích cho quá trình hoạt động của ngân hàng.

        Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Thanh Xuân

          Hiện nay chi nhánh NHNo Thanh Xuân đang trong quá trình trẻ hóa đội ngũ CBTD, sự kết hợp giữa các CBTD cũ giàu kinh nghiệm, nắm vững chuyên môn nghiệp vụ với các CBTD trẻ trung, năng động, vui tính, có tinh thần học hỏi và cầu tiến sẽ giúp cho chi nhánh NHNo Thanh Xuân có một đội ngũ nhân viên thực hiện tốt các chính sách, mục tiêu đã đặt ra để phát triển và nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng. Theo đó đối với khách hàng cá nhân, có thể từ 15—20 ngày cán bộ tín dụng đi thực tế để kiểm tra việc sử dụng vốn vay, kiểm tra tài sản đảm bảo nợ vay (nhất là đối với khoản vay mà tài sản bảo đảm nợ vay là hàng hóa); đối với khách hàng doanh nghiệp, tùy theo phương thức, hình thức vay vốn mà ngân hàng có biện pháp kiểm tra cụ thể (căn cứ theo. hợp đồng vay vốn, hợp đồng kinh tế của khách hàng, hóa đơn, chứng từ mua bán hàng hóa, hợp đồng bảo lãnh, cam kết thanh toán,…), nhằm phát hiện kịp thời hành vi gian lận, thiếu minh bạch của khách hàng vay để có biện pháp xử lý nợ hiệu quả, hạn chế tối đa việc phát sinh nợ quá hạn. Chú trọng việc xây dựng chiến lược đầu tư phát triển công nghệ Một là, tăng cường đầu tư, phát triển hệ thống các kênh giao dịch và thanh toán mà ngân hàng đã triển khai như: ATM, Telephone Banking, Home Banking, … đảm bảo cho khách hàng có thể thực hiện hầu hết các giao dịch, từ việc tra cứu thông tin đến kiểm tra nhật ký tài khoản, đăng ký sử dụng dịch vụ mới, thanh toán và các giao dịch khác liên quan đến thẻ, đồng thời hệ thống giao dịch này phải được xây dựng trên cơ sở bảo mật, an toàn.

          — Có chiến lược đầu tư và cập nhật công nghệ, máy móc tiên tiến, hiện đại, liên kết thông tin quốc tế,… sao cho phù hợp với thực tiễn của ngành, phát triển ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến và viễn thông để cải thiện cơ sở hạ tầng cho các sản phẩm ngân hàng, đặc biệt dịch vụ thanh toán điện tử, hệ thống thông tin quản lý và thanh toán điện tử liên ngân hàng nhằm tăng cường khả năng hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế.

          Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Xuân

          Ngân hàng Nhà nước cần rà soát lại các văn bản chồng chéo, thiếu đồng bộ, không còn phù hợp với thực tế để hệ thống văn bản của ngành mang tính pháp lý cao, tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng có hiệu quả và chất lượng cao hơn. Chính vì vậy sự hỗ trợ, tư vấn của NHNo Việt Nam sẽ tạo điều kiện cho chi nhánh NHNo& PTNT Thanh Xuân hoạt động hiệu quả, góp phần làm vững mạnh cả hệ thống NHNo trên toàn quốc. - NHNo& PTNT Việt Nam nên tổ chức nhiều hội thảo chuyên đề tín dụng để cho các cán bộ tín dụng của các chi nhánh có điều kiện trao đổi kinh nghiệm công tác và nâng cao trình độ của mình.

          - Phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước để tổ chức có hiệu quả chương trình thông tin tín dụng, nâng cao chất lượng và mở rộng phạm vi thông tin, giúp các chi nhánh phòng ngừa rủi ro một cách tốt nhất.