MỤC LỤC
Do đó, trong quan hệ bảo hiểm, người bán bảo hiểm sẽ có lợi thế hơn người mua bảo hiểm nên doanh nghiệp bảo hiểm có thể tạo ra những điểm có lợi cho chính mình ngay từ khi soạn thảo hợp đồng bảo hiểm, quy tắc, điều khoản bảo hiểm từ trong từng trường hợp bảo hiểm bắt buộc, thì sự bất lợi của bên mua bảo hiểm càng gia tăng nếu như không có sự quản lý giám sát chặt chẽ của nhà nước. Cơ sở quản lý rủi ro này được xác định dựa vào số liệu thống kê rủi ro, tổn thất trong quá khứ, vì thế rất có thể phí bảo hiểm định ra không thâṭ hơp lý - định phí theo tổn thất đã phát sinh trong quá khứ, vì thế rất có thể phí bảo hiểm đặt ra không thực sự hợp lý định phí tổn thất đã phát sinh trong quá khứ được sử dụng làm đảm trách nhiệm vụ thanh toán cho những tổn thất xảy ra trong tương lai.
Luật Kinh doanh bảo hiểm (Insurance Business Act) quy định rừ: cụng ty cổ phần và công ty tương hỗ thực hiện kinh doanh bảo hiểm; các hoạt động kinh doanh bảo hiểm; hạch toán kế toán; giám sát; chuyển giao các hợp đồng bảo hiểm, chuyển giao hoặc mua lại doanh nghiệp, ủy thác kinh doanh và tài sản; giải thể, sát nhập, chia tách và thanh lý công ty; các công ty bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài; một số chính sách đặc biệt nhằm bảo vệ người tham gia bảo hiểm phi nhân thọ; các cổ đông của công ty bảo hiểm; một số quy định đặc biệt đối với hình thức bảo hiểm ngắn hạn và số tiền bảo hiểm nhỏ; quy định về đóng bảo hiểm; quy định về xử phạt hình sự. Nguyên tắc cơ bản trong đầu tư vốn của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ là phải kết hợp giữa 3 yêu cầu: an toàn vốn; sinh lời (trong bảo hiểm phi nhân thọ yêu cầu này có sự ràng buộc chặt chẽ với lãi xuất kỹ thuật đã sử dụng khi tính phí bảo hiểm - lãi xuất kỹ thuật là mức bảo hiểm tối thiểu mà hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm phải đạt được trong thực tế nếu không muốn rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán) và duy trì khả năng thanh toán trước trước trách nhiệm chi trả tiền bồi thường, tiền trả bảo hiểm có thể phát sinh vào bất kỳ thời điểm nào trong quá trình kinh doanh.
Hơn nữa, hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ với đặc thù phạm vi rộng ở tầm quốc tế, kỹ thuật phức tạp nên đối với thị trường bảo hiểm non trẻ như Việt Nam rất cần có sự điều tiết và kiểm soát của Nhà nước bởi các DNBHPNT trong nước chịu ảnh hưởng bởi áp lực về cạnh tranh trong một thị trường không biên giới mà các nhà bảo hiểm non trẻ rất cần môi trường pháp lý đủ mạnh để khuyến khích và nâng cao hiệu quả kinh doanh và hội nhập quốc tế. Nguồn nhân lực trong các DNBHPNT giỏi về chuyên môn, chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh cũng sẽ hướng DNBH đến sự tuân thủ các quy định pháp luật cũng như tạo thuận lợi cho các cơ quan quản lý trong việc giám sát hoạt động của DNBH; Thông tin do các DNBH cung cấp là dữ liệu ban đầu để cơ quan quản lý đánh giá, phân tích nên vấn đề quản lý thông tin của các DNBH đảm bảo chính xác, kịp thời, đầy đủ góp phần tạo thuận lợi cũng như nâng cao chất lượng hoạt động quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước.
Qua nghiên cứu thực tế hoạt động quản lý Nhà nước đối với thị trường bảo hiểm nhân thọ, học viên nhận thấy vấn đề quản lý Nhà nước vẫn còn nhiều bất cập và qua tổng quan nghiên cứu cho thấy vấn đề này chưa được nghiên cứu toàn diện, chưa có đánh giá sâu sắc và các giải pháp hữu hiệu nên học viên xác định vấn đề nghiên cứu “Đánh giá hoạt động quản lý của Nhà nước đối với TTBHPNT Việt Nam, thực trạng và giải pháp”. Mục tiêu của việc áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính đó là thu thập và xử lý dữ liệu định tính nhằm đánh giá hoạt động QLNN đối với TTBHPNT Việt Nam trên các khía cạnh khung các quy định pháp lý về hoạt động QLNN đối với TTBHPNT Việt Nam, đánh giá mô hình và các chỉ tiêu QLNN đối với TTBHPNT Việt Nam trên cơ sở phân tích, đối chiếu, so sánh với kinh nghiệm QLNN của một số quốc gia trên thế giới, các nguyên tắc giám sát Insurance Core Principles (ICP) của Hiệp hội quốc tế của các cơ quan quản lý, giám sát bảo hiểm International Association of Insurance Supervisor (IAIS).
Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn Luật được ban hành sau đó đã bước đầu tạo khung pháp lý cơ bản để điều chỉnh những vấn đề phát sinh từ thực tiễn kinh doanh bảo hiểm, đặc biệt là trong xu hướng mở cửa và hội nhập, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam. Như vậy, trước xu hướng mở cửa, hội nhập nền kinh tế và yêu cầu phát triển TTBH, Nghị định 100/NĐ- CP (18/12/1993) là cơ sở pháp lý đầu tiên, sau đó, Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm được ban hành, cùng với các yếu tố tích cực như đa dạng hoá sản phẩm, môi trường đầu tư được cải thiện… đã tạo điều kiện cho thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam hình thành, phát triển.
Qua bảng 3.1 thể hiện doanh thu phí và tốc độ tăng trưởng doanh thu phí TTBHPNT Việt Nam giai đoạn 2019 - 2022, TTBHPNT có tốc độ tăng trưởng khá cao và tương đối ổn định qua các năm với tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt cao nhất là 5,05% vào năm 2021, tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm bình quân đạt 15,2%. TTBHPNT phát triển thể hiện qua sự tăng trưởng về doanh thu phí bảo hiểm và sự phát triển hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm, dự phòng nghiệp vụ được tăng lên tương ứng với phần trách nhiệm bảo hiểm giữ lại, nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm.
Quyết định 193/QĐ-TTg ngày 15/02/2020 về chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2020 - 2025 của Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra mục tiêu như sau: “Mục tiêu tổng quát nhằm phát triển thị trường bảo hiểm phù hợp với định hướng phát triển nền kinh tế - xã hội và tài chính quốc gia trong từng thời kỳ; bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên; tăng cường tính an toàn, bền vững và hiệu quả của thị trường và khả năng đáp ứng nhu cầu bảo hiểm đa dạng của các tổ chức, cá nhân; góp phần ổn định nền kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội; tiếp cận các chuẩn mực, thông lệ quốc tế về kinh doanh bảo hiểm và từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển với các quốc gia trong khu vực”. Nhằm đạt được mục tiêu trên, Bộ tài chính đã lập và từng bước thực hiện theo đúng tiến độ các đề án: 2 đề án về kế hoạch phát triển thị trường giai đoạn 2020-2025 và 2025-2030; 3 đề án hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm triển khai thực hiện và sửa đổi một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm, sửa đổi và bổ sung các văn bản hướng dẫn luật; 3 đề án về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật; 3 đề án nhằm nâng cao năng lực quản lý và giám sát của nhà nước; 3 đề án nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNBH; 8 đề án về phát triển hệ thống sản phẩm bảo hiểm đa dạng, đạt chất lượng cao; 1 đề án nhằm phát triển và chuyên nghiệp hóa các kênh phân phối bảo hiểm.
Quản lý tình hình đảm bảo Dự phòng nghiệp vụ. Do đặc điểm “chu trình kinh doanh đảo ngược”, DNBHPNT thu phí của khác hàng trước rồi khi sự kiện bảo hiểm xảy ra mới tiến hành chi trả tiền bảo hiểm nên trích lập đúng, đủ dự phòng nghiệp vụ là một yếu tố đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm. Việc trích lập dự phòng nghiệp vụ đƣợcquy định cụ thể trong Thông tư 125/2012/TT-BTC. Đối với các DNBHPNT Việt Nam, quy định về trích lập dự phòng nghiệp vụ được tuân thủ tốt. Quản lý hoạt động đầu tư tài chính. Hoạt động đầu tư tài chính được quy định cụ thể tại. Thông tư số 125/2012/TT-BTC quy định về danh muc đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ, nguyên tắc đầu tư vốn chủ sở hữu, vấn đề đầu tư ra nước ngoài Qua hoạt động kiểm tra của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm cho thấy hoạt động đầu tư của các DNBHPNT nhìn chung là an toàn với tài sản đầu tư tập trung lớn vào TPCP và Gửi tiền tại các TCTD và cho vay theo hợp đồng bảo hiểm lớn, tài sản rủi ro chiếm tỷ trọng nhỏ và hoạt động đầu tư được thực hiện chuyên nghiệp với hầu hết các DNBHPNT đều có công ty đầu tư quỹ chịu trách nhiệm đầu tư vốn nhàn rỗi. Tuy vậy, một số DNBHPNT thương có một số sai phạm như: cho vay nhưng hết thời hạn chưa thu hồi được khoản vay; ủy thỏc cho cụng ty quản lý quỹ đầu tư nhưng việc theo dừi hợp đồng ủy thác chưa tốt; thậm chí các khoản lãi vay và lãi chậm trả cuối năm không được ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính. Riêng công ty TNHH bảo hiểm Prudential sai phạm trong việc đầu tư ra nước ngoài, dẫn tới cơ quan giám sát đã có công văn nhắc nhở doanh nghiệp này nghiêm túc kiểm điểm hoạt động đầu tư, rà soát lại toàn bộ danh mục đầu tư và chấm dứt việc đầu tư ra nước ngoài dưới mọi hình thức và cơ quan giám sát cũng yêu cầu công ty hoàn chỉnh quy trình quản lý, giám sát đầu tư theo đúng yêu cầu pháp luật. Đánh giá hoạt động quản lý Nhà nước đối với thị trường bảo hiểm. Kết quả đạt được. Hệ thống pháp luật đang dần được hoàn thiện. Hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật bảo hiểm đã bao gồm Luật, Luật sửa đổi bổ sung. Các Nghị định và Thông tư hướng dẫn Luật, các Quyết định, các văn bản pháp luật về kinh doanh bảo hiểm chưa thực sự đầy đủ nhưng ngày càng được hoàn thiện. a) Sửa đổi, hoàn thiện, bổ sung Luật Kinh doanh bảo hiểm. Quyết định 07/2023/QĐ-TTg ngày 05/01/2023 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt "Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm 2030" với các nội dung chủ yếu nhằm đạt được mục tiêu “Phát triển thị trường bảo hiểm toàn diện, an toàn và lành mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu bảo hiểm cơ bản của nền kinh tế và dân cư; bảo đảm cho các tổ chức, cá nhân được thụ hưởng những sản phẩm bảo hiểm đạt tiêu chuẩn quốc tế; thu hút các nguồn lực trong nước và nước ngoài cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao năng lực tài chính, kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập quốc tế.