Thực trạng quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

MỤC LỤC

Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu: Hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường tiểu học. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.

Phương pháp nghiên cứu

- Mục đích, nội dung điều tra: Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến để thu thập thông tin về thực trạng quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Tiến hành nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm ở các trường tiểu học; chú trọng cả kinh nghiệm thành công và những kinh nghiệm chưa thành công về quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG

    Đó là tác động quản lý của cơ quan QLGD cấp trên nhằm hướng dẫn và tạo điều kiện cho hoạt động giảng dạy, học tập, giáo dục của nhà trường, hoặc những chỉ dẫn, những quyết định của các thực thế bên ngoài nhà trường, nhưng có liên quan trực tiếp đến hoạt động của nhà trường, như cộng đồng được đại diện dưới hình thức hội đồng giáo dục, nhằm định hướng cho sự phát triển của nhà trường và hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc thực hiện phương hướng phát triển đó. Tự đánh giá là khâu đầu tiên trong quy trình kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục tiểu học.Đây là quá trình nhà trường tự xem xét kiểm tra đánh giá trên cơ sở các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục tiểu học để báo cáo về tình trạng chất lượng hiệu quả giáo dục nhân lực, cơ sở vật chất, cũng như các vấn đề liên quan khác.

    THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG

    Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình giáo dục và Đào tạo Huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

    Huyện Quảng Ninh có diện tích 1.194 km², dân số năm 2021 là 90.335 người.Với tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo, phát huy nội lực và tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp, huyện Quảng Ninh đã từng bước vươn lên vượt qua những khó khăn, thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh trên địa bàn huyện Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 13%. Phát huy tốt sức mạnh tổng hợp toàn dân chủ động phòng, chống âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; gắn việc phát triển kinh tế-xã hội với tăng cường quốc phòng an ninh; xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân và biên phòng toàn dân, xây dựng khu vực phòng thủ huyện vững chắc, đảm bảo an ninh biên giới trên 2 tuyến đường bộ và đường biển.

    Khái quát về tổ chức khảo sát thực trạng 1. Mục tiêu khảo sát

    Nhìn chung, hạ tầng kỹ thuật của các cơ sở giáo dục trong huyện cơ bản đáp ứng được nhu cầu triển khai ứng dụng, sử dụng các hệ thống thông tin, phần mềm phục vụ quản lý, dạy và học. 100% hệ thống mạng nội bộ của các cơ sở giáo dục đã được xây dựng; 100% cơ sở giáo dục có hệ thống mạng Wifi giúp cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên sử dụng phục vụ công việc chuyên môn thuận tiện, góp phần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

    Thực trạng hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

    Nội dung tiêu chí “Kiểm tra, tự đánh giá việc sử dụng phương pháp dạy học “ xép thues hai với mức ĐTB đạt 3.16 và “Viết báo cáo tự đánh giá” với mức ĐTB là 3.09 cho thấy hầu hết những CBNV tham gia khảo sát đều đánh giá thực hiên ở mức khá tốt các công tác này.Nội dung “Kiểm tra, tự đánh giá nội dung dạy học” được đánh giá thực hiện ở mức thấp nhất ĐTB là 2.7. Bên cạnh đó một số trường vẫn còn những hạn chế nhất định: chưa phát huy tối đa giá trị các văn bản hướng dẫn của cấp trên; chưa tổ chức thật tốt các yêu cầu về tập huấn hướng dẫn cho các tổ nhóm công tác về kĩ thuật, nghiệp vụ làm công tác tự đánh giá.Dẫn đén nhận thức chưa cao và thực hiện những nội dung TĐG trong KĐCLGD chưa đạt kết quả cao.

    Bảng 2. 3. Thực trạng thực hiện các nội dung tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học
    Bảng 2. 3. Thực trạng thực hiện các nội dung tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học

    Thực trạng quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

    Nội dung “Các minh chứng được kiểm tra, xử lí đối chiếu sát với nội hàm của mỗi tiêu chí ”Với ĐTB là 3.18 cho thấy quá trình kiềm tra, đối chiếu được diễn ra đúng quy trình và đtạ được hiệu quả nhất định.Hai nội dung còn lại là”Hướng dẫn danh mục minh chứng và các mã hóa danh mục” và “Hoạt động thu thập minh chứng cho hoạt động tự đánh giá được các đồng chí quan tâm và coi trọng như thế ‘ cũng được đánh giá ở mức khá với ĐTB lần lượt là 3.17 và 2.8. Thực tế trên cho thấy, hoạt động kiểm tra được hầu hết các trường tiểu học huyện Quảng Ninh,tỉnh Quảng Bình quan tâm thực hiện thường xuyên, đúng quy trình bởi hoạt động tự đánh giá hầu như đều do lực lượng cán bộ quản lí trực tiếp làm còn các cá nhân khi được hỏi đều cho rằng nếu hoạt động này được quan tâm với thái độ đúng đắn của nhà quản lí thì sẽ đem lại tác dụng tốt cho hoạt động tự đánh giá, giúp quá trình tự đánh giá đảm bảo chính xác hơn.

    Bảng 2.7. Thực trạng việc xây dựng kế hoạch tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học
    Bảng 2.7. Thực trạng việc xây dựng kế hoạch tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học

    Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học huyện Quảng Ninh,

    Qua kết quả khảo sát bảng 2.9, cho thấy yếu tố chiến lược phát triển của nhà trường có ảnh hưởng đến hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học, các nhà trường nên quan tâm thực hiện thường xuyên, đúng quy trình chiến dịch bởi hoạt động tự đánh giá hầu như đều chỉ do lực lượng cán bộ quản lí trực tiếp làm còn các cá nhân khi được hỏi đều cho rằng nếu hoạt động này được quan tâm với thái độ đúng đắn của nhà quản lí thì sẽ đem lại tác dụng tốt cho hoạt động tự đánh giá, giúp quá trình tự đánh giá đảm bảo chính xác hơn. Qua thực tế và tổng hợp số liệu của bảng trên cho thấy chất lượng triển khai thực hiện hoạt độngTĐG kiểm định chất lượng giáo dục của quản lí Sở và Phòng GD-ĐT muốn thực hiện tố thì cần làm đúng, đủ theo quan điểm chỉ đạo.

    Bảng 2.12. Thực trạng các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học huyện
    Bảng 2.12. Thực trạng các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học huyện

    Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học huyện Quảng Ninh,

    Qua khảo sát, phân tích thực trạng công tác tự đánh giá và việc quản lý của Hiệu trưởng đối với công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình,đã nhận thấy công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học huyện Quảng Ninh,tỉnh Quảng Bình đã được quan tâm và thực hiện một cách tương đối tốt. Tuy nhiên, công tác tự đánh giá của các trường vẫn còn bộc lộ những hạn chế và khó khăn như: nhận thức và năng lực của một số thnahf viên trong đội ngũ đối với công tác tự đánh giá chưa được đảm bảo, các điều kiện hỗ trợ cho công tác tự đánh giá của một số trường chưa được quan tâm, công tác quản lý đối với hoạt động tự đánh giá chưa khoa học, nặng về hình thức.

    BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG

    Biện pháp quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

    Việc chỉ đạo phải được thường xuyên, liên tục và nhất quán, phải phối hợp được các cá nhân, bộ phận; Cần tổ chức các cuộc họp đánh giá về việc thực hiện công việc để rút kinh nghiệm, điều chỉnh hoạt động. Ban hành các quyết định quản lý, đưa ra các biện pháp điều chỉnh, uốn nắn những sai sót về thái độ, cách làm việc, xử lý những sai phạm, động viên khích lệ tinh thần để thúc đẩy tiến độ thực hiện công việc của các cá nhân và các nhóm chuyên trách.

    Mối quan hệ giữa các biện pháp

    Hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch kiểm tra và thông báo rộng rãi, công khai đến từng thành viên trong nhà trường. Kết hợp nhiều hình thức kiểm tra, sau đó tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá để có những điều chỉnh, bổ sung, khắc phục kịp thời.

    Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 2. Phương pháp tiến hành khảo nghiệm

    Trong đó, biện pháp đucọ cho là khả thi nhất là: “Biện pháp Bố trí nhân sự thích hợp để triển khai hiệu quả hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học” (TB= 3.07); Xếp thứ hai là biện pháp: “Chỉ đạo đảm bảo chất lượng công tác thu thập, xử lý, phân tích minh chứng, viết báo cáo tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường tiểu học” và “ Biện pháp Tăng cường kiểm tra, giám sát, khắc phục hạn chế nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học”. Thực trạng hoạt động TĐG KĐCLGD cho giáo viên các trường tiểu học huyện Quảng Ninh,tỉnh Quảng Bình Nội được tiến hành khảo sát trên 260 CBQL và GV ở các Trường Tiểu học: Gia Ninh, An Ninh 2, Tân Ninh, Long Đại, Vạn Ninh, Vĩnh Ninh, Hàm Ninh, Hải Ninh, Trường Xuân và thị trấn Quán Hàu của huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình về mức độ thực hiện và mức độ phù hợp của: nội dung, hình thức, phương pháp và thời gian bồi dưỡng chuyên môn.

    Bảng 3. 1. Khảo sát về mức độ cấp thiết của các biện pháp
    Bảng 3. 1. Khảo sát về mức độ cấp thiết của các biện pháp