MỤC LỤC
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng giáo dục KNXH cho trẻ 5-6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở các trường mầm non tỉnh Thái Nguyên, đề tài đề xuất một số biện pháp giáo dục KNXH cho trẻ 5-6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.
Việc thay đổi, luân phiên vai chơi không chỉ làm thay đổi vị thế của đứa trẻ, mà còn làm thay đổi cả nội dung giao tiếp của chúng, làm thay đổi các mối quan hệ mà đứa trẻ tham gia vào, đồng thời qua đó sẽ giúp trẻ ý thức đƣợc "thân phận" từng vai, từ đó có sự đồng cảm mà chia sẻ, thông cảm và giúp đỡ lẫn nhau… Trò chơi ĐVTCĐ chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tình cảm của trẻ nhƣ trò chơi với búp bê, trò chơi đóng vai mẹ - con, bác sỹ - bệnh nhân, giáo viên - học sinh… Những trò chơi này cho ta thấy: chẳng những trẻ hiểu chức năng của con người trong một nghề nghiệp nào đó, mà còn thể hiện dưới hình thức trò chơi tính chất của các mối quan hệ xã hội hình thành trong gia đình: cha mẹ đối xử với nhau nhƣ thế nào?..Trong trò chơi chẳng những trẻ trải nghiệm những rung cảm như sự thông cảm, lòng thương xót, nỗi bực tức..mà bản thân trò chơi lại gắn trẻ lại với nhau hơn bao giờ hết. Đồ dùng, đồ chơi: Cung cấp đồ chơi và đồ dùng cho các góc chơi phù hợp với các kỹ năng xã hội cần hình thành ở trẻ (kỹ năng giáo tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng kiểm soát cảm xúc) nhƣ: góc nấu ăn, góc gia đình, đồ chơi búp bê; đồ chơi bán hàng, thợ may, bác sỹ…Ví dụ: điện thoại, mũ bảo hiểm, chậu, chổi, đồ hót rác, cây lau nhà, bếp ga, bếp từ cũ … Cung cấp thêm các thực đơn nhà hàng, “tiền” để mua sắm, biển báo đi đường, thiệp mời dự tiệc… Quần áo người lớn cần sửa vừa với kích cỡ của trẻ, có thể chuẩn bị thêm giày, dép, kính, mũ, gang tay, túi xách, đồ trang sức, cà vạt, điện thoại cũ, đồng hồ cũ….
GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi là quá trình sƣ phạm đƣợc tổ chức có mục đích, có kế hoạch trong đó dưới vai trò chủ đạo của nhà giáo dục, trẻ 5-6 tuổi hình thành và phát triển tập hợp kỹ năng và hành vi tương tác thích hợp với những người khác và tránh những phản ứng không đƣợc chấp nhận trong xã hội trên cơ sở trẻ 5-6 tuổi nhận biết được phương thức thực hiện và vận dụng được vốn hiểu biết, kinh nghiệm xã hội phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh. Năm học 2022-2023 là năm học bắt đầu thực hiện Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT ngày 13 tháng 04 năm 2021 của Bộ GD&ĐT về thực hiện Chương trình GDMN đã có những đổi mới căn bản, toàn diện về GD&ĐT, có kế thừa những ưu việt của Chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ trước đây, được phát triển trên quan điểm đáp ứng sự đa dạng của các vùng miền, các đối tượng trẻ, hướng đến sự phát triển toàn diện và tạo cơ hội cho trẻ phát triển.
Giáo dục KNXH cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ là quá trình tác động sư phạm có mục đích, có định hướng của nhà giáo dục tới trẻ 5-6 tuổi thông qua việc tổ chức trò chơi ĐVTCĐ nhằm hình thành, rèn luyện hoặc thay đổi các hành vi của trẻ theo hướng tích cực, phù hợp với mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách trẻ, dựa trên cơ sở giúp trẻ có tri thức, thái độ và kỹ năng phù hợp đáp ứng đƣợc những yêu cầu của cuộc sống hiện đại. Kết quả bảng 2.2 cho thấy: Trong số 60 phiếu gửi tới CBQL và giáo viên của 4 trường mầm non trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, có 34,7% đồng ý với vai trò giáo dục KNXH cho trẻ 5-6 tuổi mà chúng tôi đƣa ra; 62% CBQL và giáo viên còn phân vân và 3,3% CBQL, giáo viên không đồng ý với vai trò “giúp trẻ tránh trạng thái gây căng thẳng, tránh cảm xúc tiêu cực, hành động bị bắt nạt trong các mối quan hệ xã hội” và vai trò “giúp trẻ tham gia hiệu quả vào hoạt động học tập”.
Khi trao đổi trực tiếp với giáo viên, chia sẻ về vấn đề "Khi lập kế hoạch, giáo viên có chú ý đến lập kế hoạch cụ thể cho các trò chơi, vai chơi nhằm mục đích hướng đến 3 nhóm KNXH (kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác và kỹ năng kiểm soát cảm xúc) không?" cô giáo HTT- giáo viên trường mầm non Bộc Nhiêu có chia sẻ khi thực hiện lập kế hoạch đã chú ý đến việc xác định mục đích, yêu cầu về các kỹ năng xã hội cần hình thành (kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác và kỹ năng kiểm soát cảm xúc) và các góc chơi, trò chơi và nội dung chơi nhằm hướng tới hình thành các kỹ năng đó, tuy nhiệm hiệu quả chƣa đƣợc cao. + Ở mức độ thường xuyên phối hợp, có 12/40 ý kiến của giáo dục được hỏi (chiếm tỷ lệ 30%) cho rằng thường xuyên phối hợp với cha mẹ để thực hiện mục tiêu tăng cường trách nhiệm cha mẹ trong giáo dục KNXH cho trẻ 5-6 tuổi; có 14/40 ý kiến giáo viên được hỏi (chiếm tỷ lệ 35%) cho rằng thường xuyên phối hợp với cha mẹ để huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong giáo dục KNXH thông qua tổ chức trò chơi ĐVTCĐ; có 13/40 ý kiến giáo viên đƣợc hỏi (chiếm tỉ lệ 32,5%) cho rằng thường xuyên phối hợp với cha mẹ để đảm bảo chất lượng giáo dục kĩ năng.
Nhận định về vấn đề này, qua trao đổi trực tiếp cô giáo NTH_ giáo viên trường mầm non Cốc Hóa cho biết: “Trình độ, kinh nghiệm của giáo viên, cách thức quản lý, chỉ đạo của chuyên môn nhà trường có vai trò rất quan trọng trọng việc hiện thực hóa các mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu giáo dục KNXH cho trẻ 5-6 tuổi nói riêng”. Về nội dung: giáo viên đã bước đầu xác định được các KNXH cần phải giáo dục trẻ đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi trong đó tập trung vào các kỹ năng đó là: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác và kỹ năng kiểm soát cảm xúc; Xác định đƣợc các biện pháp giáo dục KNXH thông qua tổ chức trò chơi ĐVTCĐ và biết cách tổ chức tổ chức bài bản theo đúng quy trình.
Quán triệt nguyên tắc hệ thống trong xây dựng các biện pháp giáo dục KNXH cho trẻ 5-6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi ĐVTCĐ đặt ra; các biện pháp đề xuất phải có sự liên kết, gắn bó, thống nhất, tương tác lẫn nhau và phụ thuộc vào nhau theo một chỉnh thể nhất định. Để giáo dục KNXH cho trẻ 5-6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi ĐVTCĐ đạt đƣợc chất lƣợng và hiệu quả mong muốn, đòi hỏi các biện pháp đề xuất phải đƣợc thực hiện đồng bộ, tác động vào mọi khâu trong quá trình tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ để hướng đến mục tiêu giáo dục KNXH.
Quan tâm, đầu tư cơ sở vật chất trong việc tạo môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động Xây dựng, trang trí môi trường vật chất hấp dẫn, phù hợp trong đó chú trọng đến 3 KNXH cần thiết ở trẻ 5-6 tuổi (kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng kiểm xoát cảm xúc): góc bán hàng trang trí hình ảnh người bán, người mua tươi cười với nhau, góc gia đình trang trí hình ảnh gia đình hạnh phúc, góc xây dựng trang trí hình ảnh đội xây dựng cùng nhau làm việc trong không khí vui tươi, phấn khởi. + Đối với cách khen thể hiện bằng ngôn ngữ: Thông thường giáo viên hay dùng những câu khen nhƣ: "Con thật là giỏi, con ngoan lắm, các con động viên bạn bằng một tràng pháo tay nào!" để động viên, khích lệ trẻ khi trẻ hoàn thành tốt nhiệm vụ hay có những thành tích đáng biểu dương trong quá trình trẻ tham gia ở trường (lớp). Với từng kỹ năng xã hội cụ thể, giáo viên cần lựa chọn những câu khen phù hợp nhƣ:. Đối với kỹ năng giao tiếp. Đối với kỹ năng hợp tác. Đối với kỹ năng kiểm soát cảm xúc. + Đối với cách khen thể hiện bằng cử chỉ, điệu bộ phi ngôn ngữ: Bên cạnh những lời khen bằng ngôn ngữ, một cái nháy mắt, nét mặt tươi cười, một cái vẫy. hoặc đập tay với tay trẻ, một cách chăm sóc đặc biệt nào đó cũng đƣợc hiểu là một cách khen ngợi của giáo viên dành cho trẻ khi trẻ thực hiện tốt nhiệm vụ. Để khuyến khích và tạo ra ở trẻ cảm giác thoải mái, hứng thú chơi hết mình, giáo viên cần bao quát, quan sát những hành động của trẻ thể hiện trong trò chơi để đƣa ra những lời khen ngợi, động viên trẻ một cách kịp thời. Sự khen ngợi, khuyến khích của cô giáo chính là động lực giúp trẻ càng tích cực thể hiện tốt những yêu cầu của vai chơi, trò chơi, điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực, làm cho các KNXH của trẻ ngày càng hoàn thiện và thành thạo cũng nhƣ tạo tâm thế và hứng thú cho trẻ ở những buổi chơi sau. Tuy nhiên, giáo viên cần lưu ý: Khen đúng lúc, đúng chỗ, không quá lạm dụng lời khen vì nhƣ thế trẻ sẽ dễ hiểu nhầm là mình rất giỏi sinh ra tính tự kiêu, tự phụ, ích kỷ. Bước 3: Kết thúc trò chơi. Khi kết thúc trò chơi, giáo viên tổ chức cho trẻ tự đánh giá bản thân và đánh giá bạn khi tham gia các vai chơi. Để làm đƣợc điều này, giáo viên cần tạo điều kiện cho trẻ đƣợc tham gia vào quá trình nhận xét, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong nhóm bạn bè nhƣ :. Khuyến khích trẻ tham gia nhận xét, đánh giá bạn chơi: đó là trẻ xác định đƣợc chất lƣợng và hiệu quả hoạt động chơi của bạn. Quá trình này đòi hỏi trẻ phát hiện ra những khả năng của bạn và so sánh với bản thân, dựa trên kết quả nhận xét, đánh giá bạn, trẻ tự đánh giá bản thân và từ đó có sự điều chỉnh hành vi, hành động cho phù hợp. Để trẻ đánh giá bạn một cách khách quan và công bằng, cô giáo cần cung cấp cho trẻ những tiêu chuẩn, những thang đánh giá bạn. Khi trẻ nắm đƣợc các thang đánh giá này trẻ sẽ dựa vào đó, nhận xét, đánh giá khả năng chơi của bạn. Khuyến khích trẻ tự đánh giá bản thân bằng cách cho trẻ nêu ý kiến về thành tích của mình. Cô cho trẻ nhìn nhận lại việc thể hiện vai chơi, tham gia vào trò chơi đã tốt hay chƣa? Việc yêu cầu trẻ tự đánh giá đòi hỏi trẻ phải so sánh kết quả của bản thân với những yêu cầu đòi hỏi của vai chơi và trò chơi; so sánh mức độ biểu hiện các KNXH ở buổi chơi hiện tại so với những buổi chơi trước; so sánh với bạn trong nhóm. Ví dụ: Gần kết thúc giờ chơi, cô đến góc chơi “xây dựng” hỏi trẻ: "các con chơi có vui không? Các con có hài lòng về công trình mình đã xây không? Những ai. đã xây dựng nên công trình này? Con có nhận xét gì về thái độ tham tham gia xây dựng công trình của mọi người hôm nay? Các con có nhận xét gì về mình và bạn?". Chính việc cho trẻ nhận xét, đánh giá bạn chơi và tự nhận xét bản thân mình giúp trẻ sẽ tự rút ra cho mình những bài học cần thiết và đây chính là cơ sở để trẻ điều chỉnh hành vi hành động, thái độ ứng xử của mình trong trò chơi và tiến tới là thể hiện những hành vi, thái độ, kỹ năng phù hợp trong trò chơi ĐVCCĐ cũng nhƣ trong cuộc sống thực của trẻ. Từ đó củng cố và phát triển các KNXH của trẻ. Dựa trên kết quả đánh giá, giáo viên có thể xác định chất lƣợng và hiệu quả của những biện pháp giáo dục KNXH thông qua tổ chức trò chơi ĐVCCĐ mà giáo viên sử dụng, phát hiện những ƣu điểm và hạn chế trong quá trình tổ chức trò chơi, từ đó có những điều chỉnh, khắc phục và đưa ra những dự kiến cho tương lai, nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong công tác giáo dục KNXH cho trẻ. Điều kiện thực hiện. Giáo viên biết xây dựng, thiết kế các trò chơi, đa dạng hấp dẫn về nội dung, hình thức. Đưa ra đường tình huống cho trẻ xử lý. Đảm bảo cung cấp đầy đủ các đồ dùng, đồ chơi, vật liệu, không gian phù hợp với trẻ và nội dung chơi. Giáo viên biết cách dẫn dắt, tạo điều kiện giúp trẻ tự lựa chọn vai chơi và hành động chơi phù hợp. Nắm bắt đƣợc đặc điểm của từng trẻ để xác định đƣợc trò chơi yêu thích và năng lực sở trường của trẻ, qua đó điều chỉnh vai chơi phù hợp. Biện pháp 3: Phối hợp với cha mẹ trẻ trong giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề. Giáo dục và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ nói chung, giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ nói riêng, đặc biệt là giáo dục kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng kiểm soát cảm xúc đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ với cha mẹ trẻ. Giáo viên phối hợp với cha mẹ trẻ trong việc giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề một mặt nhằm củng cố những kết quả giáo dục của nhà trường, của lớp, mặt khác bổ sung và tạo cơ hội cho trẻ rèn luyện các kỹ năng xã hội thông qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề tại gia đình. Biện pháp này thể hiện cách tiếp cận phức hợp, đồng bộ đối với quá trình giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi thông qua tổ chức trò chới ĐVTCĐ và nâng cao hiệu quả giáo dục. Nội dung biện pháp. Việc phối hợp với cha mẹ trẻ trong giáo dục KNXH cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ đƣợc tiến hành thông qua các nội dung sau:. Nâng cao nhận thức cho cha mẹ trẻ về tầm quan trong của việc giáo dục KNXH cho trẻ 5-6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề năm. Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch và đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ năm sáu tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề tại lớp học và gia đình. Cách thức thực hiện. Bước 1: Nâng cao nhận thức cho cha mẹ trẻ về tầm quan trong của việc giáo dục KNXH cho trẻ 5-6 tuổi; thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa giáo viên và cha mẹ trẻ để thực hiện mục tiêu giáo dục KNXH cho trẻ 5-6 tuổi;. thông báo các nhiệm vụ của gia đình có liên quan đến hoạt động giáo dục KNXH cho trẻ 5-6 tuổi; giúp cha mẹ trẻ nâng cao hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5-6 tuổi và các phương pháp giáo dục KNXH cho trẻ 5-6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi ĐVTCĐ đạt hiệu quả; nâng cao ý thức trách nhiệm của cha mẹ trẻ trong việc liên lạc với giáo viên để giáo dục con em tốt hơn, bằng cách trao đổi, phổ biến đến cha mẹ trẻ trong các buổi họp họp phụ huynh, thông qua giờ đón-trẻ trẻ; thông qua nhóm zalo, facebook của lớp. Bước 2: Lập kế hoạch phối hợp giữa giáo viên và cha mẹ trẻ một cách khoa học và chi tiết. Trong đó, mục đích và nhiệm vụ phối hợp với cha mẹ trẻ về giáo dục KNXH cho trẻ 5-6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi ĐVTCĐ bao gồm:. 1) Các kỹ năng xã hội phối hợp cần hướng tới: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng kiểm soát cảm xúc. 2) Các trò chơi ĐVTCĐ phù hợp với môi trường gia đình. 3) Tạo cơ hội để trẻ rèn luyện các KNXH.
Hay hình ảnh một đứa trẻ vốn đƣợc bố mẹ ở nhà cho rằng "con nhà anh ở nhà nhát lắm, chỉ dán mắt vào điện thoại và ti vi thôi, trả nói chuyện với ai bao giờ" lại đang hào hứng chia sẻ kinh nghiệm bán hàng với một bạn khác sẽ khiến các bố mẹ phải suy nghĩ lại về năng lực tiềm ẩn của các con. Giáo viên có sự am hiểu về công nghệ thông tin, thiết kế đƣợc các hình ảnh, thước phim sinh động của trẻ khi tham gia các hoạt động ở trường, đặc biệt là trò chơi ĐVTCĐ nhằm kết nối cha mẹ trẻ cùng đồng hành với giáo viên nhằm thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục đề ra.
• ĐTB 1 đến cận 1.66: Bắt chước_ Trẻ bắt chước và làm theo được một cách rập khuôn các kỹ năng, thành phần của các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác và kỹ năng kiểm soát cảm xúc; chƣa thể hiện đƣợc tính chủ động của trẻ khi lắng nghe ý kiến của người đối thoại thiết lập tham gia và thiết lập mối quan hệ giao tiếp sử dụng lời nói, thái độ, hành vi trong giao tiếp chƣa giải quyết đƣợc tình huống phát sinh trong trong quá trình tham gia trò chơi ĐVTCĐ. Các hoạt động thực nghiệm đƣợc xây dựng trên cơ sở các biện pháp đã đề xuất ở trển gồm: Xây dựng môi trường giáo dục (môi trường vật chất, môi trường tâm lý xã hội) đa dạng về chủng loại, số lƣợng đồ dùng đồ chơi, phong phú về không gian chơi, tạo tâm lý gần gũi, thoải mái cho trẻ khi chơi nhằm thúc đẩy quá trình giáo dục KNXH cho trẻ có hiệu quả.
Căn cứ vào kết quả khảo nghiệm đó, tác giả đã tổ chức thực nghiệm để khẳng định về tính khoa học và tính áp dụng thực tiễn của các biện pháp và kết quả thực nghiệm cho thấy, các biện pháp đƣợc thử nghiệm bao gồm: Biện pháp xây dựng môi trường giáo dục có giá trị thúc đẩy việc giáo dục KNXH có chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ và biện pháp đổi mới phương pháp tổ chức trò chơi ĐVTCĐ trên cơ sở coi trọng, tập trung vào vấn đề giáo dục KNXH cho trẻ đã thực sự đem lại những hiệu quả nhất định trong giáo dục KNXH cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ ở các trường mầm non tỉnh Thái Nguyên hiện nay. Từ xây dựng môi trường vật chất, môi trường tâm lý xã hội đến đổi mới, cải tiến phương pháp tổ chức, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên và phối hợp giữa nhà trường, gia đình đều nhằm mục đích hướng tới hình thành và rèn luyện các KNXH trong đó nhấn mạnh đến kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác và kỹ năng kiểm soát cảm xúc giúp đứa trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, thảo luận, hợp tác cùng nhau hoàn thành công việc và điều chỉnh cảm xúc của mình phù hợp với hoàn cảnh.
Có các hình thức động viên, khuyến khích trẻ chủ động khởi xướng trò chơi, tự chọn vai chơi hình thức chơi qua đó hình thành các KNXH một cách tự nhiên và hiệu quả. Làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh về giáo dục KNXH cho trẻ thông qua trò chơi ĐVTCĐ để có sự kết hợp với phụ huynh trong quá trình giáo dục KNXH cho trẻ diễn ra được thường xuyên, liên tục và mang tính thống nhất.