MỤC LỤC
Luận văn làm sâu sắc hơn về lý luận, cung cấp thêm minh chứng tại Đắk Lắk về tong hợp hình phạt của nhiều bản án. Kết quả nghiên cứu trong Luận văn góp phần đề ra các kiến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về tổng hợp hình phạt của nhiều.
Ngoài ra, Luận văn còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan.
Khi xét xử, Hội đồng xét xử căn cứ quy định của BLHS, tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, nhân thân của chủ thê thực hiện hành vi phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng dé từ đó quyết định hình phạt tương xứng với hành vi nguy hiém cho xã hội mà tội phạm đã gây ra, từ đó thé hiện thé hiện sự công bằng, bình đăng của pháp luật hình sự. Dé bảo dam đạt được mục đích của hình phạt, ngay từ việc xây dựng quy phạm pháp luật về hình phạt, nhà làm luật đã quy định thống nhất, đầy đủ hệ thống hình phạt chính, hình phạt bổ sung, cơ sở để áp dụng loại hình phạt cụ thể tại phần chung BLHS; căn cứ quyết định mức hình phạt đối với từng loại hình phạt tại các điều luật quy định về tội danh trong phần các tội phạm của BLHS.
Việc quy định giới hạn mức cao nhất của hình phạt chung đã thé hiện tinh thần nhân đạo trong pháp luật hình sự, bởi vì nếu không có quy định này thì người bị kết án có thé phải chịu một mức hình phạt bắt lợi hơn, thậm chí có thé tương đương hình phạt ti chung thân khi mà tổng hình phạt chung kéo dài tới 40-60 năm, vì vậy mà nếu không tổng hợp hình phạt thì khả thi của ban án bị hạn chế do tuéi của người phạm tội, do mức hình. Cộng toàn bộ hình phạt được áp dụng đối với trường hợp hình phạt Tòa án áp dụng đáp ứng các điều kiện đó là: các hình phạt mà Tòa án quyết định đối với người bị kết án phải cùng loại hoặc khác loại nhưng có thể quy đổi về chung một loại được; đơn vị tính của từng hình phạt cho phép cộng được; mức hình phat chung sau khi tổng hợp không được vượt quá mức tối đa mà BLHS quy định.
Tuy nhiên, có quan điểm cho răng quy định phân hóa như khoản 1, 2 Điều 51 là không cần thiết vì nếu người đã bị kết án thực hiện hành vi phạm tội mới thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm theo quy định tại điều 49 BLHS thì Tòa án sẽ sử dụng tình tiết nay dé tăng nặng hình phạt trong bản án thứ hai (bản án xét xử về tội mới) nên Tòa án không xem xét áp dụng thêm nguyên tắc tổng hợp hình phạt theo khoản 2 điều 51 BLHS, vì như vậy sẽ dẫn đến cùng một hành vi nhưng áp dụng hai lần việc tăng nặng, điều này gây bat lợi cho bị cáo. Như vậy, có thé xem tổng hợp hình phạt của nhiều bản án là một trường hợp quyết định hình phạt đặc biệt, căn cứ theo điều 51 BLHS năm 1999 thì tong hợp hình phat của nhiều bản án phát sinh trong ba loại trường hợp và với mỗi trường hợp thì có nguyên tắc tổng hợp hình phạt tương ứng, thê hiện chính sách hình sự của Nhà nước đối với người bị kết án trong những trường hợp có nhiều bản án có HLPL được Tòa án tuyên đối với họ, trong đó đặc biệt nghiêm trị đối với người đang chấp hành án mà thực hiện hành vi phạm tội mới. Chính vì vậy đặt ra yêu cầu hoàn thiện hơn nữa BLHS hiện hành là một yêu cầu khách quan, trong đó yêu cầu hoàn thiện chế định về tổng hợp hình phạt nhằm tạo sự hoàn thiện về mặt nội dung cũng như kĩ thuật lập pháp nhằm tao sự thống nhất trong nhận thức, thực tiễn áp dụng từ đó nâng cao hiệu quả công tác đầu tranh phòng, chống tội phạm.
Về phương thức tông hợp hình phạt, đối với người bị kết án đang phải chấp hành nhiều bản án có HLPL mà các hình phạt của bản án chưa được tổng hợp thì trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về một tội mà người đó đã phạm trước đó thì Tòa án thực hiện việc tong hợp hình phạt theo quy định tại khoản 1 điều 56; nếu một người đang phải chấp hành một bản án có HLPL lại thực hiện hành vi phạm tội mới thì. Về tông hợp hình phạt liên quan đến án treo, theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2018/NQ-HDTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng Tham phán Tòa án nhân dân tối cao, Nghị quyết hướng dẫn áp dụng điều 65 của Bộ luật hình sự về án treo, thì trường hợp người được hưởng án treo thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời gian thử thách thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội phạm mới bị đưa ra xét xử và thực hiện tổng hợp hình phạt tù của bản án trước theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 của BLHS, trường hợp người bị kết án đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn như tạm giam, tạm. Theo quy định tại khoản 4 Điều 66 BLHS năm 2015 thì trường hợp người được tha tù trước thời hạn có điều kiện thực hiện hành vi phạm tội mới thì hậu quả người được tha tù bị hủy bỏ biện pháp tha tù có điều kiện là đương nhiên, Tòa án xét xử buộc người đó chấp hành hình phạt của bản án mới và tong hợp hình phạt của bản án mới với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước theo quy định về tổng hợp hình phạt của nhiều bản án tại Điều 56 của BLHS.
Điều bat cập tác giả nêu trên cũng gặp khi bản án có hình phạt tổng hop ở thời điểm dưới 18 tuổi và bản án khi người phạm tội từ đủ 18 tuổi trở lên mà hình phạt trong thời điểm người phạm tội đưới 18 tuổi có mức hình phạt nặng hơn và hình phạt của tội phạm thực hiện ở thời điểm đủ 18 tuổi có mức hình phạt nhẹ hơn, thì việc tổng hợp hình phạt của hai bản án cũng cần có quy định cụ thể. Bên cạnh đó, hiện nay quy định tại Điều 56 BLHS năm 2015 chưa quy định cụ thể thời gian người bị kết án đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn trong quá trình giải quyết vụ án như tạm giữ, tạm giam tại cơ Sở giam giữ theo quy định cua Bộ luật tố tụng hình sự thì được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung tại khoản 1 và tại khoản 2 của Điều luật này, khi xác định phần hình phạt còn lại chưa chấp hành của bản án tổng hợp hình phạt của nhiều bản án. Hoặc việc tổng hợp hình phạt trong trường hợp người đang được hưởng án treo mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước đó nếu bản án mới bị phạt tù, thì quá trình tổng hợp hình phạt cũng chưa được quy định cụ thé, nhất là việc chấp hành song song hai bản án, thì thời hạn chấp hành thời gian thử thách của bản án treo trước đó được xác định như thế nao cũng chưa được luật hình sự quy định cụ thể.
Nếu trong khi chấp hành hình phạt tù và thời gian đó nằm trong thời gian thử thách của bản án treo mà người bị kết án phạm tội mới, thì coi là phạm tội mới trong thời gian thử thách và hình phạt tù của bản án treo có thé được thi hành, tong hợp với hình phat tù của ban án mà người phạm tội dang phải chấp hành thành hình phạt chung theo khoản | và 2 Điều 56 BLHS. Trường hợp người phạm tội chấp hành song song hai bản án mà phạm tội mới trong thời gian chấp hành án tại cơ sở giam giữ thì việc xác định tông hợp hình phạt của nhiều bản án căn cứ trên cơ sở quy định chung, nếu xác định thời gian thử thách của bản án treo, đồng thời là thời gian chấp hành phạt tù mà phạm tội mới thì tổng hợp hình phạt theo quy định của Điều 56 BLHS. Bên cạnh đó, dé bảo đảm quyền giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tô chức thành viên, hoạt động giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan tư pháp nhằm bảo đảm tính công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng xét xử thì người có thâm quyền tiễn hành tổ tung cần tăng cường công tác tuyên truyền nhân dân về ý thức bảo vệ pháp luật, kịp thời phát hiện tố cáo các hành vi sai phạm của cơ quan có thâm quyền đồng thời tạo điều kiện để cơ quan tô chức cá nhân thực hiện quyền giám sát của.
Nguyễn Hữu Sáng (2015), Tổng hợp hình phạt thep pháp luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang), Luận văn thạc sỹ - Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội.