Đánh giá và nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ Viễn thông đến năm 2030

MỤC LỤC

Những đóng góp mới của luận án

Ở chương 1, luận án sử dụng phương pháp lôgic kết hợp với lịch sử để tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài theo từng nhóm nội dung và tiến trình thời gian công bố. Trong chương 2, chương 3 và chương 4, sử dụng phương pháp này để khái quát các kinh nghiệm, ưu điểm, hạn chế, quan điểm, giải pháp thành cỏc luận điểm và minh chứng, luận giải, làm rừ cỏc luận điểm đú.

Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài Ý nghĩa lý luận

Từ các số liệu thống kê của VNPT Vinaphone, tác giả sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá các tiêu chí NLCT của VNPT Vinaphone trong giai đoạn 2018-2022. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp thêm những luận cứ khoa học cho các nhà quản lý và đơn vị có điều kiện, mô hình kinh doanh tương đồng tham khảo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành viễn thông.

Kết cấu của luận án

Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu

Việc đề xuất, phân tích các quan điểm, giải pháp đều dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã được khái quát trong luận án, đồng thời dựa vào đường lối, quan điểm của Đảng, Chính sách, luật pháp của Nhà nước, quyết định của Chính phủ và chiến lược của Tập đoàn cũng như của Tổng công ty, việc đề xuất các giải pháp có tính toàn diện, đồng bộ và khả thi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông, để Tổng công ty không ngừng lớn mạnh, trở thành một trong những doanh nghiệp có thương hiệu lớn trong ngành viễn thông. Thông qua sử dụng phương pháp lôgic kết hợp với lịch sử và phương pháp phân tích - tổng hợp, luận án hệ thống hóa, khái quát hóa kết quả của các công trình nghiên cứu nước ngoài và trong nước liên quan đến đề tài luận ỏn; làm rừ giỏ trị của cỏc cụng trỡnh khoa học đó cụng bố, xỏc định được cỏc nội dung cú thể kế thừa, cú chọn lọc; cũng như làm rừ được những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu nhằm gia tăng tri thức về nâng cao NLCT của doanh nghiệp viễn thông nói chung và Tổng công ty Dịch vụ viễn thông nói riêng.

Một số vấn đề chung về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và doanh nghiệp viễn thông

Năng lực cạnh tranh quốc gia được đánh giá thông qua việc sử dụng các tiêu chí để đánh giá một cách đầy đủ, chia thành các nhóm nhân tố chủ yếu thuộc về vai trò của Chính phủ; mức độ mở cửa của nền kinh tế; chính sách về tài khóa; cơ sở hạ tầng; ứng dụng khoa học công nghệ; lao động,… Các yếu tố trên có yếu tố lượng hóa nhưng cũng có những yếu tố mang tính chất định tính, được lồng ghép với nhau để có sự đánh giá và so sánh toàn diện về năng lực cạnh tranh quốc gia cho từng giai đoạn cụ thể. Do xuất phát từ yếu tố cạnh tranh giữa các doanh nghiệp viễn thông, giữa các nhà mạng trên toàn thế giới về chất lượng, giá thành dịch vụ, hình ảnh, âm thanh, nội dung số… ngày càng trở nên gay gắt, thị trường cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt đã thúc đẩy các doanh nghiệp viễn thông không ngừng đầu tư, cho việc nghiên cứu, triển khai ứng dụng các công nghệ mới hơn so với các đối thủ để giành thị trường, giành khách hàng và trở thành những nhà tiên phong trên thị trường về sản phẩm dịch vụ.

Quan niệm, tiêu chí đánh giá và những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông

Quan niệm năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông Từ phân tích về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, dưới góc độ tiếp cận của luận án, tác giả cho rằng: Năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông là khả năng sử dụng các nguồn lực, cùng điều kiện hiện có hoặc tiềm năng nhằm tạo ra lợi thế trong tương quan so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác, qua đó giữ vững, mở rộng thị phầnvà tối đa hóa lợi nhuận cung cấp dịch vụ viễn thông. Nếu công nghệ kỹ thuật máy móc thiết bị lạc hậu trình độ thấp kém sẽ là yếu tố kìm hãm trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản phẩm, làm tăng các chi phí sản xuất, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ không đạt yêu cầu, thiếu tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh môi trường, chất lượng sản phẩm rất không đồng đều kém tính thống nhất, do vậy sẽ rất khó khăn trong cạnh tranh với các sản phẩm dịch vụ viễn thông cùng loại trong nước và hàng nhập khẩu, doanh nghiệp sẽ phải thua ngay trên sân nhà, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ xuất khẩu khó tham gia vào thị trường khu vực và thế giới.

Quan niệm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông và kinh nghiệm thực tiễn

Từ những kinh nghiệm đã khảo cứu, vận dụng vào doanh nghiệp mình, VNPT VinaPhone cần chú trọng vào công tác R&D, coi đây là một nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng để đưa ra các sản phẩm mới kinh doanh trên thị trường, đề xuất các giải pháp cải tiến tổ chức sản xuất nâng cao năng lực cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh; tổ chức xây dựng và triển khai tốt các chương trình KHCN trọng điểm mang tính chiến lược, đồng thời bảo đảm thích nghi với những biến động về tổ chức, mô hình quản lý, điều hành và SXKD; cần đầu tư có chiều sâu cho nghiên cứu đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả của hoạt động. Từ những vấn đề chung cạnh tranh, cạnh tranh của doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dưới góc độ tiếp cận của khoa học kinh tế chính trị, có thể hiểu năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông là khả năng sử dụng những nguồn lực hiện có hoặc tiềm năng, hay điều kiện nhất định mà Tổng công ty có được nhằm tạo ra lợi thế trong tương quan so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác bằng việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn tốt nhất nhu cầu thị trường, từ đó Tổng công ty giữ vững, mở rộng thị phần và thu được lợi nhuận cao, qua đó xác lập và củng cố vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường.

Ưu điểm, hạn chế về năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông

Bên cạnh các dịch vụ viễn thông truyền thống (điện thoại, fax, telex, Internet, truyền dẫn số liệu, truyền dẫn tín hiệu truyền hình, tổ chức cầu truyền hình nhiều điểm, truyền hình hội nghị, tổ chức kênh thuê riêng, kênh leased line,..), VNPT VinaPhone đã đưa các dịch vụ trên nền mạng thế hệ mới NGN vào khai thác (1719, 1800, 1900, MegaWAN, Metronet, Video HD Conference, IMS..), đem đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn mới với các dịch vụ hiện đại, tiện ích, giá cước phù hợp. Hai là, công nghệ thông tin: VNPT VinaPhone là một doanh nghiệp hàng đầu trong các lĩnh vực tư vấn giải pháp dự án CNTT, cung cấp sản phẩm, giải pháp tích hợp, dịch vụ CNTT và phát triển phần mềm… Những giải pháp này được phát triển dựa trên những tri thức đã được tích lũy nhiều năm của các chuyên giá đầu ngành trong từng lĩnh vực, kết hợp với những công nghệ tiên tiến nhất của các đối tác công nghệ, cùng khả năng chuyên nghiệp của đội ngũ nhân lực VNPT VinaPhone, đem lại những giá trị sử dụng đích thực cho khách hàng.

Bảng 3.1: Các chỉ tiêu về tài chính Tổng công ty Dịch vụ viễn thông  giai đoạn 2018 - 2022
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu về tài chính Tổng công ty Dịch vụ viễn thông giai đoạn 2018 - 2022

Nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết từ thực trạng năng lực cạnh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông

Tuy nhiên, thực tế tại VNPT Vinaphone cho thấy khả năng huy động và sử dụng các nguồn lực vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế: Về sử dụng nguồn lực tài chính, VNPT Vinaphone gặp nhiều khó khăn trong quản trị dòng tiền đầu tư (Chỉ số ICOR tăng trong giai đoạn 2018-2022, ROA và ROE của VNPT Vinaphone cũng thấp hơn Viettel và Mobifone) nên chưa sử dụng tốt nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh; về nguồn nhân lực, công tác quản trị nhân lực còn nhiều bất cập ở cả khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát; về tiềm lực khoa học công nghệ, VNPT Vinaphone cũng chưa có cơ chế, chính sách để tạo sức đột phá trong đổi mới sáng tạo, hợp tác và liên kết với các doanh nghiệp viễn thông lớn ở trong và ngoài nước để chuyển giao công nghệ, việc triển khai các kết quả nghiên cứu khoa học vào sản xuất kinh doanh còn chậm..Thực tế này đã cản trở rất lớn đến năng lực cạnh tranh của VNPT Vinaphone trong thời gian vừa qua (theo kết quả từ phỏng vấn sâu một số. chuyên gia trong báo cáo thị trường viễn thông của Nielsen IQ năm 2022 cho thấy một số nhà hoạch định chính sách, quản lý của VNPT Vinaphone còn tư tưởng “dựa dẫm”, “trông chờ”, “ỷ lại” vào nhà nước, do được hưởng nhiều chính sách ưu đãi của nhà nước trong hoạt động đầu tư, triển khai các dự án sản xuất kinh doanh….). Để mở rộng thị phần, doanh nghiệp viễn thông phải biết nắm bắt nhu cầu của thị trường, thị trường đang có xu hướng sử dụng nhiều hơn các dịch vụ gọi internet trên ứng dụng của các thiết bị thông minh, người tiêu dùng có xu hướng sử dụng các gói dịch vụ bao gồm nghe gọi, nhắn tin và data, khách hàng trẻ tuổi có xu hướng sử dụng các gói siêu ưu đãi về sử dụng mạng xã hội (hiện nay Viettel là doanh nghiệp viễn thông đi đầu trong triển khai các gói sản phẩm đa dạng, hướng đến mọi đối tượng, có sự kết hợp các gói cước linh hoạt, hấp dẫn nên lượng thuê bao của Viettel luôn có xu hướng gia tăng, thị phần dịch vụ điện thoại di động và dịch vụ data luôn được Viettel khẳng định ở vị trí số 1).

Quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông đến năm 20230

(nhân lực, khả năng tổ chức, quan hệ, hệ thống phân phối, chăm sóc khách hàng, thương hiệu..); đầu tư cho việc xây dựng những sản phẩm viễn thông có khả năng phân biệt hoá cao, để tạo ra sự khác biệt đối với các đối thủ cạnh tranh trong nước và thế giới; hạn chế tối đa khả năng bắt chước, sao chép của các đối thủ cả ở khâu thiết kế, cung cấp dịch vụ, khuyến mại và chăm sóc khách hàng; thực hiện đăng ký bảo hộ tên gọi của sản phẩm, ẩn dấu các ý tưởng chính trong lịch trình, tăng khả năng kiểm soát đối với các nhà cung cấp trên cả phương diện pháp lý (hợp đồng) và phương diện kinh tế; đổi mới công nghệ một cách đồng bộ để tăng giá trị sử dụng và các tiện ích trong cung cấp dịch vụ, nhất là giá trị cảm quan của khách hàng đối sản phẩm cung cấp;. Hiện nay, đối với các dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin mà VNPT Vinaphone đang cung cấp các dịch vụ truyền thống (như điện thoại cố định, di động, truy cập Internet), ngoài ra VNPT Vinaphone đang cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng, dịch vụ truy nhập Internet băng rộng và dịch vụ truyền hình internet, các dịch vụ cung cấp chuyển đổi số quốc gia, chính phủ điện tử… Do vậy, một mặt phải tiếp tục duy trì nghiêm và đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ truyền thống và các sản phẩm dịch vụ mới; cần lấy việc duy trì nghiêm và đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ của VNPT Vinaphone trên thị trường viễn thông làm mục tiêu phấn đấu ở tất cả các bộ phận, các đơn vị thành viên.

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông đến năm 2030

Trước mắt tập trung các nguồn lực, cùng với những tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành các dự án lớn quy mô cấp quốc gia và được đưa vào khai thác sử dụng hiệu quả như: Hệ thống Trục liên thông văn bản quốc gia; Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia; Trung tâm Thông tin, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Cổng Dịch vụ công quốc gia cùng nền tảng thanh toán Dịch vụ công, nền tảng trao đổi định danh và xác thực điện tử cho Văn phòng Chính phủ; Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cho Bộ Công an… Bên cạnh đó, cần làm tốt hoạt động nghiên cứu, tư vấn chuyển đổi số, tư vấn xây dựng và triển khai các bộ máy điều hành số tại các địa phương; hoàn thiện và nâng cấp các dự án Chính quyền điện tử của các tỉnh, thành phố, trong đó có Trung tâm điều hành, giám sát thông minh (IOC), hướng tới xây dựng giải pháp nền tảng Đô thị thông minh toàn diện trên cơ sở Khung tham chiếu ICT phát triển đô thị thông minh và các hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông. Trong đó, cần sửa đổi các quy định, qui chế quản lý tài chính VNPT VinaPhone để tăng quyền tự chủ kinh doanh cho các phòng kinh doanh; giảm thiểu quản lý theo hành chính, mệnh lệnh; tăng cường quản lý theo hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng nguồn lực (vốn kinh doanh được giao); hoàn thiện các quy định về tài chính để quản lý và sử dụng vốn, tài sản có hiệu quả, tiết kiệm chi phí sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; tăng cường quản lý tài chính thông qua việc xây dựng các quy định về kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn; tăng cường quản lý chất lượng báo cáo thống kê, thực hiện phân tích và dự báo thống kê phục vụ công tác quản lý, quản trị doanh nghiệp; thực hiện tốt chế độ công khai tài chính, tăng cường quản lý ngân quỹ, thực hiện các biện pháp quản lý bằng tiền, quản lý chặt chẽ tiền mặt, dòng tiền trong đầu tư SXKD; củng cố, nâng cao năng lực quản lý tài chính kế toán để đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý trong điều kiện đổi mới tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh cung cấp dịch vụ; xây dựng chương trình hạch toán theo dịch vụ; tiếp tục bổ sung, hoàn thiện nguyên tắc quản lý kế toán, thống kê kịp thời phù hợp với các thay đổi của chế độ kế toán, thống kê và phương thức hạch toán theo mô hình mới.