Nhận thức và thái độ của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Lào Cai đối với tệ nạn xã hội trong học đường

MỤC LỤC

Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu 1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu

Trường Cao đẳng sư phạm Lào Cai có mục tiêu: Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng nhu cầu vừa tăng qui mô, vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, đổi mới phương pháp. Từ khi thành lập đến nay nhà trường luôn chú trọng đến công tác đào tạo, khuyến khích giảng viên đi học nhằm xây dựng đội ngũ giảng viên có trình độ, chuyên môn cao để đảm đương nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trường. Về qui mô đào tạo: Tổng số sinh viên, học viên đã được đào tạo và tốt nghiệp là: 6.943 thuộc các ngành nghề như: giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học, giáo viên THCS các ngành: Toán; Tin; Lý; Hoá; Sinh; Địa; Mỹ thuật; Âm nhạc; Văn; Sử; Giáo dục công dân; Thể dục - Công tác đội; Anh văn; Trung văn.

Công tác nghiên cứu khoa học: Từ khi thành lập trường đến nay, nhà trường đã triển khi nghiên cứu và nghiệm thu được 140 đề tài cấp khoa; 42 đề tài cấp trường; 30 đề tài cấp dự án đã được Bộ GD& ĐT nghiệm thu.

Mục đích nghiên cứu

Chúng tôi nghiên cứu trên 200 sinh viên thuộc hai khoa: khoa tự nhiên và khoa xã hội trường CĐSP Lào Cai. Ngoài ra chúng tôi còn điều tra trên 30 giảng viên, giáo viên chủ nhiệm, cán bộ quản lý của trường.

Nội dung nghiên cứu

Thu thập, phân tích, hệ thống hoá các vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. - Xây dựng mẫu phiếu điều tra trên cơ sở đó điều tra thăm dò, tham khảo ý kiến của các chuyên gia. - Xây dựng mẫu phiếu điều tra trên cơ sở phiếu điều tra thăm dò ở sinh viên từ đó nghiên cứu ở các cán bộ lãnh đạo của nhà trường, Đoàn thanh niên, các giảng viên trực tiếp tham gia giảng dạy, giáo viên chủ nhiệm lớp về nhận thức, thái độ của sinh viên trước các TNXH trong nhà trường.

- Xây dựng nội dung thử nghiệm sư phạm nhằm khẳng định kết quả nghiên cứu thực trạng nhận thức và thái độ của sinh viên trường CĐSP Lào Cai đối với các TNXH từ đó có biện pháp góp phần nhằm hạn chế, giảm thiểu TNXH trong nhà trường.

Tiêu chí và thang đánh giá

Chẳng hạn nhận thức của sinh viên về mức độ của các TNXH trong trường học, chúng tôi đưa ra 3 mức độ. = 1,5 đến 2,4 sinh viên hiểu biết tương đối đầy đủ và quan tâm đến các tệ nạn xã hội trong trường học. Đối với những câu hỏi yêu cầu sinh viên xếp thứ bậc theo mức độ quan trọng giảm dần chúng tôi tiến hành xử lý theo từng ý một.

Cách cho điểm ở những câu hỏi này như sau: ý nào quan trọng nhất thì cho điểm cao, ý nào ít quan trọng hơn thì cho điểm thấp.

Phương pháp nghiên cứu

Bước 2: Trên cơ sở tổng kết các kết quả khảo sát đã thu được ở bước 1, chúng tôi đã xây dựng hệ thống câu hỏi điều tra chính thức, về cơ bản là câu hỏi đóng (Xem phụ lục) nhằm phát hiện toàn cảnh thực trạng nhận thức của sinh viên trước những TNXH trong học đường, nguyên nhân dẫn đến những tệ nạn đó cũng như hậu quả của nó đối với học sinh, sinh viên. - Cách tiến hành: Khi tổ chức cho sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khoá có lồng ghép các vấn đề về TNXH hoặc các hoạt động cổ động phòng chống TNXH chúng tôi quan sát thái độ của sinh viên thông qua các biểu hiện như: tham gia nhiệt tình hay miễn cưỡng, hào hứng hay không. Phỏng vấn sâu đối với hai sinh viên đó và các sinh viên khác học cùng lớp nhằm tìm hiểu điều kiện sống, hoàn cảnh gia đình, lý lịch trích ngang, tình hình học tập..của họ và các TNXH mà họ mắc phải.

Tính hệ số tương quan R tìm mối tương quan giữa sự tự đánh giá của sinh viên theo khoa, theo giới và mối tương quan giữa đánh giá của cán bộ lãnh đạo, giảng viên, giáo viên chủ nhiệm với đánh giá của sinh viên về các TNXH trong học đường.

Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

Kết quả bảng 6 cho thấy nhìn chung sinh viên nam và sinh viên nữ có sự đánh giá tương đối thống nhất về mức độ thường xuyên của một số các tệ nạn như: tệ nạn cờ bạc chiếm tỉ lệ cao nhất xếp thứ 1, tiếp đến là trộm cắp cùng xếp ở vị trí thứ hai và cá độ bóng đá ở vị trí thứ sáu, cuối cùng là mê tín dị đoan ở vị trí cuối cùng. Có rất nhiều những giọt nước mắt muộn màng sau cánh cửa trại giam và nhiều mảnh đời thương tâm của những đứa trẻ bơ vơ không nơi nương tựa khi bố mẹ chúng vì mắc TNXH mà phạm tội phải vào tù..Nhận thức được điều đó có nghĩa là các em không chỉ hiểu được tác hại của TNXH đối với sinh viên mà còn thể hiện sự hiểu biết về các giá trị, chuẩn mực đạo đức cũng như chuẩn mực luật pháp của các em tương đối tốt. Nhìn chung sinh viên khoa tự nhiên và sinh viên khoa xã hội có đánh giá tương đối thống nhất về tác hại của TNXH, chẳng hạn ý kiến của sinh viên cho rằng TNXH làm suy giảm đạo đức ở khoa tự nhiên là 86,4% thì khoa xã hội là 86,6%, rối loạn trật tự khoa tự nhiên là 52,4% thì khoa xã hội là 52,6.

Điều nàycho thấy nếu nhà trường, Đoàn thanh niên có các hoạt động hấp dẫn sẽ lôi cuốn được họ vào việc tìm hiểu, nâng cao nhận thức về TNXH để tránh cho họ có thái độ thờ ơ với TNXH trong học đường - một vấn đề không còn mới nhưng rất đáng phải suy nghĩ. Đồng thời chúng tôi cũng rút ra được nhận xét rằng những hoạt động phòng chống TNXH trong học đường Cao đẳng đã thu hút được một lượng sinh viên tham gia và phần nào phát huy được về vai trò tuyên truyền về TNXH, giúp cho sinh viên có hiểu biết về vấn đề này. Có 45% sinh viên cho rằng những hoạt động phòng chống TNXH trong học đường là “chán nhưng có ích”.Căn cứ vào kết quả này chúng tôi cho rằng có thể những hoạt động phòng chống TNXH trong trường Cao đẳng sư phạm Lào cai chưa vui và thu hút sinh viên hoặc cũng có thể do bản thân sinh viên không ham thích loại hoạt động này.

Bảng 3: Nhận thức của sinh viên về TNXH trong học đường.
Bảng 3: Nhận thức của sinh viên về TNXH trong học đường.

Nguyên nhân dẫn đến TNXH và các biện pháp phòng tránh

Tuy nhiên có sự khác biệt giữa sinh viên khoa tự nhiên và khoa xã hội, đó là: Sinh viên khoa tự nhiên cho rằng các em có được các thông tin về TNXH từ các hoạt động ngoại khoá nhiều hơn là từ gia đình, bạn bè còn sinh viên khoa xã hội lại cho rằng các em có được những thông tin về vấn đề này từ bạn bè, gia đình nhiều hơn các hoạt động ngoại khoá. Chẳng hạn cả sinh viên nam và sinh viên nữ đều cho rằng họ thu được thông tin về TNXH từ các phương tiện thông tin đại chúng nhiều nhất và cùng xếp nguồn cung cấp thông tin này ở vị trí thứ nhất, tiếp đến còn có điểm chung nữa là sinh viên hai khoa đều cho rằng thông tin thu được về TNXH từ các giờ học trên lớp cùng xếp ở vị trí thứ tư và từ cơ quan y tế xếp ở vị trí thứ năm. Sự khác biệt ở đây cũng giống như sự khác biệt giữa sinh viên khoa tự nhiên và khoa xã hội mà chúng ta vừa đề cập đến, đó là sinh viên nam cho rằng các em có được các thông tin về TNXH từ các hoạt động ngoại khoá nhiều hơn là từ gia đình, bạn bè còn sinh viên nữ lại cho rằng các em có được những thông tin về vấn đề này từ bạn bè, gia đình nhiều hơn các hoạt động ngoại khoá.

Từ những phân tích trên cho thấy các tổ chức đoàn thể, các cơ quan chức năng cần phát huy hơn nữa vai trò của mình trong việc cung cấp các thông tin về TNXH để giúp nâng cao nhận thức cho học sinh, sinh viên bởi lẽ nhận thức đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của mỗi người khi có nhận thức đúng là cơ sở để có thái độ và hành động đúng.

Bảng 24: So sánh ý kiến của sinh viên nam và sinh viên nữ  về nguyên nhân dẫn đến TNXH
Bảng 24: So sánh ý kiến của sinh viên nam và sinh viên nữ về nguyên nhân dẫn đến TNXH

Một số kết quả thử nghiệm tác động nâng cao nhận thức của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Lào Cai về TNXH

Để tìm hiểu nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của kiến thức về TNXH đối với giáo sinh sư phạm chúng tôi sử dụng câu 14 trong phiếu điều tra (xem phụ lục 2): “Những kiến thức về vấn đề tệ nạn xã hội có cần thiết đối với giáo sinh sư phạm không?. Tuy nhiên hình thức mà chúng tôi thử nghiệm phù hợp với sở thích, nguyện vọng của sinh viên nhưng với hình thức này kết quả chưa đáp ứng với yêu cầu của xã hội vậy cần phải tăng cường thêm một số hình thức khác để có thể đào tạo giáo sinh sư phạm trở thành những người giáo viên có khả năng giáo dục phòng chống TNXH sau này. Có được thông tin này về H trong thời gian bắt đầu làm thử nghiệm tác động nhằm giảm thiểu các TNXH trong sinh viên trường CĐSP Lào Cai chúng tôi đã tiếp xúc, gần gũi H rất nhiều, H có phần lảng tránh những cuộc tiếp xúc và trò chuyện một cách dè dặt, miễn cưỡng bởi em sợ người khác đụng vào những điều mà em đang muốn dấu.

Dần dần cùng với tình cảm chân thành của bạn bè, giáo viên chủ nhiệm và sự hiểu biết về tác hại của TNXH đầy đủ hơn qua những lần tham gia các hoạt động thử nghiệm H đã trở về với cuộc sống thực sự của một sinh viên, không đeo những đồ trang sức đắt tiền, quần áo cũng giản dị hơn và đặc biệt là trong thời gian hè vừa qua em đã rất tích cực tham gia hoạt động sinh viên tình nguyện do Đoàn trường CĐSP Lào Cai tổ chức.

Bảng 29: Nhận thức của sinh viên về TNXH trước và sau thực nghiệm
Bảng 29: Nhận thức của sinh viên về TNXH trước và sau thực nghiệm