Giải pháp hoàn thiện đãi ngộ nhân sự tại công ty VNCenter

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

    Từ đó, đề xuất một số giải pháp ĐNNS phù hợp nhằm hoàn thiện công tác ĐNNS tại công ty. - Đối tượng nghiên cứu: Chuyên đề nghiên cứu về công tác đãi ngộ nhân sự tại công ty Công nghệ thông tin VNCenter.  Về nội dung nghiên cứu: Tập trung vào một số chính sách đãi ngộ chính như chính sách tiền lương, tiền thưởng, các chính sách phi tài chính ở công ty Công nghệ thông tin VNCenter.

    Thông tin và số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được tập hợp từ các báo cáo hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính giai đoạn 2020-2022 dùng cho việc phân tích đánh giá tình hình cơ bản của công ty và liên quan đến nội dung nghiên cứu. Phương pháp suy diễn: phương pháp sử dụng lý thuyết khoa học quản trị nguồn nhân lực để nghiên cứu về chính sách đãi ngộ của công ty. Các vấn đề có tính lý luận: Phương pháp tổng hợp được sử dụng để lựa chọn lý thuyết thích hợp về vấn đề nghiên cứu.

    Các cơ sở lý thuyết được tập hợp, lựa chọn từ các tài liệu, giáo trình, tạp chí, các kết quả nghiên cứu đã được công bố liên quan đến đề tài. Phương pháp phân tích tổng hợp được sử dụng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đãi ngộ lao động.

    PHẦN NỘI DUNG

    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÃI NGỘ NHÂN SỰ TRONG DOANH NGHIỆP

    Với cách tiếp cận này, trong quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động đó chính là việc người sử dụng lao động thực hiện các chính sách đảm bảo quyền lợi cho người lao động dựa trên mức độ đóng góp của người lao động đối với DN. Tóm lại, ĐNNS trong nhiều nghiên cứu của các nhà kinh tế học được coi là quá trình chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của người lao động để họ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và qua đó góp phần hoàn thành mục tiêu của DN. Các yếu tố này có thể bị “hao mòn” trong quá trình làm việc, sự mệt mỏi cả về vật chất và tinh thần của cá nhân sẽ làm giảm sức mạnh nguồn nhân lực của DN, vì vậy chúng cần được bù đắp thông qua các hình thức đãi ngộ khác nhau.

    Trong bất kỳ DN nào, người lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cao không có nghĩa là họ sẽ làm việc tốt, gắn bó với công việc, không có nghĩa là hoạt động của DN chắc chắn sẽ tốt, vì những vấn đề này còn phụ thuộc vào nhu cầu và hành động động cơ thúc đẩy cá nhân của họ. Với các hình thức đãi ngộ phi tài chính thông qua công việc và môi trường làm việc, người lao động sẽ có được nhiềm vui và say mê trong công việc là tự nguyện, tự giác và nhiệt tình, phát huy được tính chủ động và sáng tạo…. Đãi ngộ người lao động góp phần quan trọng vào việc duy trì và phát triển nguồn nhân lực cho DN và lớn hơn là nền kinh tế có được lực lượng lao động hùng hậu, đáp ứng nhu cầu về “sức lao động” cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

    Với sự am hiểu sâu sắc về Nhật Bản trong gần 40 năm, GS John Barnett Welfield - chuyên gia nghiên cứu chính sách nhân sự Nhật Bản đã chia sẻ một trong những phương pháp nâng cao năng suất lao động mà các DN Nhật Bản thường ứng dụng là tạo ra môi trường “công việc làm trọn đời”. Nhiệm vụ của cụng tỏc nhõn sự là hiểu rừ những điểm khỏc biệt này để người lao động cảm thấy hài lòng, thỏa mãn và gắn kết với công ty, bởi sự thành công của công ty trên thị trường phụ thuộc rất nhiều con người xets theo nhiều khía cạnh khác nhau.

    Đãi ngộ nhân sự

    NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÃI NGỘ NHÂN SỰ TẠI CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VNCENTER

     Đào tạo và nâng cao năng lực điều hành quản lý, năng lực khoa học kỹ thuật, kỹ năng giao tiếp với khách hàng, … cho cán bộ công nhân viên, hướng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ tốt hơn cho khách hàng.  Duy trì, phát triển tốt mối quan hệ với các đối tác, bạn hàng thân quen, mở rộng hơn nữa mối quan hệ bên ngoài, đặc biệt phải giữ vững niềm tin và sự tín nhiệm của khách hàng với công ty.  Nâng cao hiệu quả sử dụng NNL hiện tại, đồng thời thu hút những LĐ giỏi bên ngoài về làm việc cho công ty nhằm duy trì NNL chất lượng cao, đáp ứng các yêu cầu phát triển của công ty.

    Nhận thấy được tầm quan trọng của đói ngộ lao động, công ty cần phải lên kế hoạch cho mình dần dần hoàn thiện các chính sách đãi ngộ và thực thi chính sách cho đảm bảo tính kịp thời, công bằng, khách quan, công khai của chính sách. Bởi vì, công ty ngày càng phát triển và ngày nay sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là vô cùng gay gắt, việc có được và giữ chân được nhân tài là vấn đề thiết yếu, bởi vì họ chính là những thành viên cốt cán, là nòng cột của công ty. Các công việc và vị trí có trách nhiệm và độ phức tạp trong thực hiện các nhiệm vụ tương tự như nhau, đòi hỏi kỹ năng, trình độ và kinh nghiệm tương tự nhau cần nhận được các hình thức đãi ngộ tương tự.

    Thực hiện triển khai nguyên tắc công bằng, bình đẳng trong doanh nghiệp, các nhà quản trị phải thông báo tất cả các vấn đề, các quy tắc, chính sách trên bảng thông báo của cụng ty hoặc trờn trang thụng tin điện tử của cụng ty để mọi người đều biết rừ. - Cần sớm xây dựng và công khai kế hoạch luân chuyển nhân sự ( tiêu chí, đối tượng, và thời gian thực hiện) đến toàn thể NLĐ, đề NLĐ có sự chuẩn bị đẩy đủ về kiến thức, kỹ năng và tâm lý,. Bổ sung các tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc, nhiệm vụ tương ứng vào bản mụ tả cụng việc để NLĐ thoe dừi được khối lượng, chất lượng, tiến độ cụng việc đang thực hiện và tự đánh giá được kết quả của cá nhân so với yêu cầu tiêu chuẩn công việc (KPI).

    Một bản mụ tả cụng việc tốt ngoài việc quy định rừ chức năng, nhiệm vụ ở mỗi vị trí công việc có tác dụng hướng dẫn thực hiện công việc NLĐ đồng thời còn hỗ trợ cho công tác tự đánh giá, và đánh giá kết quả thực hiện công việc và làm căn cứ quan trọng trong việc bố trí nhân sự (lựa chọn các cá nhân có khả năng đáp ứng yêu cầu công việc một cách chính xác nhất). Để thực hiện tốt được hoạt động sản xuất kinh doanh công ty cần xem xét lại chiến lược và chính sách kinh doanh của mình, đưa ra những chiến lược và chính sách phù hợp với điều kiện thực tế, với nhu cầu và tình hình thị trường hiện tại cũng như khả năng tài chính của công ty. Đối với các nhân sự nằm trong quy hoạch, đặc biệt là đối với các nhân sự được quy hoạch vào cấp quản lý cần tổ chức quản lý tốt công tác đào tạo để LD được quy hoạch sớm đáp ứng các TCCD trong quy hoạch, góp phần nâng cao hiệu qua đào tạo.

    Biên soạn, phổ biến các số tay, video clips hướng dẫn công việc, tài liệu đào tạo nội bộ để từng bước chuẩn hóa, nâng cao hiệu quả đào tạo; tạo sự thống nhất trong cách hiểu, cách làm nhằm nâng cao NSLĐ, đặc biệt là đội ngũ LĐTT và nhân viên nghiệp vụ. Đổi mới công tác đánh giá hiệu quả đào tạo, theo hướng tăng cường sử dụng các tiêu chỉ định lượng, hướng vào việc thay đổi kết quả công việc trước và sau đào tạo của người LĐ, tác động đến hiệu quả SXKD của Công ty như thế nào?, hạn chế việc thống kê (tổ chức bao nhiêu khóa, bao nhiêu lớp,. Khi đó sẽ thúc đẩy người lao động làm việc hết mình cho sự thành công của doanh nghiệp, tạo dựng một môi trường làm việc thân thiện, lành mạnh, giúp họ gắn bó lâu dài và yêu công việc của mình hơn.

    Bảng 3-8: Hệ số thành tích
    Bảng 3-8: Hệ số thành tích