MỤC LỤC
Do chứng từ kế toán vừa là căn cứ pháp lý để tiến hành ghi chép nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ sách kế toán vừa là phương tiện để phản ánh và kiểm tra các nghiệp vụ trong đơn vị nên đơn vị đã xây dựng được một hệ thống chứng từ theo quy định của Nhà nước từ quá trình lập dự toán, tiếp nhận kinh phí, sử dụng kinh phí đến khâu quyết toán. Theo đó chứng từ kế toán gồm bốn chỉ tiêu:. *Chỉ tiêu lao động tiền lương. *Chỉ tiêu vật tư. *Chỉ tiêu tiền tệ. *Chỉ tiêu tài sản cố định. Danh mục biểu mẫu chứng từ mà bệnh viện đang sử dụng : S. TT TÊN CHỨNG TỪ SỐ HIỆU. LOẠI CHỨNG TỪ KẾ TOÁN. I Chỉ tiêu lao động tiền lương. 5 Bảng thanh toán thu nhập tăng thêm. 9 Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ. 10 Bảng kê trích nộp các khoản theo lương. II Chỉ tiêu vật tư. 3 Giấy báo hỏng, mất công cụ, dụng cụ. 4 Biên bản kiểm kê vật tư,CC, sản phẩm, hàng hoá. 5 Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá. III Chỉ tiêu tiền tệ. cho đồng Việt Nam). Ngoài ra thông báo phê duyệt thẩm tra dự toán năm của Sở Tài Chính và quyết định phân bổ dự toán của đơn vị cũng là những căn cứ dùng để hạch toán nguồn kinh phí hoạt động. Hàng tháng kế toán tính toán các khoản chi như bảng tính tiền lương, tiền trực và các khoản phụ cấp ..sau đó lập giấy chuyển khoản tiền lương và phụ cấp lương, lập giấy rút dự toán chi về chi các khoản chi bằng tiền mặt.
Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, theo sự phân công công việc của lãnh đạo, kế toán phần hành lập chứng từ kế toán hoặc tiếp nhận chứng từ kế toán từ bên ngoài thuộc lãnh vực mà mình phụ trách. - Sau khi chứng từ kế toán đã được lập, kế toán phần hành thực hiện kiểm tra chứng từ kế toán về tính hợp pháp và hợp lý nhằm đảm bảo tính chính xác của thông tin ghi trên chứng từ. - Chứng từ kế toán sau khi đã được ký duyệt sẽ được phân loại theo nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên chứng từ, theo tính chất khoản thu chi như chứng từ.
Hàng tháng, kế toán thanh toán lập các chứng từ quy định như Giấy rút dự toán ngân sách kiêm lĩnh tiền mặt, chuyển khoản, cấp séc bảo chi kèm Bảng kê chứng từ thanh toán cùng với các chứng từ gốc ra kho bạc Nhà nước làm thủ tục chuẩn bị chi các khoản chi cho đơn vị. Khi phát sinh các khoản thu, căn cứ vào các chứng từ liên quan như biên lai thu tiền, phiếu thu …, kế toán thanh toán hạch toán vào Có tài khoản 511, chi tiết từng nguồn thu và nghi Nợ tài khoản liên quan. Sau khi trừ % của các khoản chi trực tiếp cho công tác thu, trích % nộp lên cơ quan cấp trên, số còn lại là chênh lệch giữa Bên Nợ và bên Có của tài khoản 511, chi tiết từng nguồn thu, hạch toán bổ sung nguồn kinh phí.
Các khoản chi hoạt động này đều được đơn vị lập các chứng từ kế toán cần thiết như: phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tạm ứng… đảm bảo đúng thủ tục, đúng định mức chế độ của Nhà nước và Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị , từ đó kế toán làm căn cứ ghi sổ kế לtoán.
Hàng năm, đơn vị lập Báo cáo theo quy định của Bộ tài chính bao gồm hai loại báo cáo : “Báo cáo tài chính theo chế độ kế toán và báo cáo quyết toán ngân sách năm phản ánh tình hình sử dụng kinh phí ngân sách và nguồn thu sự nghiệp theo mục lục ngân sách Nhà nước”. Danh mục báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách năm là: “Bảng cân đối kế toán, báo cáo tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng, bảng đối chiếu dự toán kinh phí ngân sách tại kho bạc Nhà nước, báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động, báo cáo tổng hợp quyết toán ngân sách và nguồn khác. Ngoài ra, định kỳ hàng quý đơn vị lập báo cáo bảng đối chiếu dự toán kinh phí ngân sách tại kho bạc Nhà nước, bảng đối chiếu tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng kinh phí ngân sách tại kho bạc Nhà nước cho kho bạc.
Hàng tháng đơn vị tiến hành kiểm kê quỹ tiền mặt, sau đó lập biên bản kiểm kê quỹ, hàng năm phải lập báo cáo phân tích tình hình sử dụng nguồn kinh phí.
Sau khi kết thúc năm tài chính đơn vị lập báo cáo quyết toán thu chi. Quyết toán thu phải tổng hợp chung vào quyết toán Ngân sách Nhà nước hàng năm (ghi ở mục nguồn kinh phí khác).
Hệ thống sổ sỏch kế toỏn được sử dụng hiện nay là khỏ phự hợp, việc theo dừi đối chiếu giữa các sổ được thực hiện đều đặn, định kỳ. Hàng năm, đơn vị cũng chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nghiệp vụ bằng việc khuyến khích nhân viên tham gia các khoá bồi dưỡng, đào tạo, cập nhật các chính sách cơ chế mới. Bộ máy kế toán được tổ chức tương đối phù hợp với yêu cầu công việc, bộ máy kế toán tổ chức theo mô hình tập trung phù hợp với hoạt động kế toán bệnh viện, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tin học hoá công tác kế toán.
Bệnh viện đã vận dụng linh hoạt hệ thống tài khoản và báo cáo tài chính phù hợp với mô hình hoạt động của đơn vị, hệ thống tài khoản về cơ bản được sử dụng đúng theo quy định của Bộ Tài Chính, phục vụ cho công tác quản lý của đơn vị.
Cách phân loại về nguồn thu sự nghiệp tại đơn vị hiện nay là chưa phù hợp với thông tư 71/2006/TT-BTC về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ- CP, theo cách phân loại của Thông tư này thì nguồn thu sự nghiệp bao gồm cả lãi tiền gửi ngân hàng, thanh lý nhượng bán TSCĐ … chứ không chỉ đơn thuần là phần được để lại từ số thu phí, lệ phí cho đơn vị sử dụng. - Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán: Đơn vị mới dừng lại ở việc lập báo cáo tài chính theo quy định của Nhà nước, hệ thống báo cáo quản trị của đơn vị chưa được coi trọng vì vậy gây hạn chế trong việc cung cấp thông tin cho hoạt động quản lý của đơn vị. Hiện nay, do quan niệm về chi tiêu Ngân sách Nhà nước nên việc thu hồi chứng từ quyết toán chậm, thường đến 31/3 năm sau mới khoá sổ kế toán năm trước, vì vậy việc hạch toán bị rườm rà, dễ sai sót và dẫn đến việc nộp báo cáo tài chính muộn.
Việc kiểm tra nội bộ không có, điều này làm cho công tác quản lý, hoạch định chính sách của các nhà quản lý khó khăn hơn, đồng thời việc quản lý tài chính nội bộ không được giám sát, không biết có chính xác hay không, hạn chế khả năng tự kiểm tra, giám sát trong nội bộ.
Hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với tình hình thực tế tại bệnh viện về chế độ thu chi, tiêu chuẩn định mức các nguồn thu, các khoản chi phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị , tăng cường công tác quản lý và sử dụng kinh phí có hiệu quả, tiết kiệm để nâng cao đời sống cán bộ viên chức lao động. Nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên phiếu thu, chi được lập phải tổng quát được nội dung của chứng từ gốc kèm theo, chỉ tiêu định khoản kế toán trên một số chứng từ thu, chi cần được thực hiện , một số yếu tố như ngày tháng , số hiệu của một số chứng từ gốc cần điền đầy đủ. Bên cạnh việc sử dụng hợp lí các chứng từ kế toán cần phải xây dựng quy trình luân chuyển chứng từ một cách hợp ký và khoa học, từ đó gắn được trách nhiệm cá nhân ở mỗi khâu trong chu trình luân chuyển chứng từ, tránh tình trạng chồng chéo và tồn đọng chứng từ.
Trước mắt, cần có kế hoạch xây dụng kiểm tra kế toán nội bộ, trong đó phải xây dựng hình thức kiểm tra, xỏc định rừ người chịu trỏch nhiệm khi kiểm tra ở từng khõu, đối tượng nội dung kiểm tra, thời gian kiểm tra, địa điểm kiểm tra và về lâu dài, cần có phòng kiểm tra nội bộ giỳp cỏc nhà quản lý kiểm tra được rừ hơn tỡnh hỡnh của đơn vị, kịp thời điều chỉnh những sai sót trong quản lý tài chính.